Cơ chế chính sách quy định quản lý tài chính chơng trình mục tiêu quốc gia

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Hoàn thiện quản lý tài chính các chương trình mục tiêu quốc gia của Bộ Y tế (Trang 55)

C hơng trình đã thực hiện đợc các mục tiêu:

2.2.1Cơ chế chính sách quy định quản lý tài chính chơng trình mục tiêu quốc gia

gia ở Bộ Y tế

2.2.1 Cơ chế chính sách quy định quản lý tài chính chơng trình mục tiêu quốc gia quốc gia

2.2.1.1 Hệ thống pháp luật, chính sách của Trung ơng về quản lý, sử dụng nguồn ngân sách nhà nớc

- Luật Ngân sách nhà nớc: Luật NSNN là hệ thống các quy định về lập, chấp hành, kiểm tra, kiểm toán, quyết toán NSNN và về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan Nhà nớc các cấp trong lĩnh vực NSNN nói chung. Trong các khoản mục chi cho chơng trình MTQG bao gồm cả chi cho hoạt động thờng xuyên và chi cho đầu t phát triển. Kinh phí cho chơng trình MTQG chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong cơ cấu chi của NSNN. Trong giai đoạn thực hiện từ năm 2006 đến 2010, nguồn ngân sách chi cho chơng trình MTQG của ngành

Y tế ngày càng tăng lên, năm sau cao hơn năm trớc. Điều này đợc chứng tỏ bằng những số liệu tại bảng và sơ đồ 2.3:

của Bộ Y tế giai đoạn 2006- 2010 (Đơn vị tính: triệu đồng) STT Tên Chơng trình MTQG 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng cộng 2006- 2010 I Chơng trình MTQG PCMSBXH, BDNH và HIV/AIDS 920 800 1 032 500 1 170 000 1595 300 1 756 400 6 475 000 II Chơng trình MTQG DS- KHHGĐ 592 500 677 600 633 300 729 400 796 500 3 429 300 III Chơng trình MTQG VSATTP 55 200 85 200 110 000 130 800 216 000 597 200

Biểu đồ 2.3: Kinh phí đợc phê duyệt giai đoạn 2006-2010

khóa IX. Luật NSNN ra đời đã giải quyết đợc các nhợc điểm của các văn bản dới luật và đáp ứng các yêu cầu của cơ chế thị trờng. Luật NSNN năm 1996 đã hoàn thiện một bớc về cơ chế quản lý Vốn NSNN, cụ thể:

Vốn NSNN tập trung nhiều cho đáp ứng các nhu cầu về hàng hóa công cộng và phát triển kinh tế mũi nhọn có nhu cầu vốn lớn. Hớng hoàn thiện này đã tạo điều kiện phát triển các lĩnh vực ít mang lại lợi nhuận nhng lại là cơ sở để phát triển kinh tế- xã hội. Trên phơng diện này đã cải thiện đáng kể năng lực quản lý vĩ mô của Nhà nớc trong nền kinh tế thị trờng.

Luật NSNN đã thống nhất quản lý vốn NSNN và có phân công, phân cấp quản lý gắn với trách nhiệm, quyền hạn giữa các ngành, các cấp từ trung ơng đến địa phơng, hạn chế đợc việc sử dụng chồng chéo vốn NSNN và tình trạng đối phó, ỷ lại giữa ngân sách các cấp, đặc biệt là sự ỷ lại của địa phơng đối với trung ơng.

Về cấp phát, vốn NSNN cho chơng trình MTQG quản lý qua Kho bạc Nhà nớc, cơ quan tài chính căn cứ kết quả đạt đợc thanh toán trực tiếp cho các đơn vị mà không qua ban quản lý chơng trình, điều này làm cho hoạt động giải ngân có sự giám sát lẫn nhau và rõ ràng, minh bạch.

- Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật NSNN

Xuất phát từ các yêu cầu thực tế khách quan trong quá trình triển khai Luật NSNN, Chính phủ đã trình và đợc Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật NSNN tại kỳ họp thứ ba khóa X ngày 20/5/1998.

So với Luật NSNN năm 1996, luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật

NSNN đợc điều chỉnh theo hớng phân cấp mạnh hơn cho chính quyền cấp huyện và xã. Sự tăng cờng phân công, phân cấp này của Luật sửa đổi, bổ sung đã khuyến khích việc tận thu, khai thác nguồn thu của cấp cơ sở để tạo thêm nguồn tích lũy của NSNN cũng nh thực hiện xã hội hóa một số các chơng

trình MTQG.

- Luật NSNN năm 2002

Thực hiện luật NSNN năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung đã góp phần to lớn đối với thống nhất nền tài chính quốc gia, nâng cao tính chủ động, trách nhiệm của tổ chức và cá nhân trong việc quản lý và sử dụng vốn NSNN cho chơng trình MTQG, đáp ứng các yêu cầu góp phần phát triển kinh tế- xã hội. Bên cạnh những thành tựu đạt đợc vẫn tồn tại những yếu kém về quản lý và sử dụng NSNN. Mặt khác, trớc yêu cầu ngày càng cao về năng lực điều tiết vĩ mô của Nhà nớc đối với nền kinh tế thị trờng định hớng XHCN và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, nó đòi hỏi việc quản lý và sử dụng

NSNN nói chung có những điều chỉnh thích ứng. Trớc những yêu cầu đó, tại kỳ họp thứ 2 khóa XI, Quốc hội đã thông qua Luật NSNN năm 2002. Để thực hiện Luật NSNN, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 60/2003/NĐ-CP về quy định chi tiết và hớng dẫn thi hành Luật NSNN, Bộ Tài chính ban hành thông t số 59/2003/TT-BTC về việc hớng dẫn thi hành nghị định số 60/2003/NĐ-CP.

2.2.1.2 Hệ thống quyết định, thông t liên tịch liên quan đến chơng trình

MTQG và quản lý tài chính các chơng trình MTQG của Bộ Y tế.

Nhằm thực hiện cải cách tài chính công trong chơng trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nớc giai đoạn 2001- 2010, Chính phủ đã ban hành quyết định số 42/2002/QĐ-TTg ngày 19 tháng 3 năm 2002 của Thủ tớng Chính phủ về hớng dẫn thực hiện các chơng trình MTQG. Nội dung chính của Quyết định bao gồm: Quy định về chơng trình MTQG; Tiêu chuẩn lựa chọn chơng trình mục tiêu quốc gia; Nội dung chơng trình mục tiêu quốc gia; Xây dựng, thẩm định, phê duyệt báo cáo kết quả thực hiện chơng trình MTQG; Cơ chế

tài chính đối với chơng trình MTQG; Phân công, phân cấp quản lý và điều hành các chơng trình MTQG; Giao kế hoạch các chơng trình MTQG.

Đây là quyết định thứ hai sau 5 năm đầu tiên (2001- 2005) thực hiện ch- ơng trình MTQG và là cẩm nang của các đơn vị thực hiện chơng trình MTQG. Nội dung cơ bản của quyết định này phù hợp với tinh thần đổi mới của đất n- ớc. Nó đã bớc đầu tạo ra sự chủ động trong việc quản lý, điều hành, thực hiện chơng trình. Quyết định này đợc đa ra kịp thời sau khi rút kinh nghiệm cho năm năm đầu tiên thực hiện các chơng trình MTQG.

Tuy nhiên, sau một quá trình thực hiện quyết định số 42/2002/QĐ-TTg đã bộc lộ một số mặt hạn chế nh sau:

- Quyết định đã đa ra đợc khái niệm về chơng trình MTQG nhng cha đa ra đợc khái niệm chi tiết các dự án nh: “Dự án đầu t, “Dự án đầu t xây dựng công trình, “Dự án đầu t khác, “Dự án sự nghiệp công cộng”…

- Các tiêu chuẩn để lựa chọn chơng trình cha đợc chi tiết: cha đề cập đến quy định về tiến độ triển khai chơng trình.

Thông t liên tịch số 01/2003/TTLT/ BKH-BTC giữa Bộ Kế hoạch và Đầu t và Bộ Tài chính hớng dẫn thực hiện quyết định số 42/2002/QĐ-TTg ngày 19/3/2002 của Thủ tớng Chính phủ về quản lý và điều hành các chơng trình mục tiêu quốc gia đợc đa ra ngay sau khi quyết định số 42/2002/QĐ-TTg ban hành. Tuy nhiên, trong thông t này vẫn không đa ra đợc một hớng dẫn về cơ chế quản lý một cách rõ ràng và cụ thể cho các chơng trình MTQG, đặc biệt là cơ chế quản lý tài chính. Thông t vẫn cha xây dựng đợc nội dung lập và phân bổ kế hoạch nh thế nào, triển khai thực hiện kế hoạch và công tác thanh, quyết toán đợc quy định ra sao.

Từ những nguyên nhân trên, sau một thời gian thực hiện, vào cuối năm 2009 Thủ tớng Chính phủ đã ký quyết định 135/2009/QĐ-TTg thay thế cho

quyết định 42/2002/QĐ-TTg. Nội dung của quyết định 135/2009/QĐ-TTg gồm: Quy định về chơng trình MTQG; tiêu chuẩn lựa chọn các chơng trình

MTQG; Quy trình tổ chức, xây dựng chơng trình MTQG; Trình tự lập kế hoạch, lập dự toán, giao kế hoạch, phân bổ vốn và quản lý thực hiện chơng trình MTQG. So với quyết định cũ với những quy định về vai trò của các đơn vị rất cụ thể và rõ ràng. Có thể khẳng định, quyết định mới đợc đa ra khắc phục đợc hầu hết các vớng mắc của quyết định cũ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Sau khái niệm về chơng trình MTQG, quyết định 135/2009/QĐ-TTg đã đa ra đợc khái niệm chi tiết của từng dự án: “Dự án đầu t, “Dự án đầu t xây dựng công trình, “Dự án đầu t khác, “Dự án sự nghiệp công cộng”…

- Về tiến độ triển khai chơng trình đã đợc bổ sung thêm mục tiến độ triển khai thực hiện chơng trình MTQG phải phù hợp với kế hoạch hàng năm, điều kiện thực tế và khả năng huy động nguồn lực. Các mục tiêu cụ thể phải xác định theo thứ tự u tiên hợp lý, bảo đảm đầu t tập trung, có hiệu quả. Thời gian thực hiện chơng trình là 5 năm hoặc phân kỳ thực hiện cho từng giai đoạn 5 năm.

- Quy trình tổ chức xây dựng chơng trình đợc xây dựng khá cụ thể, điều này tạo nhiều thuận lợi cho các đơn vị chủ trì thực hiện chơng trình MTQG từ lúc lập trình tự đề xuất danh mục chơng trình MTQG, sau khi đợc Quốc hội thông qua danh mục chơng trình đến bớc xây dựng các nội dung chủ yếu của chơng trình MTQG gửi các cơ quan đợc giao nhiệm vụ thẩm định chơng trình.

Đối với từng chơng trình MTQG Bộ Y tế lại xây dựng một cơ chế quản lý tài chính riêng bằng thông t liên tịch hớng dẫn chi tiết cơ chế quản lý tài chính của chơng trình kèm theo quyết định đợc phê duyệt. Tuy về mặt hình thức đã đáp ứng đợc việc xây dựng các văn bản hớng dẫn nhng về phần nội dung của các thông t hớng dẫn vẫn còn nhiều điểm bất cập. Cụ thể nh:

- Đối với thông t số 32/2008/TTLT-BTC-BYT ngày 17 tháng 4 năm 2008 thông t liên tịch hớng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chơng trình mục tiêu quốc gia dân số và kế hoạch hoá gia đình giai đoạn 2006 2010; Thông t liên tịch số 12/2008/TTLT-BTC-BYT ngày 31 tháng 01 năm 2008 về hớng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chơng trình mục tiêu quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm giai đoạn 2006-2010 và thông t liên tịch số 147/2007/TTLT-BTC-BYT hớng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chơng trình mục tiêu quốc gia phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS giai đoạn 2006-2010 đợc ban hành sau quyết định phê duyệt chơng trình một thời gian không dài, tuy nhiên trong cả 3 thông t này chỉ quy định chi tiết từng khoản mục chi là bao nhiêu mà phần cơ chế quản lý tài chính cụ thể lại đợc thể hiện rất chung chung, nh việc lập kế hoạch cho thực hiện chơng trình MTQG hàng năm, lập và tổng hợp dự toán ngân sách nhà nớc thực hiện chơng trình MTQG; Giao kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nớc thực hiện chơng trình MTQG; Phân bổ chi tiết kế hoạch, dự toán chi chơng trình MTQG và báo cáo kết quả phân bổ. Đây là nguyên nhân mà có thông t hớng dẫn nhng các đơn vị lập dự toán vẫn gặp nhiều vớng mắc.

Ngoài ra, việc ra nhiều thông t hớng dẫn cho cùng một chơng trình

MTQG gây ra hiện tợng chồng chéo quy định, do vậy nhiều đơn vị thụ hởng cuối cùng đã thực hiện không đúng với định hớng văn bản đa ra. Việc áp dụng 02 thông t liên tịch số 233/2009/TTLT-BTC-BYT và thông t liên tịch số 32/2008/TTLT-BTC-BYT cho cùng một chơng trình MTQG DS-KHHGĐ là một minh chứng cụ thể. Thông t 233/2009/TTLT-BTC-BYT chỉ áp dụng với chơng trình dân số ở các vùng biển đảo, tuy nhiên các vùng đó cũng áp dụng theo thông t số 32/2008/TTLT-BTC-BYT do đó mức kinh phí cho các cộng tác viên bị đội lên một phần.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Hoàn thiện quản lý tài chính các chương trình mục tiêu quốc gia của Bộ Y tế (Trang 55)