PHƯƠNG PHÁP LÀM HÔ HẤP NHÂN TẠO MIỆNG QUA MIỆNG HAY MIỆNG QUA MŨI:

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm cho các bà mẹ sinh con đầu lòng (Trang 91)

Chương 30 Bé và tai nạn

PHƯƠNG PHÁP LÀM HÔ HẤP NHÂN TẠO MIỆNG QUA MIỆNG HAY MIỆNG QUA MŨI:

QUA MŨI:

Trong trường hợp cấp cứu (chết đuối, điện giựt, nhiễm khí độc...) làm hô hấp nhân tạo càng sớm chừng nào hy vọng cứu sống bé bị nạn càng nhiều chừng đó. Một phút chậm trễ là đẩy bé lại gần tử thần. Đợi đưa được bé đến bác sĩ hay bệnh viện đôi khi quá trễ. Vì thế, biết cách làm hô hấp nhân tạo tưởng không phải là vô ích. Nhiều khi bé đã nín thở năm ba phút nhưng tim còn đập, bé sẽ thở lại nếu được làm hô hấp nhân tạo. Phải bình tĩnh và kiên nhẫn.

Thời gian làm hô hấp nhân tạo có thể kéo dài ½ giờ, 1 giờ đồng hồ, cho đến khi gọi được bác sĩ hay đưa được bé đến bệnh viện.

− Trước hế phải móc hết đàm nhớt, ngoại vật... ở miệng bé ra để làm trống khí đạo (cho dễ thở).

− Đặt bé nằm ngửa, nâng cổ lên, ấn đầu ngả ra sau đẩy cằm về phía trước sao cho khí đạo được thẳng – Ngoặm lấy miệng bé, đồng thời dùng má đè chặn mũi bé kín lại, thổi hơi dài và sâu. Có thể ngoặm lấy mũi bé mà thổi cũng được (bịt chặt miệng bé lại), hoặc ngoặm cả mũi lần miệng nếu là bé sơ sinh.

− Thổi trung bình 20 – 30 lần mỗi phút và không nên thổi hết hơn trong phổi của ta.

− Nếu thấy da bé hồng lên, con ngươi teo nhỏ lại là có kết quả tốt.

− Những lỗi lầm thường mắc phải là đầu bé còn gập lại, miệng ngậm không kín, thổi nhẹ quá, thổi xong không bỏ ra ngay cho bé thở ra, mất bình tĩnh, ngưng sớm quá!

− Nếu tim bé ngưng đập phải đồng thời xoa bóp tim bằng cách dùng cườm tay ấn mạnh trên xương ức bé (2/3 xương ức kể từ trên xuống) với tốc độ 80 – 100 lần mỗi phút (bé 3 – 4 tuổi) ấn sâu 3 – 4 phân. Phải đặt bé nằm trên nền cứng mới có hiệu quả.

− Kêu cứu để có người đến giúp. − Trong trường hợp có một mình thì cứ mỗi 4 hay 5 lần ấn tim lại thổi một hơi vào phổi bé.

− Ráng kiên nhẫn, nhiều khi làm thêm 5 phút nữa mà cứu được bé.

Chương 31. Bé cảm

Bé có thể bị “cảm” rất sớm, ngay trong thời gian còn nằm ở nhà hộ sinh, nếu ta không cẩn thận để người đang bị cảm cúm đến thăm, hôn hít, nâng níu bé và vô tình lây cho bé. Thường thì trong những tháng đầu chứng cảm của bé không có gì là nặng, nhờ các kháng thể của người mẹ vẫn còn đang bảo vệ bé hữu hiệu. Nhưng sau thời kỳ đó bé dễ bị cảm mỗi khi trái gió, trở trời. Lúc đó bé khó ngủ, biếng bú, nhảy mũi, nghẹt mũi, thở phì phò, lúc bú bị ngộp, bé la khóc, khó chịu. Vài ngày sau mũi đặc chảy ra, ho khan, nhiệt độ có thể lên, nhưng thường thì bé không nóng, có khi hâm hấp đổ mồ hôi. Nhìn thần sắc bé thấy khác, uể oải, lừ đừ, mất vẻ lanh lợi, ta có thể nghi bé bị cảm, nếu đi khám bác sĩ, bác sĩ sẽ không thấy có gì lạ cả trừ mũi nghẹt và cổ họng bé hơi đỏ. Bác sĩ kết luận bé cảm xoàng và cho vài thứ thuốc uống là khỏi. Tuy nhiên, tình trạng uể oải, biếng bú, có thể kéo dài đến mấy hôm liền và nghẹt mũi, chảy mũi có thể cả tuần hay vài tuần chưa dứt làm bé gầy sút đi. Những lúc thấy bé ngộp không bú được, bà mẹ nào cũng dễ nóng lòng mua một thứ

thuốc nhỏ mũi nhỏ cho bé, bé hết ngộp ngay nhưng từ từ lả người đi, xanh tím lại, xuất mồ hôi lạnh ngắt, có khi chết giấc, lại phải mang vào bệnh viện vì ngộ độc! (Xem bài Mũi bé)

− * Từ 6 tháng trở đi đến năm sáu tuổi, bệnh “cảm” của bé hơi khác một chút, ngoài những triệu chứng trên, bé có thể nóng rất dữ dội, 30° - 40°C và có khi làm kinh, co giật, cũng có trường hợp không nóng, chỉ sổ mũi thôi và kéo dài hằng tuần lễ. Cơn nóng dữ dội như vậy thường làm cho bà mẹ hốt hoảng nhiều khi chỉ phản ánh một bệnh thông thường sơ sài. Ngày hôm sau, nhiệt độ có thể trở lại bình thường và nếu khám bác sĩ, bác sĩ cũng thấy không có gì lạ trừ cổ họng hơi viêm đỏ và đặt cho cái tên là “viêm họng”.

− * Nguyên nhân bệnh cảm vẫn chưa được biết rõ ràng. Có thể là do siêu vi gây ra, nhưng chắc chắn là có nhiều yếu tố trợ giúp: ảnh hưởng của thời tiết, lạnh quá, nóng quá, cơ thể mệt mỏi, tâm thầm bất an... Bệnh rất hay lây, khó tránh vì người bệnh có thể lây cho bé trước khi biết mình có bệnh. Nếu trong nhà có người bị cảm cúm, người đó không nên đến gần bé, không nên ho, nói chuyện vào mặt bé, hôn hít bé. Khó nhất là khi chính mẹ bé bệnh, làm sao không săn sóc gần gũi bé được? Thôi thì đành để cho bé cảm... cho quen vậy. Cảm tự nó không nguy hiểm lắm nhưng thường kéo dài hằng tuần và làm khổ cả mẹ lần con. Nguy hiểm là nhân lúc cơ thể bé suy yếu, vi trùng xunh quanh ở trong mũi, trong miệng bé lợi dụng thời cơ tấn công làm bé viêm phế quản, sưng phổi, thúi lỗ tai... Nếu sau ba bốn ngày bé vẫn còn nóng, và ho nhiều thì chắc là có biến chứng rồi!

− * Thường thường ít có ai đưa bé đi khám bác sĩ ngay từ lúc có triệu chứng cảm. Thấy bé nóng, nhảy mũi, là đè bé ra cạo gió, lể, giác hơi, mặc thêm cho bé vài ba cái áo ấm và thoa dầu (nhất là ở vùng thôn quê). Khi bé nhuốm lạnh, nhảy mũi, nghẹt mũi, nổi da gà... không gì tốt hơn là mặc thêm cho bé một cái áo ấm và tránh đừng cho bé ra gió. Trái lại, nếu bé nóng đến 39° - 40° mà còn mặc thêm cho bé vài áo ấm, trùm thêm khăn... là giúp bé nóng thêm, mau làm kinh. Cạo gió cũng vậy, cạo ít và vừa phải cũng giúp bé dễ chịu có thể lướt qua cơn nhiễm cảm – nhưng cạo đến rướm máu, rách da thì chỉ mang lại nguy hiểm. Các phương pháp xông, giác hơi và nhất là cắt lể ở trẻ con có hại hơn là có lợi. Tốt hơn là nên tránh đi. Cắt lể có thể gây phong đòn gánh, giác có thể làm phỏng và xông thì bé bị ngộp thở. Cơ thể trẻ con không chịu đựng được như người lớn.

− Nên cho bé nằm nghỉ, uống nhiều nước (có thể uống nước chanh đường), ăn thức ăn lỏng nhẹ... Nếu nóng nhiều (xem Bé nóng) và nếu cần dùng kháng sinh thì nên theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

− Những năm gần đây, có bệnh sốt xuất huyết, bệnh này rất nguy hiểm, có thể làm chết trẻ dễ dàng nếu không định bệnh và chữa trị kịp thời. Lúc khởi đầu, bệnh dễ lầm lẫn với chứng cảm cúm thông thường khó phân biệt, vài ba ngày sau, các triệu chứng của bệnh mới xuất hiện. Chính vì thế trong mùa có dịch sốt xuất huyết, khi bé nóng sốt, khó ở, thì nên đi khám bác sĩ ngay chớ đừng tưởng cảm cúm thông thường rồi trở tay không kịp.

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm cho các bà mẹ sinh con đầu lòng (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(173 trang)
w