Thực trạng ứng dụng Basel trong hệ thống ngân hàng Việt Nam

Một phần của tài liệu Ứng dụng hiệp ước Basel II trong quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Luận văn thạc sĩ (Trang 40)

2. DANH MỤC BIỂU ĐỒ

2.2 Thực trạng ứng dụng Basel trong hệ thống ngân hàng Việt Nam

Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập và phát triển vào nền kinh tế đa dạng của thế giới thì hệ thống ngân hàng của Việt Nam cũng tiềm ẩn đầy rủi ro. Để có thể tham gia vào thị trường thế giới và giảm thiểu rủi ro, Ngân hàng nhà nước Việt Nam và các tổ chức tín dụng Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc hoàn thiện hệ thống pháp lý về tiền tệ và hoạt động ngân hàng cũng như nâng cao năng lực quản trị điều hành, đặc biệt là năng lực quản trị rủi ro của các ngân hàng tiến dần từng bước đến các thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Theo đó, việc từng bước áp dụng các chuẩn mực của Basel II được đặc biệt chú trọng, nhất là sau cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu thời gian qua. Ứng dụng Basel II với nhiều tiêu chí và quy định phức tạp đòi hỏi các quốc gia khi áp dụng cần phải có kỹ thuật và chi phí lớn. Hệ thống Ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn phát triển ban đầu nên việc ứng dụng Basel II lại càng gặp nhiều khó khăn và phức tạp. Các ngân hàng có thể tự xác định được thực trạng rủi ro hoạt động theo từng lĩnh vực kinh

doanh và xác định thế mạnh của ngân hàng trong từng lĩnh vực kinh doanh để định hướng hoạt động ngân hàng, từng bước áp dụng các chẩn mực Basel II.

Đối với hệ thống Ngân hàng Thương Mại Việt Nam, theo nhận định chung của các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, hiện nay Việt Nam vẫn đang ở những bước đầu tiên trong quá trình áp dụng những chuẩn mực quốc tế vào việc xây dựng một hệ thống an toàn, giảm thiểu rủi ro trong quá trình hoạt động.

Theo kết quả khảo sát hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam do Công ty tư vấn Ernst & Young thực hiện năm 2006 để đánh giá mức độ tuân thủ các nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng của Ủy ban Basel, có 9/25 nguyên tắc phần lớn không tuân thủ, 1/25 nguyên tắc tuân thủ, 2/25 nguyên tắc không thực hiện phần lớn và 3/25 nguyên tắc không áp dụng. Trong đó, hầu hết các nguyên tắc liên quan đến điều kiện tiên quyết bảo đảm giám sát ngân hàng hữu hiệu (mục tiêu, nhiệm vụ, tính độc lập, khung pháp lý, quyền lực, hệ thống thông tin của cơ quan giám sát ngân hàng), cấp phép và chấp thuận thay đổi cấu trúc ngân hàng, các quy định an toàn hoạt động, phương pháp giám sát ngân hàng liên tục được đánh giá không tuân thủ.

Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay đang áp dụng theo phương pháp đánh giá rủi ro tín dụng dựa trên Hiệp ước Basel I. Nhờ những quy định từ hiệp ước này, các ngân hàng có cơ sở để đánh giá tương đối về mức độ rủi ro cũng như tính toán được yêu cầu vốn tối thiểu đối phó rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó, hoạt động thanh tra, giám sát của Ngân hàng nhà nước đang đặt mục tiêu sẽ vận dụng đẩy đủ các quy tắc giám sát của Basel I trước năm 2010. Điều này chứng tỏ cơ quan giám sát và các ngân hàng trong hệ thống NHTM VN luôn ý thức được tầm quan trọng của việc điều chỉnh hoạt động theo Hiệp ước quốc tế Basel.

Đề án phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ban hành kèm theo Quyết định 112/2006/QĐ-TTg ngày 24 tháng 5 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra lộ trình xây dựng khung pháp lý quan trọng cho hoạt động ngân hàng như xây dựng Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (mới), Luật các Tổ chức tín dụng (mới), Luật Bảo hiểm tiền gửi, Luật Giám sát an toàn hoạt động ngân hàng. Trong quá trình đổi mới hệ thống ngân hàng và hoạt động

giám sát, Việt Nam cần nghiên cứu các quy trình, chuẩn mực quốc tế (Bộ các nguyên tắc Basel là một trong số đó) để hoạt động giám sát thực sự là chốt chặn an toàn cho nền kinh tế)

Tăng trưởng bình quân tín dụng (%/năm) 18-20

Tỷ lệ an toàn vốn đến năm 2010 (%) Không dưới 8 Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ đến năm 2010 (%) Dưới 5

Nợ xấu được xác định theo tiêu chuẩn phân loại nợ của Việt Nam, phù hợp với thông lệ quốc tế

Chuẩn mực giám sát ngân hàng đến năm 2010

Chuẩn mực quốc tế Basel I, hướng đến việc ban hành Luật Giám sát an toàn hoạt động

(Nguồn: Theo Quyết định 112/2006/QĐ-TTg)

Trong quá trình đổi mới hệ thống NH và hoạt động giám sát, Việt Nam cần nghiên cứu các quy trình, chuẩn mực quốc tế (Các nguyên tắc Basel là một trong số đó) để hoạt động giám sát thực sự là chốt chặn an toàn cho nền kinh tế.

Như vậy hệ thống NH Việt Nam sẽ phải chuẩn bị một thời gian trước khi áp dụng các chuẩn mực của Basel II, điều này hoàn toàn phù hợp với cấu trúc và phương hướng phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên Basel II đã ảnh hưởng lớn đến các NHTM Việt Nam, nhất là yêu cầu về quản lý rủi ro: sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, bao gồm các qui trình, thủ tục và công nghệ thông tin để đánh giá khách hàng với mức độ rủi ro tín dụng khác nhau. Ngoài ra, Basel II đã có ảnh hưởng lớn trong việc nâng cao năng lực quản trị điều hành, nhất là năng lực quản lý rủi ro. Bên cạnh việc tuân thủ các quy định bắt buộc của NHNN, các NH cũng đang rất nỗ lực để hoàn thiện hơn nữa hệ thống QTRR của mình cho phù hợp với điều kiện cụ thể và từng bước tiếp cận với các chuẩn mực của Basel II.

Một phần của tài liệu Ứng dụng hiệp ước Basel II trong quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Luận văn thạc sĩ (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)