Sự cần thiết chuyển đổi áp dụng Basel II

Một phần của tài liệu Ứng dụng hiệp ước Basel II trong quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Luận văn thạc sĩ (Trang 38)

2. DANH MỤC BIỂU ĐỒ

2.1 Sự cần thiết chuyển đổi áp dụng Basel II

Một số lí do sau để cho thấy sự cần thiết của việc ứng dụng Basel trong quản trị rủi ro ngân hàng, đó là:

Ngân hàng là một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế vì vậy quản trị rủi ro ngân hàng là cần thiết để đảm bảo sự an toàn và ổn định. Trong khi đó đặc thù hoạt động ngân hàng là vấn đề rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá… rất phổ biến, nhạy cảm và dễ lan truyền. Các ngân hàng truyền thống đang mở rộng các hoạt động để trở thành các ngân hàng toàn cầu. Các ngân hàng này thường kết hợp hoạt động của ngân hàng truyền thống và ngân hàng đầu tư và bị lôi cuốn hoàn toàn vào hoạt động của thị trường tài chính. Họ thường thu hút hầu hết số vốn của họ bằng cách bán những chứng khoán nợ ngắn hạn có giá trị cố định (các khoản tiền gửi). Trong số đó rất nhiều khoản tiền gửi bao gồm quyền đòi hoàn trả của người gửi tiền theo nguyên tắc ngang giá vào bất kỳ thời điểm nào (có tính thanh khoản cao). Ngân hàng lại đầu tư số vốn họ huy động được vào các loại chứng khoán, thường không có giá trị cố định và không bao gồm các quyền đòi hoàn trả của ngân hàng theo nguyên tắc ngang giá vào bất kỳ thời điểm nào (tính thanh khoản của các khoản đầu tư này không cao). Như vậy, ngân hàng phải gánh chịu rủi ro khi giá trị thị trường của các tài sản của họ có thể giảm xuống bằng hoặc thấp hơn giá trị các khoản nợ tiền gửi của ngân hàng đối với người gửi tiền do những thay đổi không mong đợi từ tỉ lệ lãi suất, vỡ nợ, tỉ giá hối đoái, thay đổi về quy chế... Điều này cho thấy ngày nay các ngân hàng hoạt động trên một lĩnh vực rộng lớn hơn không chỉ đơn thuần là trên 1 quốc gia mà là trên toàn thế giới. Để

giám sát và quản lý các loại rủi ro nêu trên, các ngân hàng cần áp dụng một hệ thống chung các quy định và chuẩn mực nhất định của thế giới cho các hoạt động của mình.

Áp dụng chuẩn mực theo yêu cầu của quốc tế giúp các ngân hàng dễ dàng so sánh và đánh giá khách quan về điểm mạnh và yếu để kịp thời nâng cao năng lực cạnh tranh và khắc phục những điểm yếu. Điều này giúp các ngân hàng phát triển bền vững hơn và mang lại nhiều cơ hội cho các ngân hàng.

Bên cạnh đó khi các ngân hàng đã tiến hành áp dụng chuẩn mực chung của thế giới và quốc tế hóa chuẩn mực kế toán thì việc các ngân hàng nhỏ lẻ muốn sát nhập để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình sẽ dễ dàng thực hiện hơn, các bước chuẩn bị sẽ đơn giản hơn và ít tốn chi phí hơn trong việc kiểm toán và kiểm tra số liệu, kết quả thẩm định của công tác định giá trong quá trình xác nhập được hợp lý hơn.

Khủng hoảng ngân hàng đã không ít lần xuất hiện trong lịch sử với tần xuất ngày càng tăng. Gần đây nhất là cuộc khủng hoảng ngân hàng xảy ra năm 2008, xuất phát từ hoạt động cho vay dưới tiêu chuẩn của các ngân hàng Mỹ dẫn đến cuộc khủng hoảng và suy thoái toàn cầu lan rộng trên toàn cầu, ảnh hưởng tới hầu hết các nền kinh tế trên thế giới và hậu quả của nó cho đến nay vẫn chưa đánh giá được một cách đầy đủ.

Từ những lý do trên, Hiệp ước Basel II đặt ra những trụ cột cơ bản về yêu cầu vốn tối thiểu, quy trình đánh giá hoạt động thanh tra, giám sát và tính kỷ luật của thị trường. Quá trình hội nhập hệ thống tài chính – ngân hàng quốc tế đặt ra yêu cầu cần thiết phải nâng cao tính minh bạch thông tin nhằm kiểm soát rủi ro trong hệ thống ngân hàng:

- Sử dụng vốn một cách tiềm năng để bù đắp rủi ro - Quản lý kinh doanh hiệu quả hơn

- Quản lý vốn hiệu quả hơn

- Nâng cao lợi nhuận trên vốn – một biện pháp quản lý chủ yếu.

ngân hàng là một trong những mục tiêu quản trị rủi ro quan trọng hàng đầu đối với các ngân hàng trên thế giới, Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới và đặc biệt là việc gia nhập WTO, để đảm bảo an toàn hoạt động, ngăn chặn, phòng ngừa rủi ro và đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững của các ngân hàng Việt Nam thì việc xây dựng mô hình quản trị rủi ro hiệu quả tuân thủ các chuẩn mực và yêu cầu quốc tế là cần thiết và có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Bên cạnh đó, khi tuân thủ các chuẩn mực quốc tế còn giúp các ngân hàng Việt Nam xây dựng một hệ thống thanh tra giám sát hiệu quả, hỗ trợ việc phát triển thị trường tài chính, phát triển hoạt động ngân hàng vững mạnh, nâng cao khả năng cạnh tranh, gia tăng giá trị cho các tổ chức tín dụng.

Để thực hiện tốt điều này, các NHTM phải có chiến lược rõ ràng trong việc nâng cao nhận thức, lý luận về nguyên tắc, phương pháp quản trị rủi ro để nhận biết, đo lường, dự báo, kiểm soát rủi ro hiệu quả, đồng thời có chiến lược xây dựng mô hình quản trị rủi ro rõ ràng, hữu ích , thống nhất, phù hợp với thực tiễn hoạt động của từng ngân hàng.

Một phần của tài liệu Ứng dụng hiệp ước Basel II trong quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Luận văn thạc sĩ (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)