III. Sử dụng đột biến nhân tạo trong
3- Giống cà chua Cà chua Hồng Lan
SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG Chương I: SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
-Bài :” Môi trường và các nhân tố sinh thái “
-Soạn các câu hỏi và bài tập mục lệnh
-Sưu tầm các tranh, ảnh về sinh vật trong thiên nhiên
SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNGChương I: SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG Chương I: SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG Tiết 43: Môi trường và các nhân tố sinh thái
Ngày soạn: 24/1/2011 1/ Mục tiêu:
a. Kiến thức :
- Nêu được các khái niệm :Môi trường , nhân tố sinh thái, niệm giới hạn sinh thái b. Kĩ năng :
-Rèn kỹ năng : quan sát tranh hình nhận biết kiến thức , kỹ năng hoạt động nhóm - Nhận biết một số nhân tố sinh thái trong môi trường
2/ Phương tiện dạy học:
* GV: -Tranh hình 41.1 SGK -Một số tranh, ảnh khác về sinh vật trong tự nhiên * HS: như dặn dò
3/ Tiến trình lên lớp:
a. KTBC: Kiểm tra phần sưu tầm tranh ảnh của HS
b.Mở bài : Từ khi sự sống được hình thành , sinh vật đầu tiên xuất hiện cho đến ngày nay
thì sinh vật luôn có mối quan hệ với môi trường , chịu tác động từ môi trường và sinh vật đã thích nghi với môi trường , đó là kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên . Vậy môi trường sống của sinh vật là gì ? Các nhân tố sinh thái của môi trường tác động vào đời sống của sinh vật như thế nào? Trong chương này và bài học hôm nay , chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu
c.Các HĐ DH:
* HĐ1: Môi trường sống của sinh vật:
* GV viết sơ đồ lên bảng như sau:
Thỏ rừng
Và nêu câu hỏi :
+ Thỏ sống trong rừng chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào ?
* GV gọi đại diện HS lên hoàn thành sơ đồ
* GV tổng kết : Tất cả các yếu tố đó tạo nên môi trường sống của thỏ +Vậy môi trường sống là gì ? *GV gọi HS trình bày
*GV giúp HS hoàn chỉnh khái niệm
* GV treo tranh hình 41.1 SGK và yêu cầu HS quan sát kết hợp quan sát các tranh hình đã chuẩn bị :
+ Hãy hoàn thành bảng 41.1 SGK? *Gọi HS nêu ( hoặc lên bảng điền ) *GV hỏi :
+ Có những loại môi trường sống nào ?
* GV gọi HS trình bày
*GV thông báo mở rộng : Có rất nhiều môi trường khác nhau nhưng thuộc 4 loại môi trường ...
*HS theo dõi sơ đồ trên bảng
* Trao đổi nhóm , tìm từ điền vào mũi tên
* Đại diện HS lên bảng điền vào mũi tên hoàn thành sơ đồ HS khác nhận xét , bổ sung
* Điền được: nhiệt độ , ánh sáng , độ ẩm , mưa , thức ăn , thú dữ ..
* Từ sơ đồ HS khái quát thành khái niệm về môi trường sống
*1HS trình bày HS khác bổ sung * Nêu được : Môi trường sống là nơi sinh sống của sinh vật , bao gồm tất cả những gì bao quanh , có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống , phát triển , sinh sản của sinh vật .
*HS quan sát tranh hình
* HS dựa vào bảng 41.1 : Kể tên các sinh vật và môi trường sống khác như: - Cây mít ,cây hoa hồng , con bò ...
Đất và không khí
-Cá chép , cá heo ... Nước -Giun đất ...Đất
-Chim sẻ , bồ câu ...Không khí -Sâu rau...Sinh vật
* 1 vài HS phát biểu ý kiến
HS khái quát thành 1 số loại môi trường cơ bản như : -Môi trường nước -Môi trường trong đất - Môi trường
trên mặt đất -không khí ( môi trường trên cạn ) và môi trường sinh vật
*TK: -Môi trường sống của sinh vật bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật , có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống , phát triển , sinh sản của sinh vật
-Có 4 loại môi trường chủ yếu : +Môi trường nước +Môi trường trên mặt đất -không khí + Môi trường trong đất +Môi trường sinh vật
*HĐ2: Các nhân tố sinh thái của môi trường : *GV nêu câu hỏi :
+ Nhân tố sinh thái là gì ? Có mấy nhóm ?
+ Thế nào là nhân tố vô sinh ? + Thế nào là nhân tố hữu sinh? *Gọi HS trình bày
* GV nêu ví dụ tên 2 nhân tố sinh thái : khí hậu , ánh sáng ...- Vi sinh vật , nấm ...
*GV nêu yêu cầu:
+ Hoàn thành bảng 41.2 /119 SGK: Điền các nhân tố sinh thái theo từng nhóm ?
* GV gọi đại diện các nhóm lên điền bảng
*GV bổ sung và giải thích thêm : Con người được tách ra thành nhân tố sinh thái độc lập
* GV nêu câu hỏi mục lệnh:
+ Trong 1 ngày ( từ sáng tới tối ) , ánh sáng mặt trời chiếu trên mặt đất thay đổi như thế nào ?
+ Ở nước ta , độ dài ngày vào mùa hè và mùa đông có gì khác nhau ? + Sự thay đổi nhiệt độ trong 1 năm diễn ra như thế nào ?
*GV gọi đại diện nhóm trình bày *GV bổ sung , hoàn thiện về tác động của nhân tố sinh thái : Các nhân tố sinh thái tác động lên sinh vật thay đổi theo từng môi trường và thời gian
*HS nghiên cứu SGK /119 Trình bày : + Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật . Tuỳ theo tính chất của các nhân tố sinh thái , chia thành 2 nhóm : nhân tố vô sinh ( không sống ) và nhân tố hữu sinh ( sống ) - Nhân tố hữu sinh gồm : nhóm nhân tố sinh thái con người và nhóm nhân tố sinh thái các sinh vật khác
* HS trao đổi nhóm thống nhất ý kiến điền vào bảng
*Đại diện nhóm lên điền bảng Các nhóm khác bổ sung
*Nêu được:
Nhân tố vô sinh
Nhân tố hữu sinh Nhân tố con
người
Nhân tố các sinh vật
- Khí hậu ( ánh sáng , nhiệt độ , độ ẩm, không khí , gió ...) -Thổ nhưỡng ( đất đá ,tính chất lí hoá của đất ...) -Nước ( nước biển ,nước ao, hồ ,sông suối , nước mưa ) -Địa hình ( độ cao , độ trũng, độ dốc ...) -Hoạt động trồng cây, chặt tỉa cây -Cày xới -Tưới nước -Săn bắn ... -Khai thác thiên nhiên -Xây dựng nhà , cầu đường -Chăn nuôi , trồng trọt -Tàn phá môi trường -Vi sinh vật , nấm -Động vật ( có xương sống và không có xương sống) -Thực vật ( cây cỏ , cây bụi , cây gỗ ...)
*HS thảo luận nhóm -Nêu được:
+ Trong 1 ngày : Cường độ tăng dần từ sáng Trưa và giảm dần đến tối
+ Độ dài ngày thay đổi theo mùa
+ Trong năm , nhiệt độ thay đổi theo mùa TK: -Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật
-Các nhân tố sinh thái được chia thành 2 nhóm : -Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh - Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh
-Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm nhân tố sinh thái con người và nhân tố sinh thái các sinh vật khác
*HĐ3: Giới hạn sinh thái :
*GV treo tranh hình 41.2 :” Giới hạn nhiệt độ của cá Rô phi ở Việt Nam “ và nêu câu hỏi :
+Cá Rô phi ở Việt Nam sống và phát triển ở nhiệt độ nào ?
+Nhiệt độ nào cá Rôphi sinh trưởng và phát triển thuận lợi nhất ?
+Tại sao ngoài nhiệt độ 50c và 420c ( tức là nhỏ hơn 50c và lớn hơn 420c ) thì cá Rô phi sẽ chết ?
*HS quan sát tranh hình -Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến
* Đại diện nhóm trình bày nhóm khác bổ sung
* Nêu được: +Từ 5 0c 420c
+Từ 200c350c( khoảng cực thuận ) + Vì quá giới hạn chịu đựng
* GV gọi đại diện nhóm trình bày *GV đưa thêm 1 số ví dụ :
+ Cây mắm biển sống và phát triển trong giới hạn độ mặn là từ 0,36%--> 0,5% NaCl
+ Cây thông đuôi ngựa không sống được nơi có nồng độ muối lớn hơn 0,4%
*GV hỏi:
+Từ các ví dụ trên , em có nhận xét gì về khả năng chịu đựng của sinh vật với mỗi nhân tố sinh thái ?
+ Vậy giới hạn sinh thái là gì ? *GV gọi HS trình bày
* GV đưa câu hỏi nâng cao:
+ Các sinh vật có giới hạn sinh thái rộng đối với tất cả các nhân tố sinh thái thì khả năng phân bố của chúng như thế nào ?
*Gọi HS trả lời
*GV hoàn thiện nếu HS không trả lời được
* GV liên hệ:
+Nắm được ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái và giới hạn sinh thái có ý nghĩa như thế nào đối với sản xuất nông nghiệp ?
*HS đưa nhận xét :
+Mỗi loài chịu được 1 giới hạn nhất định với các nhân tố sinh thái
*1 HS nêu khái niệm :
+Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với 1 nhân tố sinh thái nhất định ( nằm ngoài giới hạn này , sinh vật sẽ yếu dần và chết ) +Sinh vật có giới hạn sinh thái rộng thường phân bố rộng , dễ thích nghi
* HS nêu được:
+Gieo trồng đúng thời vụ , tạo điều kiện sống tốt cho vật nuôi và cây trồng
*TK: Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với 1 nhân tố sinh thái nhất định
4/Củng cố:
-Gọi 1 HS đọc ghi nhớ -Cho HS TLCH:
C1: Sắp xếp môi trường sống của sinh vật tương ứng với mỗi sinh vật :
Tên sinh vật Trả lời Môi trường sống
1-Con bò 2-Cây mít 3-Chim bồ câu 4-Cá mè 5-Sư tử 6-Sâu rau 7-Giun đất 1- 2- 3- 4- 5- 6- 7- a. Nước b.Đất và không khí c.Đất d.Không khí e.Sinh vật ( 1b,2b,3d,4a,5b,6e,7c)
C2: Hãy xếp các nhân tố sinh thái sau đây vào các nhóm nhân tố sinh thái : Sâu rầy , cày
(Đáp án: -Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh: sâu rầy, cày xới (con người ) , bón phân (con người)
-Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh: đất , độ chua ,chất mùn , ánh sáng , ô xy, cacbônic)
*Gợi ý TLCH SGK:
C1: +Nhân tố vô sinh ( mức độ ngập nước , độ dốc , nhiệt độ ,ánh sáng ,độ ẩm , áp suất
,gỗ mục , gió thổi ,thảm lá khô, độ tơi xốp của đất , lượng mưa ...)khi các nhân tố đó tác động đến đời sống của sinh vật
+Nhân tố sinh thái hữu sinh ( kiến , rắn hổ mang ,cây gỗ ,cây cỏ , sâu ăn lá cây...)khi trong quá trình sống , các nhân tố đó ảnh hưởng tới các sinh vật khác sống xung quanh
5/Dặn dò:
-Học bài +TLCH vào vở bài tập
-Nghiên cứu bài mới : “ Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật “ -Soạn các câu hỏi và bài tập mục lệnh
-Sưu tầm 1 số cây lá lốt ( ngoài sáng và trong bóng râm ) , lúa , vạn niên thanh .
Tiết 44: ẢNH HƯỞNG CỦA ÁNH SÁNG LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT
1/ Mục tiêu:
a. Kiến thức :
-HS nêu được ảnh hưởng của nhân tố sinh thái ánh sáng đến các đặc điểm hình thái , giải phẩu , sinh lí và tập tính của sinh vật
-Giải thích được sự thích nghi của sinh vật với môi trường - Nêu được một số nhóm sinh vật dựa vào giới hạn sinh thái b. Kĩ năng :
-Rèn kỹ năng hoạt động nhóm , kỹ năng khái quát hoá , phát triển kỹ năng tư duy logich c. Thái độ :
-Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật
2/Phương tiện dạy học :
*GV: -Tranh hình SGK -Đèn chiếu , phim trong (nếu có ) -Bảng 42.1 SGK và SGV
-Một số cây : lá lốt , vạn niên thanh ,cây lúa ...-Cây lá lốt trồng trong chậu có để ngoài ánh sáng lâu
*HS: như dặn dò
3/Tiến trình lên lớp:
a.KTBC: -Trình bày khái niệm môi trường sống ? Các loại môi trường sống ? Kể tên 1 số
sinh vật và môi trường sống của chúng ?
-Nhân tố sinh thái là gì ? Có mấy nhóm ? Ví dụ?
b. Mở bài : *GV cho HS quan sát cây lá lốt trồng ngoài ánh sáng và trồng trong bóng râm
và hỏi:
+Em hãy nhận xét về sự sinh trưởng , phát triển của 2 cây này ?
c. Bài mới:
*HĐ1; Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống thực vật :
*GV treo tranh hình 42.1 và 42.2 SGK + cho HS quan sát mẫu vật cây lá lốt , vạn niên thanh , cây lúa ...==> Thảo luận nhóm và so sánh theo mẫu bảng 42.1 SGK?
*GV thu phiếu học tập hoặc phim trong của các nhóm chiếu phim của 1-2 nhóm cho cả lớp quan sát ( hoặc GV gọi đại diện nhóm lên điền vào bảng phụ đã kẻ sẳn )
*GV đưa bảng phụ (hoặc chiếu phim trong) bảng kiến thức chuẩn
*GV hỏi :
+Vậy ánh sáng ảnh hưởng đến hình thái và sinh lí của cây như thế nào ?
*HS quan sát tranh +mẫu vật Thảo luận nhóm hoàn thành bảng 42.1/123 SGK
*Các nhóm ghi vào phiếu học tập đã chuẩn bị sẳn hoặc vào phim trong *Đại diện nhóm nhận xét , bổ sung
*Các nhóm theo dõi , sữa chữa ( nếu cần )
*1 vài HS trình bày . Nêu được:
+Ánh sáng ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sinh lí của thực vật
*Bảng 42.1: Ảnh hưởng của ánh sáng tới hình thái và sinh lí của cây Những đặc điểm
của cây
Khi cây sống nơi quang Đãng
Khi cây sống trong bóng râm , dưới tán cây khác , trong nhà ...
Đặc điểm hình thái : -Lá -Thân -Phiến lá nhỏ , hẹp , màu xanh nhạt -Thân cây thấp , số cành cây nhiều
-Phiến lá lớn , màu xanh thẫm -Chiều cao bị hạn chế bởi chiều cao của tán cây phía trên ,của trần nhà ...
Đặc điểm sinh lí -Quang hợp -Thoát hơi nước
-Cường độ quang hợp cao trong điều kiện ánh sáng mạnh
-Cây điều tiết thoát hơi nước linh hoạt : Thoát hơi nước tăng cao trong điều kiện ánh sáng mạnh , thoát hơi nước giảm khi cây thiếu nước
-Cây có khả năng quang hợp trong điều kiện ánh sáng yếu , quang hợp yếu trong điều kiện ánh sáng mạnh
-Cây điều tiết thoát hơi nước kém : Thoát hơi nước tăng cao trong điều kiện ánh sáng mạnh , khi thiếu nước cây dễ bị héo
*GV nêu câu hỏi:
+ Giải thích cách xếp lá trên thân của cây lúa và cây lá lốt ?
+Sự khác nhau giữa 2 cách xếp lá này nói lên điều gì ?
*Gọi HS trình bày *GV hỏi thêm:
+Người ta phân biệt cây ưa bóng và cây ưa sáng dựa vào tiêu chuẩn nào ? *Liên hệ:
+Hãy kể tên những cây ưa sáng và ưa bóng mà em biết ?
+Trong nông nghiệp , người nông dân đã ứng dụng điều này vào sản suất như thế nào ? Và có ý nghĩa gì ? *GV gọi HS trả lời
*HS quan sát cây lá lốt và cây lúa *Yêu cầu nêu được:
+Cây lá lốt lá xếp ngang , nhận nhiều ánh sáng + Cây lúa : lá xếp nghiêng tránh tia nắng chiếu thẳng góc
giúp thực vật thích nghi với môi trường
*HS nghiên cứu SGK -Trả lời được: +Dựa vào khả năng thích nghi của chúng với các điều kiện chiếu sáng của môi trường
*HS liên hệ thực tế để trả lời :
+Ưa sáng: xà cừ , bưởi, phi lao, ngô ... +Ưa bóng : lá lốt , dương xĩ , cây dọc, lim , vạn niên thanh , những loài cây thuộc họ gừng , cà phê ...
+Trồng xen kẽ cây để tăng năng suất và tiết kiệm đất -Ví dụ : Đậu - ngô ...
*TK: Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống thực vật , làm thay đổi những đặc điểm hình thái , sinh lí của thực vật .Mỗi loại cây thích nghi với điều kiện chiếu sáng khác nhau .Có nhóm cây ưa sáng và nhóm cây ưa bóng
*HĐ2: Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống động vật:
*GV yêu cầu:
+Nghiên cứu thí nghiệm /123 SGK
chọn phương án đúng ?
*HS nghiên cứu thí nghiệm thảo luận nhóm , chọn phương án đúng *Đại diện nhóm trình bày -Yêu cầu: +Kiến sẽ đi theo hướng ánh sáng do
+Vậy ánh sáng có ảnh hưởng tới đời sống của động vật như thế nào ? *GV gọi đại diện các nhóm trình bày * GV đánh giá hoạt động của các nhóm
*GV tiếp tục nêu câu hỏi:
+Kể tên những động vật thường kiếm ăn lúc chập choạng tối , ban đêm ,buổi sáng sớm , ban ngày ?
+Tập tính kiếm ăn và nơi ở của động vật liên quan với nhau như thế nào ? *GV gọi đại diện nhóm trình bày *GV thông báo thêm:
-Gà thường đẻ trứng ban ngày -Vịt đẻ trứng ban đêm -Mùa xuân , nếu có nhiều ánh sáng , cá chép đẻ trứng sớm hơn
+ Từ những ví dụ trên , em hãy rút ra kết luận về ảnh hưởng của ánh sáng tới động vật ?
*Gọi HS trình bày
*GV nhận xét và giúp HS hoàn thiện