Thời kỳhình thành quả và hạt

Một phần của tài liệu bài giảng lạc đậu tương (Trang 30)

2. Đặc tính sinh vật học của lạc

2.4Thời kỳhình thành quả và hạt

Cuối thời kỳ hoa rộ, nhiều tia đã đâm vào đất, cây bước vào thời kỳ làm quả. ở thời kỳ này, thân lá dần dần sinh trưởng chậm lại và có thể dần ngừng sinh trưởng, đồng thời quả phát triển nhanh về kích thước và khối lượng. Quá trình phát dục quả lạc được tiến hành như sau: được chia làm 2 giai đoạn (hình thành vỏ quả trước, hình thành hạt sau) được hình thành từ ngoài vào trong.

- Sau khi đâm tia xuống đất 5-6 ngày, tia mới phình to thành hình gậy, điểm sinh trưởng chuyển theo hướng nằm ngang.

- Sau 9 ngày, bầu hoa biến thành mỏ chim, hạt (phía gốc) bắt đầu phình to, hình thành quả non, những tuyến dọc của vỏ quả, các xơ của vỏ trong và vỏ giữa đã rõ dệt.

- Sau 12 ngày, độ lớn quả tăng gấp đôi lúc 9 ngày.

- Sau 20 ngày, chiều dài quả tăng gấp 5 lần, chiều rộng gấp 3 lần, quả định hình vỏ quả còn mọng nước, hai hạt thấy rõ.

- Sau 30 ngày, hạt phát triển rất nhanh, vỏ quả cứng săn lại, hạt định hình. - Sau 48 ngày, vỏ quả khô, có gân rõ, vỏ hạt mỏng dần và mang màu sắc vỏ hạt theo quy định.

- Sau 60 ngày, hạt chín hoàn toàn và có thể thu hoạch được.

Như vậy, ở điều kiện bình thường, quả sau khi tia đâm xuống đất 6-12 ngày tăng trưởng rất nhanh, 20 ngày sau quả hầu như ngừng lớn. Hạt phát dục nhanh trong khoảng thời gian 10-30 ngày sau khi chui vào đất. Sau 48 ngày quả trở nên cứng, vỏ mỏng, hạt mẩy chín hoàn toàn. Đồng thời với quá trình biến đổi hình thái của quả là quá trình biến đổi sinh lý sinh hoá trong quả và hạt. Hàm lượng nước giảm, chất khô và tỷ lệ dầu trong quả tăng, đồng thời hàm lượng các chất đường tinh bột, protêin đều có sự thay đổi. Lượng prôtein hình thành và tích luỹ trong vỏ quả giai đoạn đầu (2-3 tuần), tiếp đó giảm xuống rất nhanh. Trong vỏ hạt, nhưng vào khoảng tuần thứ 4. Trái lại, ở nhân hạt, prôtein bắt đầu tích luỹ vào khoảng tuần thứ 2 hay tuần thứ 3, và tăng lên không ngừng cho tới khi chín. Cuối cùng hàm lượng prôtein đạt mức 30%.

Hàm lượng lipit trong vỏ quả và vỏ hạt rất thấp trong suốt quá trình phát triển quả, nhưng dầu xuất hiện rất sớm trong nhân hạt. Đến tuần thứ 3, hàm lượng dầu trong nhân đạt tới 30% và đến tuần thứ 4 đạt mức tối đa. Hàm lượng axít béo tự do giảm dần trong quá trình phát triển hạt và đạt mức thấp nhất (15- 20%) ở hạt chín.

Vỏ quả chứa một tỷ lệ tinh bột rất cao, đường trong nhu mô phát triển nhanh theo thời gian. Hàm lượng tinh bột trong hạt rất cao trong giai đoạn phát triển đầu tiên. Nhưng chỉ giữ lại ở vỏ hạt. Độ ẩm là điều kiện cơ bản đối với sự phát triển của quả. Thiếu nước bầu hoa héo, ngừng sinh trưởng. Quả lớn lên yêu

cầu lượng ô xy nhất định. Do đó trong quá trình phát triển của quả lạc vừa yêu cầu đủ nước, vừa đòi hỏi một lượng ôxy nhất định.

Tóm lại, muốn cho quả phát triển tốt, phải làm cho hoa nở kịp thời, tia sớm đâm xuống đất, đất đủ ẩm, tơi xốp, thoáng khí, đủ lân và vôi.

Một phần của tài liệu bài giảng lạc đậu tương (Trang 30)