Hoạt động thanh tra giám sát

Một phần của tài liệu Ứng dụng hiệp ước Basel II trong quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Luận văn thạc sĩ (Trang 46)

2. DANH MỤC BIỂU ĐỒ

2.2.2 Hoạt động thanh tra giám sát

Để hòa nhập với xu hướng mở cửa cùng với những yêu cầu nghiêm ngặt của thị trường thế giới, NHNN với vai trò lãnh đạo hệ thống NH đã và đang có những bước chuẩn bị để xây dựng mô hình Ngân hàng trung ương thể hiện rõ nhất tính độc lập phù hợp với những chuẩn mực và thông lệ tốt nhất đã và đang được áp dụng ở nhiều nước. Bằng việc thực hiện các mục tiêu hàng đầu như:

Xây dựng khung pháp lý và thiết lập cơ quan Thanh tra giám sát NH nhằm hướng tới một mô hình cơ quan thanh tra giám sát độc lập, bao gồm đầy đủ nhất về chức năng thẩm quyền và cơ chế hoạt động.

Xây dựng văn bản pháp quy, xây dựng cơ chế. Thực hiện việc xử phạt, kiến nghị xử lý đều được giao cho cơ quan Thanh tra giám sát.

Thực hiện thanh tra giám sát, chủ yếu là thanh tra trên cơ sở rủi ro theo một hệ thống thông lệ tốt nhất (chứ không phải là thanh tra tuân thủ như thông lệ của các bộ, ngành khác). Đảm bảo sự hoạt động an toàn có hiệu quả của hệ thống các tổ chức tín dụng trong nền kinh tế.

NHNN thành lập Cơ quan thanh tra giám sát NH kể từ ngày 30/7/2009 theo Quyết định 83/2009/QĐ-TTg để thực hiện các mục tiêu đã đề ra như trên. Tuy nhiên, do mới thành lập hoạt động công tác thanh tra, giám sát các tổ chức tài chính vẫn còn nhiều bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu của Trụ cột II trong Basel II: Bộ máy giám sát chưa xây dựng đồng bộ, hiệu quả, phân tán và chồng chéo trong việc kiểm tra giám sát; Quy chế giám sát còn chưa phù hợp với thông lệ quốc tế; năng lực của cán bộ giám sát còn hạn chế, tình trạng tham ô còn nhiều lỗ hổng lớn trong quy định

giám sát; Hệ thống pháp luật còn nhiều thiếu sót chưa có quy định cụ thể và rõ ràng, chưa đáp ứng được với sự thay đổi mạnh mẽ của nền kinh tế.

Các trụ cột của Basel II có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, nên việc áp dụng các qui định của Basel II cần được tiến hành trong mối liên hệ với những trụ cột khác. Điều này đòi hỏi phải có nỗ lực chung của các ngân hàng thương mại (nâng cao khả năng quản trị kinh doanh, kiểm soát nội bộ) và kiểm soát vĩ mô từ NHNN trong đó hoạt động của cơ quan Thanh tra giám sát giữ vai trò chủ đạo.

Một phần của tài liệu Ứng dụng hiệp ước Basel II trong quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Luận văn thạc sĩ (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)