Coi vậy mà vấn đề nhỏ mọn này đôi khi làm phiền các bà mẹ không ít. Nhiều bà mẹ vất vả, toát mồ hôi để làm cho bé chịu nuốt một muỗng thuốc mà cũng không thành công. Người thì năn nỉ dỗ dành, cho kẹo, cho bánh, có khi cho cả tiền nữa, người thị dọa nạt đủ kiểu đủ điều cũng không làm cho bé nao núng. Một lúc rồi bà mẹ hóa ra bực mình, đổ quạu, rồi chịu thua...
* Thường thường thì bác sĩ lựa các thứ thuốc bột, thuốc giọt dễ uống cho bé còn nhỏ và thuốc viên chỉ dành cho bé đã biết nuốt viên thuốc. Loại tọa dược là thuốc nhét hậu môn, tránh cho bé đỡ phải uống quá nhiều, nhất là khi bé bị ói mửa hay khó uống thuốc, nhưng có cái bất lợi là nếu trẻ tiêu chảy thì không dùng được, vì nhét thuốc vào thuốc kích thích hậu môn làm trẻ tiêu nhiều thêm và thuốc cũng không giữ được lâu. Cái bất tiện nữa là chỉ có một ít thuốc được làm dưới hình thức tọa dược thôi. Trung bình 6 giờ nhét được 1 viên và nếu mới nhét chưa tới 2 giờ mà trẻ đã đi tiêu ra thì phải nhét lại viên khác. Trước khi nhét, nếu thuốc cứng sẵn thì tốt, không thì nên ngâm nước lạnh một lúc cho cứng lại.
Các loại thuốc bột, sirop, viên, phần lớn có thể hòa chung với nhau uống được, như thế có cái lợi là trẻ không phải uống quá nhiều lần. Chẳng hạn, bác sĩ cho 3 thứ thuốc, mỗi thứ uống ngày 4 lần, nếu hòa chung bé chỉ phải uống 4 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 5, 6 giờ, nếu uống từng thứ bé phải uống đến 12 lần vất vả hơn nhiều lắm. Gặp trường hợp có các loại thuốc không thể pha chung hoặc phải uống riêng rẽ trước hay sau bữa ăn, trước khi ngủ chẳng hạn, bác sĩ sẽ dặn riêng.
* Bé rất nhạy cảm, nhìn thái độ của mẹ, bé biết ngay phải phản ứng ra sao. Thấy mẹ băn khoăn, trịnh trọng đưa muỗng thuốc vào miệng bé, năn nỉ, hứa cho món này món nọ thì nhất định bé từ chối làm theo. La hét, dọa đánh đập, bé càng phản ứng dữ. Cho thuốc vào sữa để gạt bé bú, bé liệng bình bú và có khi “tuyệt thực”, không thèm bú nữa, dù không có thuốc. Tôi đã thấy có người mỗi lần cho con uống thuốc thì cho cả xấp giấy bạc, cha thì hứa cho đi coi hát, mẹ thì hứa mua cho cái áo mới...
Thực ra có nhiều bé vì thấy cha mẹ nài nỉ, ép buộc mà tưởng uống thuốc là một cực hình ghê gớm nên từ chối, lúc uống vào thấy chẳng có gì quan trọng bèn uống luôn một cách tự nhiên.
* Sau đây là những cách tốt nhất để cho bé uống thuốc:
− Sau khi pha chế xong món thuốc (trộn, tán, thêm chút đường, chút nước) ta
thản nhiên múc trao bé uống như khi ta trao bé miếng bánh, miếng nước cam. Không nói một lời, thản nhiên như không, không năn nỉ, không dọa nạt, không bảo là thuốc cũng chẳng nói là kẹo để gạt bé. Ta làm như chính ta cũng không biết đó là thuốc. Cần nhất là đừng giảng giải, cũng không năn nỉ gì cả vì làm như thế chẳng khác gì ta thứ nhận sắp làm khổ bé đây, ta ăn năn vì làm khổ bé và chắc chắn bé sẽ từ chối. Thái độ thản nhiên, không quan trọng hóa của ta làm bé cũng tự nhiên há miệng nuốt muỗng thuốc dễ dàng. Có thể cùng lúc, ta đánh trống lảng bằng cách kể c ho bé nghe một chuyện cổ tích, chuyện “lăng nhăng” nào đó, không ăn nhằm chi đến bệnh tật, thuốc men, bé cũng vừa chăm chú nghe vừa há miệng khi ta đút muỗng thuốc cho bé.
− Không nên trộn thuốc vào bình sữa của bé, chắc chắn sữa có mùi thuốc và bé sẽ bỏ sữa. Trái lại, nên pha thuốc với chút đường, chút nước cam hay thứ nước trái cây nào mà bé thích (nước đu đủ,, mãng cầu), nhưng ít thôi, đủ uống vài ngụm. Nếu nước trái cây đó mà được ướp lạnh (có chút đá lạnh) càng dễ uống hơn vì lạnh cũng làm giảm mùi thuốc đi. Không có nước trái cây cũng có thể cho tí đá lạnh vào cho dễ uống.
− Loại thuốc viên, không ta hoàn toàn trong nước và một số thuốc viên khác, có thể tán chung với một món ăn nào bé thích: chuối, khoai, đu đủ... cho bé ăn, hoặc bọc viên thuốc trong mẩu chuối tán cho vào miệng và cho bé uống ngụm nước sau.
Không xong nữa thì đành hỏi bác sĩ xin đổi thuốc để hậu môn (tọa dược) hoặc thuốc giọt, nhỏ từng giọt thẳng vào miệng bé hoặc thuốc chích vậy. Nói chung, nên cho trẻ uống thuốc hơn là chích và nhớ rằng, thuốc “uống” có thể “ăn” được, nghĩa là trẻ có thể nhai nuốt hoặc trộn với chuối, khoai, kem... để ăn.