Còn gì vui sướng cho bằng một buổi sáng nào đó, thấy nhú lên từ nướu hàm dưới của bé, hai hạt ngọc trắng ngần!... Khuôn mặt bé bỗng xinh hơn, nụ cười của bé rực rỡ hơn! Đó là hai chiếc răng cửa đầu tiên của bé! Sức khỏe của cả đời người sẽ tùy thuộc vào bộ răng đó, và ngay từ thuở đầu bé phải được bá má chăm sóc bộ răng chu đáo để có được một sức khỏe tốt đẹp sau này.
* Thường thì khoảng tháng thứ sáu, hai chiếc răng cửa giữa đầu tiên của bé nhú lên ở hàm dưới. Thời gian này không cố định, có bé mọc răng sớm, có bé mọc răng rất trễ, đến thôi nôi mới mọc răng mà vẫn không bệnh hoạn gì cả! Nhiều bà mẹ lo lắng – xấu hổ nữa – khi thấy con mình mọc răng chậm so với các bé khác. “Cháu yếu quá! Tám tháng rồi mà chưa mọc răng, thằng cu con bác nó đã có răng từ hồi năm tháng” và mua cho bé một lô thuốc bổ xương đủ thứ, ép bé uống. Nhưng uống gì thì uống bé vẫn cứ “yếu” cho đến lúc bé “nổi hứng” mọc lên hai chiếc răng đầu tiên. Thực ra, đợi đến lúc bé “chậm” mọc răng mới lo thuốc bổ là đã quá trễ rồi vì hàm răng sữa của bé đã hình thành từ lúc bé mới là một bào thai mấy tuần lễ trong bụng mẹ. Do đó, muốn cho răng bé tốt phải “bổ” từ lúc đó, nghĩa là khi mới có mang,
bà mẹ phải ăn uống quân bình đầy đủ và nếu cần dùng thêm các loại Calci, sinh tố A, D... Mọc răng sớm hay muộn không quan trọng vì nó tùy thuộc phần lớn vào di truyền. Nếu bé vẫn phát triển bình thường, mọc răng trễ không phải là “yếu” như ta vẫn tưởng. Dĩ nhiên cũng có một đôi trường hợp mọc răng trễ vì bệnh còi xương, bệnh thiếu sinh tố, bệnh của tuyến giáp, dinh dưỡng thiếu cân đối... nhưng rất hiếm.
* Bộ răng sữa của bé sẽ được thay thế bằng bộ răng vĩnh viễn, và bộ răng này tuy đến sáu tuổi mới bắt đầu mọc cũng đã hình thành từ lúc bé mới vài tháng tuổi. Vì thế, trong thời kỳ này nên cho bé dùng thêm các loại sinh tố A, C...
* Một bà mẹ có kinh nghiệm sẽ nhận biết dễ dàng các triệu chứng sắp mọc răng của bé, nhưng với đứa con đầu lòng, bà mẹ nào cũng rất lo âu. Thường bé bứt rứt, khó ngủ, bỏ bú, đụng cái gì cũng nhét vào miệng cắn, nhai, ta gọi là ngứa nướu – (đôi khi đang bú ngon lành, bé cắn vú mẹ một cái đau điếng!). Để ý kỹ hơn ta cũng thấy ở nướu nơi sắp mọc răng hơi sưng to, đỏ ửng và nước miếng bé nhiều hơn – bé nhễu hoài! Một đôi khi, bé chảy nước mắt, nước mũi và đỏ mắt. Bé cũng có thể bị tiêu chảy chút đỉnh – ta gọi là tướt mọc răng – và thường thì nóng 38° - 38°5, đôi khi nóng lên đến 39° và có thể làm kinh nữa! Các bác sĩ chưa đồng ý với nhau về lý do của sự “trục trặc” này. Người thì cho vì lúc bé mọc răng, cơ thể yếu đi, vi trùng tấn công làm cho bé bị nóng và tiêu chảy, người khác cho rằng nóng và rối loạn bộ tiêu hóa chẳng qua chỉ là phản ứng của cơ thể trong lúc mọc răng đó thôi không cần phải chữa trị gì cả. Theo tôi, quan điểm thứ hai có phần đúng hơn vì mọc răng là một đổi thay quan trọng của cơ thể bé, kéo theo những rối loạn tâm sinh lý ít nhiều. Các bà mẹ có kinh nghiệm cũng thấy là trong trường hợp mọc răng, nóng và tướt đó không cần chữa trị gì cả cũng khỏi, sau khi răng bé đã nhú lên. Tuy vậy, cũng không nên coi thường, nhất là cứ thấy bé nóng, ỷ lại, đinh ninh bé mọc răng không lo lắng gì cả, lúc bé đau nặng mới chữa chạy sẽ không còn kịp nữa! Dù trong trường hợp chắc chắn là bé sắp mọc răng mà bé nóng quá, bác sĩ cũng phải cho thuốc làm dịu nóng, tránh cho bé khỏi làm kinh (co giật).
* Khoảng thời gian 12 – 18 tháng là thời kỳ mọc răng hàm, bé thường khó chịu hơn, cằn nhằn, bỏ ăn nhiều ngày và có khi thức giấc khóc giữa đêm. Cũng nên để ý là từ 4 – 5 tháng, bé đã ngứa nướu hay cắn bậy – dĩ nhiên nếu cắn vú mẹ thì phải... đét cho bé một phát chứ! - nhưng phải coi chừng đừng cho bé cắn món gì có thể bể, nguy hiểm.
* Từ khoảng 30 tháng trở đi, khi hàm răng sữa của bé đã đầy đủ, đều đặn trong thực đẹp đẽ thì cũng là lúc bé thường có bệnh sâu răng. Người ta chưa biết rõ nguyên nhân của bệnh này – nhưng các nhà chuyên môn cho rằng sâu răng là do có chất ngọt (đường, bột) bám ở răng bị lên men acid, làm mòn răng và thành sâu răng – nhưng hậu quả của chứng đâu răng thì chắc ai cũng biết: đau kinh khủng, bé khóc lóc, bỏ ăn... Cho nên răng sữa cũng phải được săn sóc cẩn thận, không nên cho rằng răng sữa trước sau gì cũng được thay mà bỏ bê. Bởi vì có nhiều răng sữa đến 12 tuổi mới được thay, nghĩa là bé phải dùng răng sữa trong 12 năm trời! Tuy vậy, không phải cứ răng sâu là mang đi nhổ. Các bác sĩ thường chỉ chữa mà không nhổ răng sữa, vì nếu răng sữa bị nhổ đi, răng vĩnh viễn mọc sau sẽ lệch lạc, không đúng vị trí nữa. Bé từ 2 đến 7 tuổi cũng thường bị một chứng bệnh khác của răng gọi là siết. Răng siết là răng bị ăn đen, mòn dần, lâu ngày chỉ còn cái gốc cùn, nhưng không đau đớn gì cả. Hình như hiện nay cũng chưa rõ nguyên nhân và chưa có cách chữa răng siết hữu hiệu. Các bé bị siết thường có hàm răng sún trông cũng có duyên!...
chước, ta chỉ việc làm cho bé coi để bé bắt chước. Lúc đầu vụng về, sau quen dần đi, thành một tập quán tốt, đánh răng ngay sau bữa ăn.
* Bộ răng sữa gồm 20 chiếc:
− Từ tháng thứ 6 đến tháng 12 sau khi sinh, lần lượt mọc: - 2 răng cửa giữa hàm dưới
- 2 răng cửa giữa hàm trên - 2 răng cửa bên hàm trên - 2 răng cửa bên hàm dưới
− Từ tháng thứ 12 đến tháng thứ 18, lần lượt mọc: - 2 răng tiền hàm, hàm trên
- 2 rang tiền hàm, hàm dưới
− Từ tháng thứ 18 đến tháng 24 (hai tuổi): - 2 răng nanh hàm trên
- 2 răng nanh hàm dưới
− Từ tháng thứ 24 đến 30, mọc thêm: - 2 răng tiền hàm, hàm trên
- 2 răng tiền hàm, hàm dưới
* Bộ răng vĩnh viễn gồm 32 chiếc:
Răng mọc mới:
Từ 5 tuổi đến 6 tuổi: 4 răng hàm (gọi là răng 6 tuổi) - 12 tuổi đến 14 tuổi: thêm 4 răng hàm (răng 12 tuổi) - 20 tuổi đến 30 tuổi: 4 răng cùng (răng khôn)
Các răng này chỉ mọc một lần, không được thay thế. Răng thay thế răng sữa:
- 7 tuổi: 4 răng cửa giữa - 8 tuổi: 4 răng cửa bên - 9 tuổi: 4 răng tiền hàm
- 11 tuổi đến 12 tuổi: 4 răng nanh và 4 răng hàm
Những con số xác định thời gian mọc răng ghi trên có thể thay đổi từ vài tháng đến một năm. Bé gái có thể mọc răng sớm hơn bé trai!