Tình hình ứng dụng Hiệp ước Basel II vào ACB

Một phần của tài liệu Ứng dụng hiệp ước Basel II trong quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Luận văn thạc sĩ (Trang 48)

2. DANH MỤC BIỂU ĐỒ

2.3 Tình hình ứng dụng Hiệp ước Basel II vào ACB

2.3.1 Tình hình hoạt động của ACB

Trong 17 năm hoạt động, ACB luôn giữ vững sự tăng trưởng mạnh mẽ và ổn định về quy mô tổng tài sản, vốn huy động, dư nợ cho vay và lợi nhuận, ACB được

đánh giá là một trong những ngân hàng dẫn đầu về dịch vụ khách hàng. Ngoài ra, trong khối ngân hàng thương mại cổ phần, ACB là ngân hàng có tổng tài sản và vốn huy động lớn nhất, cơ cấu tài sản an toàn và tốc độ tăng trưởng nhanh. Điều này được thể hiện bằng các chỉ số tài chính của ACB qua các năm(Phụ Lục 7)

ACB công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2010 của công ty mẹ, trong đó, lợi nhuận trước thuế đạt 1,575 tỷ đồng (tăng 27.8% so với cùng kỳ năm trước). Tổng dư nợ cho vay khách hàng của ACB là 62.358 tỷ đồng, tăng gần 80% so với đầu năm 2009 trong khi tốc độ tăng trưởng của ngành là gần 38%. Trong năm 2009 ACB cũng đã hoàn thành tăng vốn điều lệ thêm 1.458 tỷ từ chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu và phát hành cổ phiếu thưởng từ các quỹ. Đến 31/12/2009 ACB có mức vốn điều lệ 7.814 tỷ đồng, thuộc hàng lớn nhất trong nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Tổng tài sản của Ngân hàng, do đó, cũng tăng khoảng 59% so với năm 2009, đạt 167.881 tỷ đồng, tương đương khoảng 9 tỷ USD.

Tốc độ tăng trưởng huy động vốn:

Một NHTM hoạt động hiệu quả là một ngân hàng huy động được nguồn vốn cần thiết cho hoạt động của mình. Huy động vốn của ngân hàng với tốc độ tăng trưởng các năm 2007, 2008, 2009 lần lượt là 88.6%, 21.6% và 47.52%. Có thể thấy, đây là nỗ lực lớn của ACB khi đạt mức cao hơn nhiều so với trung bình ngành.

(Đơn vị: %) Tăng trưởng huy động 2007 2008 2009

ACB 88,6 21,66 47,52

STB 154,68 7,02 47,24 EIB 70,15 41,10 45,34

VCB 19,98 10,48 5,92

TB ngành 47,64 22,87 28,70

(Nguồn: Báo cáo tài chính của các ngân hàng)

Trong tình hình cạnh tranh về lãi suất và thị trường có nhiều kênh thu hút vốn (cổ phiếu, trái phiếu,..) như hiện nay thì việc huy động vốn gặp không ít khó khăn, nhưng qua bảng số liệu trên cho thấy khả năng huy động vốn của ACB vẫn giữ tốc

độ tăng dần qua các năm trong đó huy động tiền gửi thanh toán và tiết kiệm từ dân cư tăng đáng kể. Đây là nguồn vốn có độ ổn định tương đối cao, giúp ngân hàng chủ động hơn trong chính sách quản trị nguồn vốn. Điều này đã chứng tỏ sự tin tưởng của khách hàng vào ACB ngày càng cao. Nguyên nhân là do ngân hàng đã duy trì nhiều hình thức huy động đa dạng, áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt cho từng địa bàn và tăng cường công tác quảng bá hình ảnh.

Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản:

ACB có tốc độ tăng trưởng tổng tài sản bình quân rất cao so với tốc độ tăng trưởng bình quân ngành

Bảng 2.1: So sánh tổng tài sản giữa EIB – STB – ACB – VCB

(Đơn vị: tỷ đồng)

Tổng tài sản 2005 2006 2007 2008 2009 EIB 11,369 18,327 33,710 48,248 65,448 %Tăng trưởng n/a 61.20 83.94 43.13 35.65

STB 14,456 24,764 63,364 67,469 98,474 %Tăng trưởng n/a 71.31 155.87 6.48 45.95

ACB 24,273 44,650 85,392 105,306 167,881

%Tăng trưởng n/a 83.95 91.25 23.32 59.42

VCB 136,456 167,128 197,363 222,090 255,496 %Tăng trưởng n/a 22.48 18.09 12.53 15.04

(Nguồn: Báo cáo tài chính của các ngân hàng)

Tính đến cuối năm 2009, tổng tài sản lên tới 167,881 tỷ đồng, tăng 59.42% so với năm 2008, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng của các NHTM cổ phần và nhà nước lớn đang niêm yết. Trung bình giai đoạn 2006 – 2009, ACB đạt tốc độ tăng trưởng 64.5%. Tổng tài sản của ACB cao hơn so với các NH đối thủ cạnh tranh cả về số tuyệt đối và tốc độ tăng trưởng, mang lại ưu thế cạnh tranh về vốn hoạt động. Mặc dù tốc độ tăng trưởng tổng tài sản cao và khối lượng tài sản lớn nhưng ACB vẫn duy trì cơ cấu tài sản an toàn, cân đối qua các năm do ACB không chỉ tập trung vào hoạt động tín dụng mà còn phát triển mạnh hoạt động cho vay liên NH (chủ yếu là những

khoản vay ngắn hạn, rủi ro thấp) và hoạt động này chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu tổng tài sản (34,2% tổng tài sản). (Phụ Lục 7)

Tỷ lệ nợ xấu

Về quản lý rủi ro, tỷ lệ nợ xấu của ACB đến cuối năm 2009 chỉ là 0,4% (so với toàn ngành là 2,46%). Với kết quả này, ACB tiếp tục là ngân hàng duy nhất trong nhóm các NHTM cổ phần hàng đầu có tỷ lệ nợ xấu dưới 0,5%. Chất lượng tín dụng của ACB tiếp tục được khẳng định, việc quản lý thanh khoản của ACB được thực hiện tốt. Đồng thời, hệ số an toàn vốn của ACB nằm trong mức an toàn cao thể hiện sự chủ động trong vấn đề cân đối giữa rủi ro và lợi nhuận mà vẫn đảm bảo nguyên tắc thận trọng cần thiết.

Kết quả kinh doanh:

Khả năng sinh lời cao: ACB là một trong những NH có tỷ lệ lợi nhuận/vốn chủ sở hữu bình quân (ROAE) cao nhất trong ngành NH. Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân (ROAA) của ACB cũng khá cao và tăng dần qua các năm. Do tổng tài sản tăng khá nhanh nên tỷ lệ ROAA của ACB thấp hơn so với TCB, đạt 2,32% hiện đứng thứ 2 trong ngành

Về kết quả kinh doanh, số liệu lũy kế 12 tháng năm 2009 của ACB cho thấy lợi nhuận trước thuế đạt 2.838 tỷ đồng, vượt 5% so với kế hoạch năm; và các chỉ số sinh lời chính ở mức hợp lý. Cụ thể ROA bình quân năm 2009 tiếp tục đạt trên 2%; còn ROE là 31,8%, cao hơn cam kết lâu dài của ACB đối với các cổ đông là không dưới 27%. Cơ cấu lợi nhuận cũng ngày một đa dạng hơn khi tính đến ngày 31/12/2009 hoạt động tín dụng chiếm 20%, hoạt động dịch vụ đạt 26% và hoạt động kinh doanh vốn, vàng và ngoại hối chiếm 37% trên tổng lợi nhuận trước thuế.

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010

Lợi nhuận trước thuế/ Vốn chủ

sở hữu hình quân (ROE) 46,8% 53,8% 31,5% 24,6% 14,5% Lợi nhuận trước thuế/Tổng tài

sản bình quân (ROA) 2% 3,3% 2,3% 1,6% 0,9%

Tăng trưởng tín dụng:

Tỷ lệ dư nợ cho vay/vốn huy động: tốc độ tăng trưởng tín dụng quá nóng riêng nửa đầu năm 2010 đã lên tới 42% trong khi mục tiêu cả năm chỉ là 54%. Tính chung cả giai đoạn 2006 đến giữa năm 2010, tốc độ tăng trưởng tín dụng của ACB lên tới 464%. Tốc độ cho vay vốn ngoại tệ của ACB tăng tới 125% trong nửa đầu năm 2010, chiếm 34% tổng dư nợ tín dụng, cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro. Tuy tốc độ cho vay vốn ngoại tệ tăng nhanh nhưng chủ yếu ACB cho vay đối với doanh nghiệp xuất khẩu có nguồn thu ngoại tệ hoặc khách hàng đã có các biện pháp bảo hiểm, nên rủi ro có thể xảy ra do lạm phát tăng cao và tỷ giá bất ổn được hạn chế tới mức thấp nhất.

Tỷ lệ dư nợ cho vay/vốn huy động 5 năm gần đây trung bình 43%, trong khi đó, tỷ lệ này ở STB, VCB , EIB lần lượt là 64%, 67%, 76%. Trong điều kiện thắt chặt tiền tệ, khi một số NH phải thu hẹp hoạt động để đảm bảo thanh khoản thì ACB với cơ cấu vay thấp vẫn có khả năng mở rộng và phát triển hoạt động tín dụng. Do đó, lợi nhuận từ hoạt động tín dụng ACB sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt trong tương lai.

Dư nợ tín dụng tính đến cuối năm 2009 của ACB đạt 62,358 tỷ đồng, tăng 79.02% so với 34,833 tỷ đồng của năm 2008. Đến Quý 3/2010, dư nợ tín dụng đã có sự giảm nhẹ 6.3% so với thời điểm 31/12/2009. Chủ yếu dư nợ vẫn tập trung vào các khoản cho vay ngắn hạn, tuy nhiên có sự dịch chuyển nhẹ, giảm tỷ trọng ngắn hạn và tăng dần trung dài hạn. Cơ cấu nợ ngắn hạn giảm từ 57.12% cuối 2009 xuống còn 50.45% cuối quý I/2010, trung hạn có sự tăng nhẹ từ 16.90% lên 21.69% và tỷ trọng dài hạn từ 25.98% lên 27.86%. Tỷ lệ này tương ứng trong năm 2008 là 45.77%, 20.86% và 33.37%. Trong điều kiện lãi suất thị trường đang trong xu hướng giảm như hiện nay, việc chuyển dịch cơ cấu sang các khoản vay trung và dài hạn sẽ giúp ACB quản trị kỳ hạn lãi suất tốt hơn, tạo được nguồn thu từ chêch lệch lãi.

Với kết quả đã đạt được, ACB tiếp tục khẳng định vị trí hàng đầu trong khối các NHTMCP Việt Nam - tăng trưởng nhanh, ổn định và an toàn. Tất cả những yếu tố trên sẽ là tiền đề vững chắc để ACB có thể hoàn thành mục tiêu đến năm 2015 trở thành tập đoàn tài chính hàng đầu tại Việt Nam.

2.3.2 Thành tựu đã đạt được

2.3.2.1Tỷ lệ an toàn vốn và hệ thống xếp hạng nội bộ

a. Yêu cầu về vốn tối thiểu:

Ngân hàng TMCP Á Châu xây dựng chiến lược kinh doanh rõ ràng, luôn bám sát và tuân thủ triết lý kinh doanh cũng là phương châm hoạt động của mình, đó là tăng trưởng, bền vững, quản lý rủi ro hiệu quả, duy trì khả năng sinh lợi cao và chỉ số tài chính tốt, đầu tư chiều sâu vào con người và xây dựng văn hóa công ty lành mạnh. Để đảm bảo cho mục tiêu trên được thực hiện hoàn thiện, Ngân hàng Á Châu luôn quan tâm và chú trọng đến việc quản trị rủi ro. Kể từ khi Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy chế xếp hạng các tổ chức tín dụng cổ phần (năm 1998), một quy chế áp dụng theo chuẩn mực quốc tế CAMELS để đánh giá tính vững mạnh của một ngân hàng, thì liên tục tám năm qua ACB luôn luôn xếp hạng A.

Vốn điều lệ:

Năm 1994, vốn điều lệ của ACB tăng từ 20 tỷ đồng lên 70 tỷ đồng từ việc phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Năm 2005 Standard Chartered Bank trở thành cổ đông chiến lược của ACB.

Bảng 2.2: Chi tiết quá trình tăng vốn điều lệ của ACB

Tháng/Năm Vốn điều lệ (triệu

đồng) Hình thức tăng

06/1993 20.000 Thành lập mới

08/1994 70.000 Phát hành thêm cổ phiếu huy động vốn từ cổ đông hiện hữu.

11/1998 341.428

Phát hành thêm cổ phiếu huy động vốn bên ngoài cho cổ đông trong và ngoài nước và tăng vốn từ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ. 03/2003 423.911 Tăng vốn từ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều

lệ

03/2004 481.138 Tăng vốn từ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ

03/2005 600.000 Tăng vốn từ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ 07/2005 656.180 Phát hành thêm cổ phiếu huy động vốn từ

Tháng/Năm Vốn điều lệ (triệu

đồng) Hình thức tăng

08/2005 948.316 Tăng vốn từ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ 02/2006 2007 12/2008 09/2009 12/2009 1.100.046 2.630.059 6.355.812 7.705.743 7.814.138

Tăng vốn từ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ Tăng vốn từ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ Tăng vốn từ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ Tăng từ trái phiếu chuyển đổi phát hành đợt 1

Tăng từ nguồn thặng dư vốn cổ phần năm 2007

Tăng vốn từ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ Tăng vốn từ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ

(Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB)

Việc tăng vốn điều lệ của ACB phù hợp với quyết định 141/2006/NĐ-Cp ngày 22/11/2006 về danh mục vốn pháp định của các tổ chức tín dụng đến năm 2010 vốn điều lệ của các NH phải đạt 3000 tỷ đồng. Điều này cũng phù hợp với yêu cầu của Basel II nhằm đảm bảo an toàn và khả năng hoạt động của các NH.

Theo kế hoạch, tăng trưởng tín dụng năm 2010 của ACB dự kiến sẽ ở vào mức khoảng 54%, tăng từ 62.000 tỷ đồng (số tròn) đến 96.000 tỷ đồng. Trong quá trình tăng trưởng cho vay, tỷ lệ an toàn vốn 9,73% cuối năm 2009 đầu năm 2010 sẽ giảm dần, và ước tính đến giữa năm, tỷ lệ này tiến dần đến ngưỡng tối thiểu 8%. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia thì sức mạnh về vốn của ACB chưa theo kịp với đà tăng trưởng của chính mình, bên cạnh đó đảm bảo cho việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và xác định các chỉ số an toàn tài chính được quy định chặt chẽ hơn, tiến đến phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. Việc tăng vốn điều lệ là cần thiết để ACB nâng cao năng lực tài chính, đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn khi tăng trưởng tài sản có, và cải thiện định mức tín nhiệm. Việc tăng vốn sẽ được thực hiện bằng phương thức phát hành cổ phiếu. Số vốn điều lệ sau khi tăng lên là 9.376.965.060.000 đồng

Hiện NHNN đang cập nhật danh mục mức vốn pháp định của các NH áp dụng cho giai đoạn sau 2010, dự kiến yêu cầu mức vốn pháp định tối thiểu của các NH vào năm 2012 là 5.000 tỷ đồng; và sẽ tăng lên 10.000 tỷ đồng vào 2015. Như vậy,

ACB hiện tại đang xây dựng kế hoạch tăng vốn điều lệ nhằm đáp ứng các yêu cầu của quản lý nhà nước nói chung và an toàn hoạt động cho ACB nói riêng.

Tỷ lệ an toàn vốn

Hệ số an toàn vốn tối thiểu ACB qua các năm luôn trên 8% đạt yêu cầu của quy định về an toàn vốn tối thiểu trong Quyết định 457. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo Basel I chủ yếu hướng đến các hoạt động QTRR tín dụng,chưa đề cập đến việc xếp hạng tín dụng, chưa đề cập nhiều đến rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường và cũng chưa ứng dụng các phương pháp của Basel II.

Hình 2.1: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu ACB (2005-2010)

12% 10.89% 16.19% 12.44% 9.73% 9% 0% 2% 4% 6% 8% 10% 12% 14% 16% 18% 2005 2006 2007 2008 2009 2010F

(Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB)

Bảng 2.3: ACB và các NH khác về đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn

(Đơn vị: %) 2006 2007 2008 2009 ACB 10,89 16,19 12,44 9,73 Vietcombank 9,3 9,2 8,9 8,11 BIDV 5,5 6,7 8,94 9,53 Sacombank 11,82 11,07 12,16 11,41

(Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB và các ngân hàng khác)

Hiện nay NHNN vừa ban hành Thông tư 13/2010/TT- NHNN thay thế cho Quyết định 457, nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của NHTM từ 8% lên 9%. Theo nhận định của các chuyên gia, đây là một tín hiệu đáng mừng phản ánh quyết tâm

của NHNN trong việc nâng cao hơn nữa khả năng bảo đảm an toàn cho hệ thống NH tiếp cận và áp dụng hệ thống chuẩn mực đánh giá an toàn theo Ủy ban Basel.

Với sự tăng trưởng nhanh về quy mô vốn đã giúp ACB cải thiện đáng kể năng lực tài chính và hệ số an toàn vốn tối thiểu CAR của ACB đã đạt yêu cầu của Thông Tư 13. Điều này phù hợp với bối cảnh gia nhập nền kinh tế thế giới, quy mô vốn của ACB sẽ tăng để đảm bảo hệ số an toàn vốn và đảm bảo khả năng mở rộng kinh doanh, đáp ứng các yêu cầu mới từ thị trường.

Tình hình nợ quá hạn và trích lập dự phòng của ACB

Tuy dư nợ cho vay tăng nhiều qua các năm, ACB vẫn kiểm soát tốt tình hình nợ xấu, tỷ lệ Nợ quá hạn/Tổng dư nợ luôn thấp nhất trong các NHTMCP trong nước và thấp hơn nhiều so với tỷ lệ quy định của NHNN. Việc tính dự phòng cụ thể được căn cứ trên các tỷ lệ áp dụng cho từng nhóm nợ với tỷ lệ dự phòng theo Quyết định 493 của chính phủ thể hiện như sau:

(Đơn vị: tỷ đồng) 2007 2008 2009 2010 Dự phòng cụ thể cho khách hàng vay 4.802 21.896 63.853 65.534 Dự phòng chung cho khách hàng vay 129.735 206.727 436.845 539.390 Tổng dự phòng rủi ro 134.537 228.623 500.698 604.924

(Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB)

Trong năm 2009, tỷ lệ nợ xấu của ACB cũng như việc trích lập dự phòng cho vay có thể sẽ cao hơn trong năm 2008 do gặp rủi ro trong việc cho vay kinh doanh bất động sản và cho vay kinh doanh chứng khoán. Tính đến Quý 3/2010, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ luôn dưới 1% (nợ xấu thấp hơn 0,4% tổng dư nợ). ACB cho rằng, còn số này cũng làm mất đi không ít cơ hội sinh lời, tức ACB sẽ không cho vay bằng mọi giá để đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng, mà chỉ chọn những dự án khả thi

Một phần của tài liệu Ứng dụng hiệp ước Basel II trong quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Luận văn thạc sĩ (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)