Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Vietnam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện công tác trả lương tại công ty TNHH Việt Nam Knitwear (full) (Trang 48)

6. Tổng quan tài liệu

2.1.4.Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Vietnam

South Ocean Knitters Ltd. Nguồn vốn sử dụng đƣợc Tổng công ty cấp theo quy định do nội bộ ban hành.

Quan hệ cấp vốn giữa Tổng công ty South Ocean và Công ty TNHH Vietnam Knitwear là quan hệ vãng lai nội bộ. Công ty TNHH Vietnam Knitwear nhận vốn đƣợc cấp có trách nhiệm quản lý sử dụng theo đúng chế độ quy định hiện hành.

2.1.4. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Vietnam Knitwear Knitwear

a. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu qua các năm

Trong năm 2013, Công ty tiếp tục điều hành an toàn và chủ động khai thác tiềm lực hiện có. Mặc dù thị trƣờng có khó khăn biến động, nhƣng Công ty khai thác 100% công suất hoạt động của đơn vị sản xuất, phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu và kinh doanh nội địa tại công ty, đáp ứng đƣợc một phần nhu cầu của khách hàng. Công ty có hai hình thức kinh doanh đó là gia công và sản xuất xuất khẩu. Công ty đã tận dụng linh hoạt hệ thống sản xuất để tiết kiệm chi phí cũng nhƣ giảm bớt thời gian chết của máy móc. Gia công xuất khẩu chiếm khoảng 80% doanh số, sản xuất xuất khẩu chiếm 20%.

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Vietnam Knitwear trong giai đoạn 2012-2014 đƣợc thể hiện qua Bảng 2.3.

Bảng 2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Vietnam Knitwear trong giai đoạn 2012 - 2014

Chỉ tiêu Năm 2012 (1000đ) Năm 2013 (1000đ) Quý I, năm 2014 (1000đ)

1. Doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ 302,695,975 346,147,010 89,747,961 2. Các khoản giảm trừ nếu có - 1,128,798 8,819,861 3. Doanh thu thuần về BH và CCDV 302,695,975 345,018,212 89,739,141 4. Giá vốn hàng hóa 270,221,268 298,373,300 80,631,716 5. Lợi nhuận gộp về BH và CC DV 32,474,707 46,644,912 9,107,425 6. DT hoạt động tài chính 6,937,939 8,123,241 708,122 7. CP hoạt động tài chính 17,484,432 18,220,051 3,903,239 8. Chi phí bán hàng 18,139,182 13,603,954 3,294,592 9. CP quản lý doanh nghiệp 19,632,720 25,766,626 3,150,600 10. LN thuần từ hoạt động kinh

doanh (15,843,687) (2,822,478) (532,884) 11. Lợi nhuận khác 3,533,771 4,650,387 1,724,537 12. Tổng lợi nhuận trƣớc thuế (12,309,915) 1,827,909 1,191,653 13. Các khoản chi phí trừ vào LNST - 463,902 300,798 14. Lợi nhuận sau thuế (12,309,915) 1,364,007 890,855

(Nguồn: Phòng Kế toán - Công ty TNHH Vietnam Knitwear)

Qua bảng số liệu 2.3 ta thấy, nhìn chung tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty ở năm 2012 có phần thua lỗ, lợi nhuận giảm đi rất nhiều mặc dù doanh thu cao, điều này chứng tỏ công ty với các đơn đặt hàng có sẵn đã thu về doanh thu tƣơng đối cao, tuy nhiên không hiệu quả về mặt chi phí trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.

Năm 2013 doanh thu bán hàng cao hơn năm 2012 và lợi nhuận sau thuế tăng thành 1.364.007.000 đồng, điều này chứng tỏ Công ty đang hoạt động

khá hiệu quả, tận dụng đƣợc nguồn vốn của mình và tiết kiệm đƣợc khoản chi phí.

Tóm lại, Công ty hoạt động hiệu quả và cần phải phát huy hơn nữa những lợi thế của mình. Về công tác quản lí tài chính kế toán trong năm 2014, Vietnam Knitwear luôn đảm bảo quản lý vốn an toàn, thực hiện đầy đủ các khoản thu, chi tài chính trong năm. Công ty cũng đã bƣớc đầu xây dựng các định mức chi phí, phần nào đã góp phần tăng cƣờng công tác quản lí và nâng cao ý thức tiết kiệm trong toàn công ty. Các chi phí hội họp tiếp khách, đi lại, chi phí hành chính không cần thiết phần nào đã đƣợc cắt giảm.

b. Tình hình các mặt hoạt động kinh doanh chủ yếu của đơn vị

Ba năm vừa qua (2012-2014), tình hình kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng sau giai đoạn biến động khủng hoảng đã có những tín hiệu chuyển biến tích cực.

Tại công ty TNHH Vietnam Knitwear, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may tăng khá so với cùng kỳ năm 2012, trong đó có sự đóng góp lớn từ những thị trƣờng chủ lực nhƣ Nhật Bản, Hoa Kỳ và Canada. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2013 đạt 31,6 triệu USD.

Tỉ trọng doanh thu hàng FOB năm 2013 tăng cao so với năm 2012 (Năm 2013: 77%, năm 2012: 69%). Tuy nhiên, các đơn hàng FOB của công ty chủ yếu nhập khẩu nguyên liệu từ nƣớc ngoài nên tính chủ động trong sản xuất kinh doanh không cao.

Thị trƣờng hàng dệt may xuất khẩu vẫn đang còn đủ sức cạnh tranh trên thƣơng trƣờng. Công ty đã giữ vững đƣợc mối quan hệ hợp tác với các khách hàng truyền thống và phát triển thêm một số khách hàng mới. Với chính sách đa dạng hóa sản phẩm trên cơ sở hợp tác đôi bên cùng có lợi cũng góp phần vào sự ổn định và phát triển của công ty.

Các chế độ chính sách đối với ngƣời lao động đƣợc thực thi một cách kịp thời và đầy đủ nên đã tạo ra sự ổn định về tƣ tƣởng và tạo dựng đƣợc niềm tin trong phần lớn cán bộ công nhân viên đối với Công ty.

Những khó khăn, thách thức đặt ra đối với công ty là điều không thể tránh khỏi. Có thể kế đến nhƣ sau:

- Cơ cấu mặt hàng không ổn định nên công ty đã sản xuất các mặt hàng không chuyên môn hóa dẫn đến tình trạng năng suất đạt rất thấp so với dự kiến. Ngoài ra, công ty còn đƣa các mặt hàng không chuyên môn hóa ra ngoài gia công ảnh hƣởng tới chi phí sản xuất của công ty.

- Cơ cấu vốn của công ty bất hợp lý (30% vốn lƣu động) nên hoạt động tài chính vẫn chƣa phát huy đƣợc hiệu quả tối ƣu. Nguồn vốn kinh doanh chủ yếu là vốn vay nên công ty luôn phải chịu áp lực lớn về lãi suất trong hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu.

- Tình trạng mất điện thất thƣờng vẫn xảy ra, gây khó khăn trong công tác điều hành thực hiện kế hoạch sản xuất và tiến độ giao hàng tại công ty.

- Tình hình tăng mức lƣơng tối thiểu vùng bắt đầu từ ngày 1/1/2014 đã ảnh hƣởng lớn đến chi phí công ty, đặc biệt là chi phí nhân công tăng cao và đồng thời chi phí trích BHXH, BHYT, BHTN tăng. Sự biến động lao động cũng là một thách thức rất lớn trong việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty.

- Một số chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh tiếp tục tăng nhƣ: xăng dầu, vận chuyển, chỉ may,... Giá cả đầu vào ngày càng tăng nhƣng giá bán sản phẩm lại không đƣợc cải thiện thậm chí có nhiều đơn đặt hàng giá giảm từ 15-20% so với thời gian trƣớc đây.

- Khó khăn lớn nhất là nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu không ổn định, chi phí nhập khẩu cũng nhƣ yêu cầu khắt khe của khách hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện công tác trả lương tại công ty TNHH Việt Nam Knitwear (full) (Trang 48)