Căn cứ vào xu hƣớng phát triển của ngành và chiến lƣợc trả lƣơng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện công tác trả lương tại công ty TNHH Việt Nam Knitwear (full) (Trang 70)

6. Tổng quan tài liệu

3.1.1.Căn cứ vào xu hƣớng phát triển của ngành và chiến lƣợc trả lƣơng

lƣơng của đối thủ cạnh tranh

a. Xu hướng phát triển của ngành Dệt May Việt Nam

Hiện cả nƣớc có 5.982 doanh nghiệp Dệt May. Đây là ngành đóng góp 8% GDP và là một trong những ngành đi đầu trong xuất khẩu của Việt Nam.

Theo đánh giá chung của Hội thảo góp ý về Dự thảo Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Dệt May đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Bộ Công thƣơng tổ chức vào ngày 04/6/2013, ngành Dệt May nƣớc ta có lực lƣợng lao động dồi dào, kỹ năng và tay nghề tốt, công nghệ và thiết bị ngành May đã đƣợc hiện đại hóa 95%, các sản phẩm may mặc có chất lƣợng ở phân khúc trung bình khá và có tính cạnh tranh cao. Trong thời gian tới, ngành Dệt May thế giới có xu hƣớng dịch chuyển nhanh đến các quốc gia có lợi thế về nguồn nhân lực, giá gia công thấp. Từ một ngành ít tên tuổi trên bản đồ Dệt May thế giới, hiện Việt Nam đã đứng trong Top 5 nƣớc xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới. Dự báo trong 10 năm tới, ngành Dệt May nƣớc ta vẫn có lợi thế để phát triển. Đây vẫn sẽ là ngành thu hút đông lao động, góp phần ổn định an sinh xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động.

Theo ông Lê Tiến Trƣờng, Phó Tổng Giám đốc thƣờng trực Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), dệt may Việt Nam đã nằm trong danh sách ƣu tiên của nhiều nhà nhập khẩu nƣớc ngoài, có khả năng cạnh tranh với những quốc gia phát triển mạnh về dệt may nhƣ Trung Quốc, Mexico hay Bangladesh... Trong khi nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may của nhiều thị

trƣờng lớn nhƣ Mỹ, EU, Nhật Bản đều giảm thì kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào những thị trƣờng này vẫn tăng trƣởng ổn định.

Với mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu từ 18,8-19,3 tỷ USD trong năm 2014 (tăng 2 tỷ USD so với năm 2013), tạo thêm 20 vạn việc làm mới, ngành Dệt may nƣớc ta đang tiếp tục đƣợc kỳ vọng sẽ tận dụng thành công sự chuyển hƣớng đơn đặt hàng của các nhà nhập khẩu, tự tin đón đầu những cơ hội phát triển trong tƣơng lai. Mặc dù đã đạt đƣợc những kết quả kinh doanh thuận lợi trong năm 2013 nhƣng để đạt đƣợc mục tiêu sản xuất, kinh doanh trong năm 2014 và kế hoạch trở thành điểm đến của ngành dệt may thế giới thì Dệt may Việt Nam cần phải tiếp tục khắc phục hai hạn chế lớn nhất: tỷ lệ nội địa hóa thấp và chi phí tín dụng còn cao.

Điểm đáng mừng là cả hai hạn chế trên đều đã có những phƣơng hƣớng giải quyết hết sức khả quan từ những giải pháp của Chính phủ:

Trƣớc hết, về chi phí đầu vào, ngành Dệt may sẽ đƣợc hƣởng lợi không nhỏ khi Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trƣờng, giải quyết nợ xấu đƣợc triển khai ngay trong tháng 01/2013.

Trong quy hoạch phát triển đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020 đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt, ngành dệt may xác định mục tiêu tăng trƣởng hằng năm là 12-14%; tăng trƣởng xuất khẩu là 15%. Theo đó, các doanh nghiệp dệt may sẽ đƣợc gia hạn 06 tháng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng phải nộp trong quý I/2013, và 03 tháng đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong quý II-III/2013. Bên cạnh đó, lãi suất tín dụng vẫn đang tiếp tục đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc điều chỉnh giảm sẽ giúp doanh nghiệp dệt may có khả năng cạnh tranh cao hơn.

Trong xu hƣớng phát triển thuận lợi chung của ngành nhƣ trên, trong thời gian đến Công ty TNHH Vietnam Knitwear sẽ có nhiều cơ hội để cải

thiện tình hình, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, có điều kiện tăng thu nhập cho ngƣời lao động.

b. Chiến lược trả lương của đối thủ cạnh tranh

Qua khảo sát sơ bộ về chiến lƣợc trả lƣơng của một số công ty dệt may trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nhƣ: Công ty dệt may 29-3, Công ty dệt Sơn Trà, Công ty may Danatex, Công ty dệt may Hòa Thọ… và qua tài liệu thu thập tài liệu từ Hiệp hội dệt may Việt Nam, nhận thấy các công ty dệt may chủ yếu vẫn đảm bảo mức lƣơng bình quân khoảng từ 2 - 4 lần mức lƣơng tối thiểu do Nhà nƣớc quy định (bình quân là 3,0). Đây là một thuận lợi cơ bản để Công ty có điều kiện tổ chức sản xuất tập trung, đặt hàng gia công sản phẩm cho các quốc gia là khách hàng quen thuộc trƣớc đây nhƣ Mỹ, Canada, Nhật Bản…

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện công tác trả lương tại công ty TNHH Việt Nam Knitwear (full) (Trang 70)