Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Ứng dụng hiệp ước Basel II trong quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Luận văn thạc sĩ (Trang 82)

2. DANH MỤC BIỂU ĐỒ

3.1.3.2Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Mục tiêu: đáp ứng nhu cầu nhân lực, đảm bảo chuyên môn giỏi phù hợp với quá trình xây dựng và áp dụng hệ thống QTRR hiện đại.

Biện pháp:

Tránh để xảy ra tình trạng “chảy máu chất xám” đồng thời nâng cao đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm của cán bộ ngân hàng. ACB cần phải quan tâm hơn về

nhận lực và đào tạo nhân lực:

Thứ nhất, tập trung xây dựng, phát triển công tác đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực, xây dựng quy chuẩn cán bộ từ cán bộ quản lý để cán bộ nghiệp vụ có đầy đủ năng lực, phẩm chất nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển và phù hợp với chuẩn mực quốc tế; sắp xếp và hợp lý hoá lực lượng lao động ở Hội sở và chi nhánh cho phù hợp mô hình tổ chức mới, cơ chế quản lý mới.

Thứ hai, hoàn thiện hệ thống quy trình, chính sách quản lý lao động đi đôi với xây dựng môi trường làm việc thân thiện, lành mạnh và cơ chế khuyến khích bằng vật chất và cơ hội nghề nghiệp nhằm đảm bảo thu hút lực lượng cán bộ giỏi theo hướng thu nhập bình quân không thấp hơn thu nhập bình quân ngành.

Thứ ba, thực hiện quản lý cán bộ theo khối lượng và chất lượng công việc chuyên môn được giao, thực hiện cơ chế đãi ngộ cán bộ theo năng lực thực tế, vị trí công tác và mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao. Cơ chế đãi ngộ, khen thưởng cùng với các biện pháp khuyến khích phi vật chất sẽ trở thành động lực thúc đẩy các đơn vị, cá nhân nâng cao trình độ, phát huy lòng nhiệt tình, cống hiến trí tuệ và năng lực, nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc và gắn bó lâu dài với ACB.

Thứ tư, xây dựng cơ chế thi tuyển chức danh đối với vị trí quản lý, lãnh đạo; bố trí lao động phù hợp năng lực cán bộ, vị trí và tính chất công việc.

Thứ năm, ACB cần quan tâm đúng mức việc đào tạo từ cơ bản đến chuyên sâu về từng nghiệp vụ cụ thể, từng đối tượng khách hàng có đặc điểm đặc thù về sản xuất kinh doanh cụ thể.

Thứ sáu, quan tâm hơn nữa đến việc đào tạo tại Trung tâm đào tạo của ACB: o Các tài liệu giảng dạy cần được cập nhật thường xuyên, chính xác và mang

tính thực tiễn cao. Các cán bộ có kinh nghiệm, biên soạn và cập nhật giáo trình giảng dạy mang tính thực tiễn.

o Có thể tổ chức thêm các lớp đào tạo nghiệp vụ tín dụng ngoài giờ làm việc để thuận tiện cho việc chuyển đổi vị trí giữa các nhân viên mà không có thời gian để tham dự các lớp học. Tránh tình trạng nhân viên làm việc tại một chức danh nào đó khi chưa được đào tạo những kiến thức cần thiết, đặc biệt

là trong hoạt động tín dụng.

o Đội ngũ giảng dạy là những người có kinh nghiệm thực tế, đã từng công tác tại vị trí giảng dạy nhiều năm, thường xuyên theo sát lớp học tránh tình trạng giảng dạy nội dung không đúng yêu cầu của ACB.

o Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề, trao đổi về các tình huống tín dụng đã xảy ra để rút kinh nghiệm chung, phải liên kết, tổ chức các khóa đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao trình độ. Nếu chưa gửi người đi đào tạo kịp thời thì có thể đào tạo tại chỗ, các giảng viên là các lãnh đạo phòng hay các chuyên viên có kinh nghiệm. Và ACB cũng cần mở các lớp học bồi dưỡng về ngoại ngữ nhằm rèn luyện và nâng cao khả năng ngoại ngữ để phục vụ cho nhóm khách hàng có vốn đầu tư nước ngoài.

Một phần của tài liệu Ứng dụng hiệp ước Basel II trong quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Luận văn thạc sĩ (Trang 82)