Tổ chức quản lý tài chính các chơng trình mục tiêu quốc gia Hệ thống mục tiêu, nguyên tắc quản lý

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Hoàn thiện quản lý tài chính các chương trình mục tiêu quốc gia của Bộ Y tế (Trang 25)

Hệ thống mục tiêu, nguyên tắc quản lý

Mục tiêu quản lý là bộ phận có tính quyết định vận hành của hệ thống quản lý. Trong hệ thống đó có mục tiêu trớc mà mắt và mục tiêu lâu dài; mục tiêu định tính và mục tiêu định lợng; mục tiêu tổng thể và mục tiêu bộ phận; mục tiêu chính và mục tiêu phụ. Vì vậy, việc chọn đúng hệ thống mục tiêu là vấn đề hệ trọng trong quản lý.

Hệ thống mục tiêu quản lý kinh phí chơng trình MTQG bao gồm:

- Thực hiện thành công các mục tiêu của chiến lợc phát triển kinh tế- xã hội trong từng thời kỳ của quốc gia, từng ngành và từng địa phơng.

- Huy động tối đa và sử dụng hiệu quả cao nguồn kinh phí từ NSNN, các nguồn lực, vật lực ngành, địa phơng và toàn xã hội giành cho chơng trình

MTQG. Đầu t sử dụng nhiều loại nguồn trong và ngoài nớc, vốn nhà, nớc và t nhân bằng tiền và hiện vật. Quản lý đầu t nhằm sử dụng hợp lý, tiết kiệm và

khai thác có hiệu quả từng loại nguồn vốn. Đồng thời, quản lý gắn liền với việc chống mọi hành vi lãng phí trong sử dụng nguồn kinh phí và khai thác các kết quả chơng trình mang lại.

- Thực hiện đúng những quy định pháp luật và yêu cầu kinh tế- chuyên môn trong lĩnh vực quản lý tài chính chơng trình MTQG. Quản lý vĩ mô đối với hoạt động đầu t cho chơng trình nhằm đảm bảo cho quá trình thực hiện dự án theo đúng quy hoạch đã đợc phê duyệt.

Hệ thống nguyên tắc trong quản lý tài chính của chơng trình MTQG

- Gắn chặt khả năng đáp ứng của NSNN với các khoản chi giành cho ch- ơng trình MTQG.

- Đảm bảo yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả trong việc bố trí kinh phí cho các chơng trình, dự án. Trong thực tế, tình trạng lãng phí và kém hiệu quả trong việc sử dụng kinh phí cho chơng trình MTQG diễn ra rất phổ biến. Do vậy cần phải quán triệt nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả trong quản lý tài chính chơng trình MTQG.

- Tập trung sử dụng nguồn tài chính có trọng điểm. Do kinh phí cho các chơng trình MTQG chủ yếu lấy từ nguồn NSNN do đó việc bố trí nguồn vốn cho các chơng trình phải căn cứ vào các chơng trình, dự án trọng điểm của quốc gia. Thực hiện đúng nguyên tắc này sẽ đảm bảo tính mục đích và khả năng tiết kiệm các khoản chi, sẽ có tác động dây truyền thúc đẩy các ngành, lĩnh vực phát triển.

- Phân biệt rõ nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội của các cấp theo luật định để bố trí vốn cho thích hợp. áp dụng nguyên tắc này tránh đợc việc bố trí vốn chồng chéo, khó kiểm tra giám sát, nâng cao trách nhiệm và tính chủ động của các cấp.

Tổ chức bộ máy quản lý chơng trình mục tiêu quốc gia từ cấp Trung ơng cho tới các dự án đợc thể hiện khái quát theo phụ lục số 2 với nội dung:

(1) Quốc hội: Ban hành các văn bản pháp luật về quy hoạch, xây dựng, quản lý đầu t, quản lý NSNN và các lĩnh vực liên quan đến đầu t (Luật NSNN, Luật Đầu t…). Đa ra các quyết định về thu, chi NSNN, phân bổ NSTW, giám sát việc thực hiện, phê chuẩn các quyết toán, cũng nh có quyền thông qua các dự án, công trình trọng điểm quốc gia.

(2) Chính phủ: Ban hành các dự án luật, pháp lệnh, văn bản quy phạm pháp luật, dự toán NSNN và phơng án phân bổ NSTW; Quản lý và điều hành toàn bộ các chơng trình mục tiêu quốc gia.

(3) Bộ Kế hoạch và Đầu t giúp Thủ tớng Chính phủ điều phối các hoạt động thực hiện chơng trình MTQG và có trách nhiệm:

- Là đầu mối để giúp Chính phủ quản lý và điều hành các chơng trình MTQG.

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan trung ơng, địa phơng xây dựng cơ chế về quản lý và điều hành các chơng trình MTQG, trình Thủ tớng Chính phủ ban hành.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, các bộ, ngành, cơ quan trung ơng liên quan lựa chọn, lập danh mục các chơng trình MTQG và dự kiến cơ quan quản lý chơng trình, trình Chính phủ xem xét để báo cáo Quốc hội thông qua trong từng kỳ kế hoạch; tổ chức thẩm định các chơng trình MTQG, trình Thủ tớng Chính phủ phê duyệt.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và cơ quan quản lý chơng trình MTQG đề xuất mức cân đối kinh phí cho từng chơng trình (cả vốn đầu t và vốn sự nghiệp) báo cáo Chính phủ xem xét, quyết định trong từng kỳ kế hoạch.

- Thông tin cho các cơ quan quản lý chơng trình MTQG, các cơ quan thực hiện ch- ơng trình MTQG về định hớng xây dựng kế hoạch thực hiện chơng trình MTQG hàng năm.

- Tham gia với các cơ quan quản lý chơng trình MTQG xây dựng nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn của các chơng trình. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính

tổng hợp các tiêu chí, định mức phân bổ chơng trình MTQG báo cáo Chính phủ trình

ủy ban Thờng vụ Quốc hội cho ý kiến trớc khi Thủ tớng Chính phủ phê duyệt.

- Thống nhất với các cơ quan quản lý chơng trình MTQG xây dựng kế hoạch và phân bổ kinh phí của chơng trình MTQG theo các nhiệm vụ, mục tiêu và dự án tổng thể thuộc chơng trình MTQG.

- Tổng hợp kinh phí của các chơng trình MTQG dự kiến phân bổ theo các bộ, ngành, cơ quan trung ơng và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ơng vào kế hoạch hàng năm trình Thủ tớng Chính phủ xem xét, quyết định.

- Thông báo cho cơ quan quản lý chơng trình MTQG và cơ quan quản lý dự án (nếu trong chơng trình MTQG có từ hai bộ trở lên quản lý các dự án khác nhau của chơng trình) về kinh phí thực hiện chơng trình MTQG (vốn đầu t và vốn sự nghiệp) đã giao kế hoạch cho các bộ, cơ quan thực hiện Chơng trình MTQG ở Trung ơng và ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ơng.

- Kiểm tra, giám sát định kỳ và đột xuất việc thực hiện chơng trình MTQG đúng định hớng, mục tiêu và hiệu quả đối với các cơ quan thực hiện (ở trung ơng và các địa phơng).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Hoàn thiện quản lý tài chính các chương trình mục tiêu quốc gia của Bộ Y tế (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w