Nền tảng pháp lý chưa đảm bảo

Một phần của tài liệu Ứng dụng hiệp ước Basel II trong quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Luận văn thạc sĩ (Trang 70)

2. DANH MỤC BIỂU ĐỒ

2.4.2.5 Nền tảng pháp lý chưa đảm bảo

Hiện nay, các NH Việt Nam đang bối rối trong việc thực hiện theo các chuẩn mực kế toán của Việt Nam (VAS) và các chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS). Khi thực hiện báo cáo theo hai chuẩn mực này hoặc thuê các tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập trong nước và ngoài nước đánh giá thì kết quả là rất khác biệt. Nên các ngân hàng hiện nay có xu hướng xây dựng cho mình 2 báo cáo để đảm bảo việc kiểm tra giám sát và theo dõi các chuẩn mực mà ngân hàng đang áp dụng. Điều này gây ra sự lãng phí lớn, Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển và hội nhập với nền kinh tế thế giới cần phải xây dựng một chuẩn mực phù hợp với yêu cầu chung vừa đáp ứng được việc áp dụng thông lệ quốc tế vừa phù hợp với tình hình Việt Nam.

Theo quy định trong Basel II, các NH được lựa chọn một trong ba phương pháp đánh giá rủi ro tín dụng và tính toán tỷ lệ an toàn vốn theo từng phương pháp với sự đồng ý của cơ quan giám sát và phù hợp với năng lực hiện tại của từng ngân hàng. Trên thực tế, ở Việt Nam hiện nay chưa có một văn bản nào hướng dẫn về việc thực hiện một trong ba phương pháp này.

chéo, bất cập nên đã ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng, còn chưa thống nhất, xuyên suốt. Trong điều kiện pháp luật vừa thiếu, vừa không đồng bộ, quy định không rõ ràng, công tác phổ biến còn nhiều bất cập, do vậy mỗi người hiểu và vận dụng một cách khác nhau dẫn đến nhiều khó khăn trong thực hiện.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

QTRR là rất quan trọng để đảm bảo đảm bảo sự ổn định, phát triển và mở rộng của bất kỳ một nền kinh tế nào trên thế giới trong quá trình hội nhập. Việt Nam cũng không ngoại lệ, cần nâng cao khả năng chống đỡ rủi ro thông qua việc xác định nhu cầu vốn phù hợp với nhiều loại rủi ro khác ngoài rủi ro tín dụng như rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường. Muốn làm được điều này, cần thiết phải nghiên cứu các tư tưởng cơ bản của Basel II để có thể vận dụng một cách đơn giản, giảm bớt các tính toán phức tạp nhưng vẫn hiệu quả và phù hợp cho hệ thống ngân hàng VN.

Thực trạng hiện tại ACB nói riêng cũng như hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung vẫn đang áp dụng chuẩn mực đánh giá rủi ro theo Basel I chủ yếu là đánh giá rủi ro tín dụng như quy định về tỷ lệ an toàn vốn chủ yếu dựa trên tài sản có rủi ro, chưa dựa vào xếp hạng tín dụng. Hoạt động thanh tra giám sát và minh bạch thông tin và hệ thống văn bản pháp luật, cũng đã và đang được chính phủ, NHNN và ACB quan tâm, chú trọng để tuân thủ theo những quy định quốc tế nhằm đảm bảo hoạt động ổn định và phát triển bền vững.

Bên cạnh đó ACB vẫn còn nhiều hạn chế trong hệ thống công nghệ thông tin và cơ sở hạ tầng tài chính để đáp ứng các yêu cầu đặt ra của Basel II – đây có thể nói là vấn đề chung của các nền kinh tế đang phát triển. Ngoài ra, nguồn nhân lực có chuyên môn vững và trình độ cao cũng là một vấn đề lớn để đảm bảo cho việc vận hành hệ thống QTRR.

Chương 3

GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG HIỆP ƯỚC

BASEL II TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI ACB

Một phần của tài liệu Ứng dụng hiệp ước Basel II trong quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Luận văn thạc sĩ (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)