6. Tổng quan tài liệu
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI CÔNG TY
- Công ty cần phải củng cố và tăng cƣờng chất lƣợng, số lƣợng lao động chuyên trách làm công tác lao động tiền lƣơng nhằm đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ đề ra.
- Phải thực hiện toàn bộ quá trình định giá công việc, xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn đánh giá thành tích đối với từng vị trí công việc để làm cơ sở cho việc bố trí sắp xếp lại lao động cho phù hợp và dùng để xếp thang bậc lƣơng, tính lƣơng, thƣởng cho từng lao động đƣợc khoa học hơn. Việc đánh giá và xếp hạng lại giá trị công việc thƣờng gây tâm lý lo sợ mất việc hoặc bị giảm lƣơng ở một bộ phận ngƣời lao động nào đó. Mặc dù điều đó có thể cần thiết và hợp lý với Công ty thì Hội đồng tiền lƣơng cũng nên chuẩn bị kỹ công tác tuyên truyền, phổ biến để ngƣời lao động hiểu và ủng hộ quá trình đổi mới của Công ty. Mọi sự e ngại, né tránh, dĩ hòa vi quý… đối với vấn đề tiền lƣơng đều chỉ làm chậm quá trình đổi mới, phát triển và hội nhập của Công ty.
- Để nâng dần tiền lƣơng bình quân của ngƣời lao động, Công ty cần rà soát lại công tác định biên, sử dụng lao động để bổ sung hoặc giảm bớt lao động ở từng vị trí cho thật phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh hằng năm.
- Hoàn thiện cách tính trả lƣơng trên cơ sở đánh giá đầy đủ các yếu tố cấu thành công việc và hiệu quả làm việc của từng lao động.
- Nghiên cứu đề ra các hình thức thƣởng phù hợp với từng bộ phận lao động nhằm phát động thi đua, kích thích tăng năng suất, tăng hiệu quả, tiết kiệm chi phí, vật tƣ… ở mọi khía cạnh công tác từ đó tạo ra sức bật tổng hợp nhằm tối ƣu hóa hiệu quả hoạt động của Công ty.
- Quan tâm đảm bảo đầy đủ hơn các quyền lợi theo Luật định nhƣ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp, nghỉ thai sản, con ốm, nghỉ lễ, nghỉ hằng năm… cho ngƣời lao động, nhất là lao động trực tiếp, lao động nữ, có nhƣ vậy ngƣời lao động mới gắn bó lâu dài và ra sức cống hiến cho sự phát triển của Công ty.
KẾT LUẬN
Luận văn đã hoàn thành các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
1. Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về công tác trả lƣơng cho ngƣời lao động trong doanh nghiệp. Luận văn làm rõ các vấn đề về khái niệm và nội dung của tiền lƣơng, hệ thống tiền lƣơng, tổ chức công tác trả lƣơng; đi sâu vào vấn đề phân tích định giá công việc, xây dựng thang bảng lƣơng và cách thức tính trả lƣơng cho ngƣời lao động.
2. Luận văn đã phản ánh tình hình công tác trả lƣơng cho ngƣời lao động hiện nay ở Công ty, và chỉ ra những tồn tại trong công tác này.
3. Để hoàn thiện công tác trả lƣơng cho lao động ở Công ty, Luận văn đã đƣa ra đƣợc một hệ thống thang bảng lƣơng mới – kết quả của quá trình phân tích, mô tả và định giá công việc, nêu các giải pháp hoàn thiện cách tính trả lƣơng cho lao động ở từng bộ phận và một số kiến nghị đối với Công ty.
Vì điều kiện thời gian và khả năng có hạn, cùng với những khó khăn trong thu thập thông tin, số liệu, chắc rằng Luận văn có những thiếu sót nhất định, rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp của quý thầy cô giáo và bạn đọc.
[1] Bộ luật lao động (2010), Các văn bản quy định chế độ tiền công, BHXH, NXB Lao động.
[2] PGS. TS Trần Xuân Cầu và PGS. TS Mai Quốc Chánh (2008), Giáo trình Kinh tế Nguồn Nhân lực, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. [3] PGS. TS Trần Kim Dung (2011), Quản trị nguồn nhân lực, NXB Tổng hợp
TP. HCM.
[4] TS. Nguyễn Hữu Dũng, Chính sách tiền lương: Thực trạng, vấn đề và yêu cầu đặt ra cho giai đoạn 2011-2015, Viện Khoa học lao động và xã hội. [5] ThS. Nguyễn Vân Điềm và PGS. TS Nguyễn Ngọc Quân (2007), Giáo trình
Quản trị nguồn nhân lực, NVS Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
[6] GS. Phạm Minh Hạc (2001), Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[7] Nguyễn Thanh Hội (2000), Quản trị nhân sự, Nhà xuất bản thống kê. [8] TS. Nguyễn Thanh Liêm (1999), Quản trị sản xuất và tác nghiệp, NXB
Giáo dục, Hà Nội.
[9] Mac & P.Ang-ghen toàn tập, NXB Chính trị quốc gia sự thật Hà Nội. [10] TS. Nguyễn Hữu Thân (1999), Quản trị nhân sự, NXB Thống kê Hà Nội. [11] PGS. TS Võ Xuân Tiến (2009), Bài giảng Quản trị nguồn nhân lực, Đại
học Đà Nẵng.
[12] PGS. TS Võ Xuân Tiến (2010), “Một số vấn đề về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 5(40), trang 7-10.