III. YÊU CẦU SINH THÁI CỦA CÂY LẠC 3.1 Ảnh hưởng của yếu tố khí hậu
N P2O5 K2O CaO MgO SO3 Senegal (1) 1835 82,65 6,8 25,1 15,24 13,
Senegal (1) 1835 82,65 6,8 25,1 15,24 13,23 T.Quốc (2) 2250 2400 4000 152 150 262 30 29 50 85,5 98 151 Ấn Độ (3) 1000 63 11 46 27 14 Nigeria(4) 100 8,6 1,4 5,3 2,6 2,0 1,7
(Nguồn: 1- Gillir, 1966; 3- Viện nghiên cứu lạc TQ 2- Collins và Morris, 1941; 4- Bertrand et al, 1972.)
Thời kỳ hấp thu dinh dưỡng mạnh nhất là thời kỳ ra hoa rộ-hình thành quả và hạt. Thời kỳ này chỉ chiếm khoảng 20% thời gian sinh trưởng nhưng đã hấp thu 42% nhu cầu N; 46% P và 65% K. Thời kỳ này cũng là thời kỳ hấp thu lượng lớn Ca, Mg, S...
+ Các nguyên tố vi lượng
Các nguyên tố vi lượng đóng vai trò là chất xúc tác, hoặc là một phần của các Enzim hoặc chất hoạt hoá của hệ Enzim cho các quá trình sống của cây. Đối với lạc là cây họ đậu, có 2 nguyên tố vi lượng quan trọng nhất là Moliđen và Bo. - Moliden là nguyên tố vi lượng nằm trong thành phần của men Nitrogenaza. Men Nitrogenazalaf men khử N2 trong quá trình cố định đạm. Vì vậy Mo rất cần thiết cho hoạt động cố định N2 của vi khuẩn nốt sần. Trong điều kiện cây hút đủ Mo, số lượng và trọng lượng nốt sần đều tăng, cường độ cố định N của vi khuẩn nốt sần cũng tăng rõ dệt, do đó làm tăng lượng chứa N của cây. Thiếu Mo hoạt động cố định N bị giảm sút nên cây có biểu hiện thiếu N. Trong điều kiện thiếu N vai trò cố định N được nâng cao thì vai trò của Mo càng quan trọng.
- Bo đóng vai trò quan trọng trong quá trình thụ phấn, thụ tinh của lạc. Thiếu Bo, tỉ lệ hoa hữu ích giảm rõ dệt, số lượng hoa cũng giảm và dẫn đến giảm số quả/cây.
Ngoài ra, một số nguyên tố vi lượng khác như Fe, Cu, Zu, cũng đóng vai trò rất quan trọng đối với năng suất lạc. Tuy nhiên, thường cây có thể hấp thu lượng dinh dưỡng này từ đất đủ cho các quá trình sinh trưởng, phát triển của cây, do đó ít khi phải bổ sung các loại phân vi lượng này, nhất là đối với sắt (Fe).
3.3 Tính chống chịu với điều kiện ngoại cảnh
3.3.1 Tính chịu lạnh
Nhiệt độ dưới 150C có ảnh hưởng xấu đến nảy mầm của hạt và sự hút nước. Nhiệt độ dưới 13-150C, giảm ra hoa, đậu quả và ảnh hưởng xấu tới quang hợp và bộ máy quang hợp (Mayer và cs, 1991). Nhưng cơ chế của ảnh hưởng này như thế nào? Tổn thương do lạnh thường do hại màng tế bào, do màng tế bào không có khả năng giữ cấu trúc của nó ở nhiệt độ thấp. Các mô, chẳng hạn như hạt phấn đang lớn dễ nhạy cảm với nhiệt độ thấp hơn các mô khác và dẫn đến sự bất dục.
3.3.2 Tính chịu hạn
-Tránh hạn, là cơ chế một số thời kỳ sinh trưởng phát triển nhạy cảm của cây lạc tránh và thoát các ảnh hưởng trực tiếp của khô hạn.
- Chịu hạn hoặc do giảm sự mất nước, hoặc cây chịu được sự mất nước. Tránh hạn đối với những vùng có khô hạn dài ngày thì rất khó thực hiện. Ta chỉ có thể chọn thời vụ mà khô hạn sẩy ra ít nhất để hạn chế ảnh hưởng của nó tới sinh trưởng và năng xuất cây. Hướng chọn giống có tính giảm sự mất nước cho thấy có nhiều triển vọng. Nên chọn những cây có bộ rệ phân nhánh nhiều, do đó có thể hút nước từ tầng đất sâu và rộng.
Sự mất nước qua khí khổng phụ thuộc chủ yếu của khí khổng và sau đó vào hướng lá và các yếu tố khác. Khi hạn sảy ra, lỗ khí khổng đóng ngay lại, dẫn đến giảm sự bốc hơi và quang hợp, nhưng sự giảm bốc hơi nước mạnh hơn. Giữa các giống có sự khác nhau về lớp phấn và lông trên lá. Lớp phấn trên lá có tác dụng làm giảm sự bốc hơi.
3.3.3 Tính chịu đựng và khả năng phục hồi
Cho dù đặc tính giảm sự mất nước của cây kéo dài tốt đến đâu đi chăng nữa, cây lạc vẫn bị tổn thương hoặc chết do khô hạn kéo dài. Có rất ít thông tin về khả năng phục hồi của cây sau khi mất nước nặng. Cây bị lạnh trong thời gian ra hoa, thì hầu hết những hoa ra trong thời kỳ đó bị rụng. Qua các nghiên cứu người ta có thể dự đoán được giai đoạn nào cây bị ảnh hưởng nhiều do bất lợi (khô hạn, lạnh) tuy nhiên người ta có thể dự đoán khi nào bất lợi sảy ra, cho nên người nông khó có thể ứng dụng được những kết quả nghiên cứu đó nếu như điều kiện tưới không có. Nên chọn giống có thời gian ra hoa dài và có khả năng phục hồi tốt sau khi bị hạn hoặc bị lạnh.
3.3.4 Chịu đựng và tránh các yếu tố bất lợi
Khi các yếu tố bất lợi đã được xác định là nguyên nhân chính hạn chế việc duy trì khả năng sinh lý của giống, thì nhà nông học và chọn giống có thể dùng 1 trong 2 phương pháp sau để đảm bảo tránh hạn hoặc hạn chế thiệt hại.
- Chọn giống chịu được hạn. - Tránh yếu tố bất lợi.
Yếu tố bất lợi có thể loại đi được. Thiếu nước có thể loại bỏ bằng tưới tiêu, có thể trừ bằng biện pháp chăm sóc hoặc dùng thuốc trừ cỏ. Một số sâu bệnh hại có thể ngăn ngừa bằng phun thuốc nhưng phải tính đến hiệu quả kinh tế của việc dùng các biện pháp này để sử lý.