Nếu rún ở người lớn chúng ta chỉ để thoa... dầu cù là, thì rún bé có một vị trí vô cùng quan trọng. Suốt trong thời gian còn nằm trong bụng mẹ, tất cả sự sống của bé là nhờ đường “tiếp vận” duy nhất, nối liền lá nhau với bào thai: cái cuống rún.
để tách rời bé ra khỏi mẹ, chỉ chừa một đoạn ngắn tòn teng ở bụng bé, và đoạn ngắn này cũng sẽ khô lại, rụng đi trong vòng năm bảy hôm sau. Có khi thời gian này kéo dài đến hai tuần lễ. Nhiều người tin rằng bé nào càng lâu rụng thì càng lì, không biết có đúng không?
Ngày trước, số bé sơ sinh chết vì phong đòn gánh (uốn ván rún) khá nhiều vì cắt rún thiếu vệ sinh. Các bà mụ vườn lấy bất cứ thứ gì bén nhọn để cắt: dao cạo, miểng chai, mảnh tre... không khử trùng và chừng tuần lễ sau thì bé bị phong đòn gánh mà chết! Nhờ giữ vệ sinh đúng mức, các trường hợp phong đòn gánh ở trẻ sơ sinh ngày nay đã giảm nhiều, nhưng không phải là không còn, nhất là các bé sinh tại nhà, ở vùng thôn xóm xa xôi hẻo lánh (Hiện nay đã có chương trình chính ngừa uốn ván rún cho bà mẹ lúc mang thai. Nên làm theo hướng dẫn của y tế).
Cuống rún rụng rồi, vết thẹo – tức cái lỗ rún sau này phải một thời gian mới lành hẳn. Lỗ rún phải được săn sóc cẩn thận, khi tắm cho bé phải lau sạch rún với nước chín, sau đó dùng băng thun băng bụng bé lại. Nhớ đừng băng quá chặt có thể làm bé khó thở và cũng không nên băng kín quá. Nên để rún thoáng hơi, mau khô hơn. Nếu bé tiểu, ta để ý xem băng rún có bị ướt không, nếu ướt cũng phải thay băng sạch, không nên sờ mó tay vào rún bé để tránh nhiễm trùng. Nếu chỗ “vết thương” đó bị rịn nước vàng hãy hỏi bác sĩ. Có thể bác sĩ sẽ cho một thứ thuốc sát trùng và nếu nước vàng đó là mủ và xung quanh rún ửng đỏ thì phải dùng đến kháng sinh thích hợp vì đã nhiễn trùng nặng! Khi máy tróc ra, có thể thấy chảy vài giọt máu dính ở băng, điều này vô hại.
Đôi khi rún bé bị lồi to bằng ngón tay cái, lấy tay đè xuống có cảm giác lụp bụp (chất hơi) và xẹp lại, khi bé khóc lớn thì rún lồi to hơn, trường hợp đó gọi là sa ruột rún. Sa ruột rún (gói thế vì có một khúc ruột sa vào rún làm rún phình to) không bao giờ gây ra biến chứng thắt nghẽn như trường hợp sa ruột bẹn, vì thế không cần giải phẫu, chỉ cần băng rún lại một thời gian, vài tuần lễ hay có khi vài ba tháng, các bắp thịt ở vùng đó rắn chắc hơn, bé sẽ hết bị tật này. Không có gì phải ngại.