6. Tổng quan tài liệu
3.2.1. Xây dựng hệ thống thang lƣơng mới
Để xây dựng một hệ thống thang lƣơng mới, cần định giá và xếp hạng công việc tại công ty. Để hoàn thiện công tác này, căn cứ vào các yếu tố công việc và Bản mô tả công việc để định giá cho từng công việc, nhóm công việc.
* Kiến thức:
- Trình độ học vấn: Tốt nghiệp THPT trở xuống: bậc 1, tƣơng ứng với 8 điểm; Trung cấp: bậc 2, tƣơng ứng với 16 điểm; Cao đẳng: bậc 3, tƣơng ứng với 24 điểm; Đại học: bậc 4, tƣơng ứng với 32 điểm; Sau đại học: bậc 5 tƣơng ứng với 40 điểm.
- Kinh nghiệm: 1 năm: 8 điểm; 2 năm: 16 điểm; 3 năm 24 điểm; 4 – 5 năm 32 điểm; trên 5 năm 40 điểm.
* Các nổ lực về trí óc và vận dụng kỹ năng:
- Vận dụng óc sáng kiến và khéo léo: Đối với lao động quản lý đƣợc đánh giá và cho điểm về óc sáng kiến, đối với lao động trực tiếp đƣợc đánh giá và cho điểm về sự khéo léo trong tay nghề.
Những công việc ở vị trí lãnh đạo càng cao đòi hỏi mức độ vận dụng óc sáng kiến càng cao. Những vị trí quản lý thuộc các bộ phận quan trọng nhƣ sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật đòi hỏi mức độ vận dụng óc sáng kiến cao hơn những bộ phận khác.
Công nhân dệt tay, công nhân ráp áo, công nhân may đòi hỏi mức độ khéo léo cao hơn những lao động khác trong bộ phận trực tiếp sản xuất.
- Đòi hỏi khả năng đánh giá: Cấp lãnh đạo, quản lý càng cao thì đòi hỏi khả năng đánh giá càng cao, do đó đƣợc cho điểm càng cao.
- Đòi hỏi khả năng thuyết phục: Cấp lãnh đạo, quản lý càng cao, những vị trí đòi hỏi phải tiếp xúc, giao dịch với khách hàng, chính quyền, công chúng, ngƣời lao động trực tiếp thì đòi hỏi có khả năng thuyết phục cao.
- Yêu cầu về khả năng lãnh đạo: Cấp lãnh đạo, quản lý càng cao đòi hỏi khả năng lãnh đạo càng cao.
* Các nổ lực về thể lực:
- Mức độ phải tập trung sức lực: Hầu hết lao động đƣợc đánh giá đòi hỏi mức độ tập trung sức lực trung bình, tức bậc 3, tƣơng ứng với 21 điểm; riêng nhân viên cơ điện đƣợc đánh giá đòi hỏi mức độ tập trung sức lực cao hơn, bậc 4, 28 điểm và nhân viên bốc hàng đòi hỏi mức độ tập trung sức lực cao nhất, bậc 5, 35 điểm.
- Mức độ phải tập trung về thị lực: Những công việc thƣờng xuyên sử dụng máy vi tính và trực tiếp sản xuất đòi hỏi mức độ tập trung thị lực cao. Trong đó công nhân may, công nhân ráp áo, lái xe đƣợc đánh giá là đòi hỏi mức độ tập trung thị lực cao hơn cả.
* Điều kiện làm việc:
- Môi trƣờng làm việc đặc thù: Những công việc đòi hỏi di chuyển nhiều, độc hại, nóng, ẩm, ô nhiễm không khí đƣợc đánh giá ở bậc 4, 28 điểm; các vị trí công việc còn lại đƣợc đánh giá ở mức trung bình, tức bậc 3, 21 điểm.
- Sự nguy hiểm: Những công việc có nguy cơ cao về rủi ro cháy nổ, tai nạn giao thông, điện giật đƣợc đánh giá về sự nguy hiểm ở mức cao, tức bậc 4, bậc 5. Những vị trí còn lại đƣợc đánh giá ở mức trung bình, tức bậc 3.
* Trách nhiệm:
- Máy móc, thiết bị, dụng cụ: Chỉ tiêu này đánh giá mức độ chịu trách nhiệm với máy móc, dụng cụ, thiết bị phục vụ công việc đƣợc giao sử dụng, quản lý. Những công việc ở vị trí càng cao, đƣợc giao trực tiếp quản lý, sử dụng những máy móc, dụng cụ, thiết bị có giá trị càng lớn thì mức độ chịu trách nhiệm về tài sản đó càng lớn.
- Vật tư, sản phẩm, hàng, tiền: Cấp quản lý và ngƣời trực tiếp đƣợc giao sử dụng, cất giữ, bảo quản vật tƣ, nguyên vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, tiền sẽ chịu trách nhiệm cao về những tài sản đó. Theo đó các vị trí Giám đốc, các Phó Giám đốc, Trƣởng các bộ phận, Thủ kho, Thủ quỹ chịu trách nhiệm cao.
- An toàn đối với người khác: Cấp quản lý càng cao càng chịu trách nhiệm cao về an toàn đối với ngƣời khác, Giám đốc Công ty chịu trách nhiệm cao nhất về vấn đề này, đƣợc đánh giá ở bậc 5, ứng với 25 điểm; những vị trí quản lý ở bộ phận đông ngƣời, có rủi ro xảy ra cháy, nổ, chạm điện cao nhƣ Quản đốc các phân xƣởng và các vị trí Nhân viên bảo vệ, Nhân viên lái xe cũng đƣợc đánh giá mức độ trách nhiệm an toàn đối với ngƣời khác cao, tức bậc 4, tƣơng ứng 20 điểm.
- Đối với công việc người khác: Những vị trí lãnh đạo, quản lý càng cao thì trách nhiệm đối với công việc của ngƣời khác càng cao; những công việc có liên quan đến nhiều bộ phận bên trong nội bộ Công ty, thể hiện ở nội dung “Quan hệ công việc, báo cáo” trong Bản mô tả công việc của từng chức danh công việc có mức độ trách nhiệm đối với công việc của ngƣời khác cao hơn.
a. Xây dựng hệ thống thang lương mới
Chuyển điểm đánh giá công việc sang xây dựng hệ thống thang bậc lƣơng, kết quả cho ra Bảng khoảng cách điểm giữa các bậc trong thang lƣơng.
Trên cơ sở hệ thống thang bậc lƣơng đã xây dựng, tiến hành chuyển điểm số các công việc, nhóm công việc đã đƣợc định giá sang bậc lƣơng và xác định hệ số lƣơng cho mỗi công việc, nhóm công việc.
Theo kinh nghiệm của nhiều công ty lớn trên thế giới, để tiện cho việc quản lý và tạo sự công bằng, hệ thống thang lƣơng thƣờng có từ 12 - 24 bậc. Đối với Công ty TNHH Vietnam Knitwear, việc lựa chọn một Hệ thống thang xếp hạng công việc 24 bậc càng tăng mức độ đảm bảo sự công bằng cho ngƣời lao động. Khoảng cách điểm giữa mỗi bậc đƣợc xác định nhƣ sau:
(3.1) Trong đó:
Điểm tối đa: 100 Điểm tối thiểu: 10 Số bậc: 24 bậc
Lúc này thang điểm tối đa - tối thiểu của hệ thống thang bậc công việc cùng với thang bậc hệ số lƣơng đƣợc xác định nhƣ Bảng 3.1.
Bảng 3.1. Khoảng cách điểm giữa các bậc trong thang lương
Bậc Điểm tối thiểu Điểm tối đa Hệ số lƣơng
1 0,00 10,00 1,00 2 10,00 13,91 1,39 3 13,91 17,82 1,78 4 17,82 21,73 2,17 5 21,73 25,64 2,56 6 25,64 29,55 2,96 7 29,55 33,46 3,35 8 33,46 37,37 3,74 9 37,37 41,28 4,13 10 41,28 45,19 4,52 91 , 3 1 24 10 100 K
11 45,19 49,10 4,91 12 49,10 53,01 5,30 13 53,01 56,92 5,69 14 56,92 60,83 6,08 15 60,83 64,74 6,47 16 64,74 68,65 6,87 17 68,65 72,56 7,26 18 72,56 76,47 7,65 19 76,47 80,38 8,04 20 80,38 84,29 8,43 21 84,29 88,20 8,82 22 88,20 92,11 9,21 23 92,11 96,02 9,60 24 96,02 100,00 10,00
Với hệ thống thang lƣơng mới xây dựng cho Công ty thì bội số tiền lƣơng (tỷ số giữa bậc lƣơng cao nhất (Bậc 24) và bậc lƣơng thấp nhất (Bậc 1)) đƣợc mở rộng lên đến 10 lần. Điều này phù hợp với xu thế hiện nay của các doanh nghiệp đang hƣớng đến đồng thời cũng đáp ứng đƣợc yêu cầu trong đề án cải cách tiền lƣơng của Nhà nƣớc sắp tới và mở rộng bội số lƣơng lên đến 10 lần. Khoảng cách hệ số lƣơng giữa mỗi bậc lƣơng kế tiếp nhau là 0,39, đây là một khoảng cách khá hợp lý cho việc áp dụng trả lƣơng dựa vào công việc sẽ áp dụng tại đơn vị trong tƣơng lai.
Trên cơ sở hệ thống thang bậc lƣơng đã xây dựng, ta tiến hành chuyển điểm số các công việc, nhóm công việc đã đƣợc định giá ở phần trƣớc sang bậc lƣơng và xác định hệ số lƣơng cho mỗi công việc, nhóm công việc. Kết quả cụ thể ở Bảng 3.2. nhƣ sau.
Bảng 3.2. Kết quả xếp bậc lƣơng và hệ số lƣơng cho công việc, nhóm công việc
Công việc, nhóm công việc Bậc Hệ số lƣơng Số lao động Tổng hệ số lƣơng Lƣơng cơ bản (1.000đ) (1) (2) (3) (4) (5)=(4)* (3) (6)=(5)* 1.150
I. Bộ phận lao động gián tiếp
1. Giám đốc 24 10.0 1 10.0 11,500 2. Phó Giám đốc sản xuất 20 8.43 1 8.43 9,695 3. Phó Giám đốc kinh doanh 19 8.04 1 8.04 9,246 4. Trƣởng phòng TC-HC 17 7.26 1 7.26 8,349 5. Kế toán trƣởng 22 9.21 1 9.21 10,592 6. Trƣởng phòng Kinh doanh 18 7.65 1 7.65 8,798 7. Trƣởng phòng Kỹ thuật 17 7.26 1 7.26 8,349 8. Quản đốc phân xƣởng may 16 6.87 1 6.87 7,901 9. Quản đốc phân xƣởng hoàn thành 16 6.87 1 6.87 7,901 10. Tổ trƣởng Tổ cơ điện 13 5.69 1 5.69 6,544 11. Tổ trƣởng Tổ phục vụ 9 4.13 6 24.78 28,497 12. Nhân viên kế toán tổng hợp 9 4.13 1 4.13 4,750 13. Nhân viên kế toán công nợ 8 3.74 1 3.74 4,301 14. Nhân viên kế toán kho 7 3.35 1 3.35 3,853 15. Nhân viên nhân sự 9 4.13 1 4.13 4,750 16. Nhân viên hành chính 8 3.74 2 7.48 8,602 17. Phiên dịch 11 4.91 4 19.64 22,586 18. Nhân viên kỹ thuật 10 4.52 3 13.56 15,594 19. Thủ kho 8 3.74 3 11.22 12,903 20. Thủ quỹ 7 3.35 1 3.35 3,853 21. Chuyền trƣởng 9 4.13 10 41.30 47,495 22. Nhân viên cơ điện 8 3.74 2 7.48 8,602 23. Nhân viên KCS 7 3.35 10 33.50 38,525 24. Bảo vệ 8 3.74 5 18.70 21,505 25. Lái xe 10 4.52 2 9.04 10,396
26. Nhân viên vệ sinh 5 2.56 6 15.36 17,664
Cộng 68 298.04 342,751
Hệ số lương trung bình 4.38
II. Bộ phận lao động trực tiếp
29. Công nhân dệt 8 3.74 170 635.8 731,170 30. Công nhân ráp áo 8 3.74 242 905.08 1,040,842 31. Công nhân may 7 3.35 174 582.9 670,335 32. Công nhân kiểm hàng 6 2.96 196 580.16 667,184 33. Công nhân cắt chỉ, ủi, đóng gói 6 2.96 150 444 510,600
Cộng 932 3147.94 3,620,131
Hệ số lương trung bình 3.38
Hệ số lƣơng trung bình cả công ty 3.45
Tổng quỹ lƣơng cơ bản/tháng 3,962,882
Tổng quỹ lƣơng cơ bản/năm 47,554,584
Thu nhập bình quân/ngƣời/tháng 3,963
Tổng quỹ lƣơng cơ bản tƣơng ứng với mức lƣơng tối thiểu hiện hành theo quy định của Nhà nƣớc là hơn 47,5 tỉ đồng nhỏ hơn tổng quỹ lƣơng thực tế năm 2013 là 51 tỉ; thu nhập bình quân/ngƣời/tháng thay đổi từ 4,2 triệu đồng (năm 2013) xuống 3,963 triệu đồng. Điều này đảm bảo cho công ty giảm bớt chi phí, kinh doanh có lãi, đồng thời phân phối lại mức lƣơng giữa các bộ phận. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp trong điều kiện công ty mới hoạt động lại nhƣ hiện nay.
Qua Bảng 3.2. cho thấy, hệ số lƣơng trung bình của bộ phận lao động gián tiếp (4,38) lớn hơn bộ phận lao động trực tiếp (3,38) là hoàn toàn phù hợp, vì phải trả chi phí lớn hơn cho lao động trí óc, đòi hỏi đầu tƣ chất xám nhiều và trả chi phí thấp hơn cho lao động chân tay là tất yếu.
Hệ số lƣơng trung bình của Công ty là 3,45 cao hơn so với mức trung bình của các công ty và cơ sở may trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng (3,0), điều này đảm bảo Công ty thu hút, giữ chân lao động để ổn định sản xuất. Và
hệ số lƣơng trung bình của lao động trực tiếp có cải thiện đáng kể, cao hơn mức trung bình của ngành may trên địa bàn, điều này khắc phục tình trạng có sự chênh lệch quá lớn về thu nhập giữa bộ phận lao động gián tiếp và bộ phận lao động trực tiếp, cũng nhƣ tình trạng có những công nhân có mức thu nhập quá thấp, không đủ trang trải cuộc sống và yên tâm làm việc tại Công ty.
Nếu áp dụng hệ thống tiền lƣơng trong doanh nghiệp theo hƣớng đề xuất nhƣ trên ngƣời lao động sẽ thấy tất cả những gì mình đóng góp đều đƣợc Công ty đánh giá, ghi nhận, việc trả lƣơng công bằng, minh bạch hơn, thu nhập đảm bảo… sẽ thúc đẩy mọi ngƣời nâng cao năng suất và hiệu quả lao động, đồng thời nhất quán với mục tiêu sản xuất, kinh doanh mà Công ty hƣớng đến.