Sau khi thu hoạch phơi khô giảm lượng nước trong hạt thương phẩm còn khoảng 10- 12% , hạt giống ẩm độ hạt 7- 8%., đem bảo quản trong kho.
- Bảo quản đậu tương thương phẩm
+ yêu cầu:
Đậu tương không bị thay đổi chất lượng sau thời gian bảo quản , đậu tương không bị độc hại
+ Nguyên tắc:
Xử lý kho: Diệt mối, mọt, sâu kho trước khi cho đậu tương vào bảo quản Bảo quản đậu tương kín tránh để hạt tiếp xúc với không khí (ức chế hô hấp của hạt). Kho bảo quản phải có t0 thấp, thông gió tăng độ ẩm và t0 không do hô hấp của hạt. Bảo quản đậu tương giống cũng như bảo quản đậu tương thương phẩm.
Yếu tố quan trọng đối với bảo quản đậu tương giống là ẩm độ hạt 7-8%. Bảo quản ở gia đình thường để ở chum vại bịt kín, tránh hạt tiếp xúc với không khí, bảo quản đậu tương có nhiều khó khăn vì đậu tương có hàm lượng protein và lipit cao nên rất khó bảo quản.
* Chế biến
Hàng năm trên thế giới cũng như ở Việt Nam đậu tương được chế biến thành nhiều dạng thực phẩm phong phú và giầu dinh dưỡng. Đậu tương có thể chế biến thành nhiều dạng khác nhau:
- Chế biến tươi: đậu tương luộc, đậu tương ủ men, làm tương, sữa đậu nành….
- Chế biến công nghiệp: ép dầu, các ngành công nghiệp khác,hồ vải…. - Chế biến khô: khô dầu đậu tương, bột đậu tương, làm bánh, kẹo…
4.5 Phòng trừ sâu bệnh hại đậu tương
Đậu tương là một cây trồng bị nhiều bệnh phá hại. Tại Việt Nam, qua điều tra thấy có tới hơn 70 loại sâu hại, 34 họ, 8 bộ và 17 loại bệnh. Trong đó có 12-13 loại sâu và 4 đến 5 loại bệnh hại phố biển ở nhiều vùng (Nguyễn Danh Đông, 1982).
4.5.1 Sâu hại
Sâu hại là yếu tố ảnh hưởng cả về năng suất và chất lượng đậu tuơng nếu không được phòng trừ kịp thời.
* Sâu hại lá: phần lớn những sâu đa thực hiện trên đậu tương là hại lá, từ những cn ruồi trắng và họ trĩ nhỏ tới những con bọ cánh cứng và sâu róm lớn. Hầu hết chúng gây hại bằng cách làm rụng lá hoặc một số loại chích hút nhựa cây làm cho cây yếu dần: Sâu xanh (Plathypena scabra (F)); Sâu cuốn lá đậu tương (Lamprosema indicata); Sâu đo đậu tương (Pseudoplusia includen Walker); Sâu ăn lá (Cerotoma trifurcata);
+ Những côn trùng khác thuộc bộ cánh cứng: như ban miêu, côn trùng cánh cứng hại dưa chuột (Colapsis sp), côn trùng cánh cứng Nhật Bản (Popillia japonica Newman).
* Sâu hại quả
+ Sâu đục quả đậu tương (Etiella zinckenella treit)
+ Côn trùng chích hút: bọ xít thường (Acrosternum hilare (Say) và bọ xít xanh (NeZara viridula)
+ Các loại sâu hại quả khác: sâu róm mèo, sâu đo, sâu xanh, bọ cánh cứng.
* Sâu hại thân: Sâu hại thân bên trong hoặc ngoài ít khi gây thiệt hại nghiêm trọng, sâu thường hại khi cây non, gây ảnh hưởng mật đọ cây.Tuy nhiên, đậu tương có khả năng bù trừ tốt, trừ khi quá nghiêm trọng mới gây ảnh hưởng năng suất: Bọ nhảy (Spissistilus festinus Say); Sâu đục thân ngô hại đậu tương (Elasmopalpus lignosellus Zeller); Sâu đục thân (Dectes texanus Le Conte); Ruồi đục thân (Melanagromyza sojae zahmer); Sâu xám (Agrotis ypsilon).
* Quản lý sâu hại tổng hợp (IPM)
Quản lý sâu hại tổng hợp là kết hợp các phương pháp hoặc chiến thuật vào chiến lược thích hợp cho từng vùng. Hiện nay, chương trình phòng trừ sâu bệnh ở đậu tương chủ yếu là vào diệt trừ tạm thời việc bùng nổ của sâu hại, mà nó đã đạt được hoặc vượt ngưỡng gây hại kinh tế. Điều này có thể thực hiện hoặc sử dụng thuốc trừ sâu.Phương pháp này yêu cầu xác định mật độ sâu trên đồng ruộng, ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau của cây và đồng thời đánh giá mức hại do sâu gây ra. Thông tin này có được qua các phương pháp theo dõi. Dựa trên kết quả theo dõi, người quản lý dùng ngưỡng và sơ đồ quy định để xác định việc phun thuốc hay không. Thuốc trừ sâu phải dùng ở mức độ thấp nhất và chỉ khi mật độ sâu đến mức gây thiệt hại kinh tế. Để có biện pháp phòng trừ sâu thích hợp, thì phương pháp theo dõi, phương pháp dự đoán và kế hoạch rẩt cần thiết, nó giúp cho việc đưa ra quyết định trong việc phòng trừ sâu hại.
4.5.2 Bệnh hại đậu tương
+ Bệnh hại lá: bệnh gỉ sắt (Phakopsora pachyrhizi Sydow), bệnh đốm nâu (Septoria glycine Hemmi), bệnh sương mai (Peronosporqa manshurica).
+ Bệnh hại rễ và thân: bệnh thối thân màu nâu (Braanr Stemrot), bệnh thối rễ (Phytophthora megasperma), bệnh ung thư thân (Diaporthe phaseolorum), bệnh lở cổ rễ và thối thân lá (Rhizoctonia solani Kunehn), bệnh thối thân (Macrophomina phaseolina).
+ Bệnh hại hạt: bệnh đốm tím hạt (Cercosporna Kikuchii), bệnh hại thân và hại quả (Diaporthe sojae).
+ Bệnh virut: bệnh do virut có thể thấy ở tất cả các khu vực sản suất đậu tương. Tuy nhiên, cũng có 1 số vùng không có bệnh vi rút, việc truyền virút từ hạt đến cây non không phải là hiếm và nó có thể là nguyên nhân chính gây ra phổ biến bệnh. Yếu tố quyết định sự phát triển của virut ở 1 vùng là sự có mặt của vật môi giới và trồng các giống dễ nhiễm bệnh.
* Sử dụng thuốc hóa học trừ bệnh hại đậu tương
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc trừ bệnh hại đậu tương. Khi phát hiện bệnh xuất hiện trên cây đậu tương, như đã nêu ở phần trên, nên sử dụng các loại thuốc trừ nấm mạnh như: Zineb, Tilsupper, Aliette 80WP, Ridomil 68WP, Tilt, Ricide 72WP, Boođô với nồng độ chỉ dẫn của từng loại thuốc để phun phòng và trừ bệnh (Trần Quang Hùng, 1992). Nếu bị bệnh gỉ sắt, sương mai và đốm nâu nên dùng Zineb hoặc Tilsupper để phun, còn bệnh lở cổ rễ thì dùng Validamicin để phun ở thời kì cây con.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2002), Danh mục thuốc bảo vệ thực vật đươc phép, hạn chế và cấm sử dụng ở VN, NXB Nông Nghiệp Hà Nội. 2. Chương trình hỗ trợ ngành nông nghiệp (ASPS) hợp phần giống cây trồng
(2005), 575 giống cây trồng nông nghiệp mới, NXB Nông nghiệp HN. 3. Ngô thế Dân và công sự (1999), Cây đậu tương, NXB Nông nghiệp HN. 4. Lê song Dự và cộng sự (1998), Giống đậu tương DT93, kết quả nghiên cứu
khoa học công nghệ nông nghiệp (1996-1997), NXB Nông nghiệp. 5. Nguyễn Danh Đông (1982), Trồng đậu tương, NXB Nông nghiệp. 6. Trương Đích (2001), 265 giống cây trồng mới, NXB Nông nghiệp HN. 7. Trần Điền (2001), Ảnh hưởng của liều lượng phân lân đến năng xuất và khả
năng cố định đạm của đậu tương trên đất đồi trung du miền núi phía bắc VN.National soybean Conference in VN 2001 HN.
8. Trần Đình Long 1992 kết quả nghiên cứu chọn tạo giống đậu đỗ (1986- 1991) kết quả nghiên cứu khoa học nông nghiệp (1987-1991), NXB Nông nghiệp HN.
9. Trần Đình Long và cs (2001), Tính thích ứng của đậu tương trước điều kiện quang chu kỳ ở VN.National soybean Conference in VN 2001 HN.
10. Trần Đình Long và cs (2005), Kết quả chọn tạo và phát triển các giống đậu đỗ (1985-2005) và định hướng 2006-2010, Báo cáo tiểu ban chọn giống cây trồng - hội nghị khoa học công nghệ cây trồng HN.
11. Phạm Gia Thiều (2000), Kỹ thuật trồng và chế biến sản phẩm cây đậu tương, NXB Nông Nghiệp HN.
12. Mai quang Vinh và cs (2005), Thành tựu 20 năm nghiên cứu di truyền và chọn tạo giống đậu tương của viện di truyền nông nghiệp (1984-2004), Báo cáo tiểu ban chọn giống cây trồng - hội nghị khoa học công nghệ cây trồng HN.
13. Nguyễn văn Viết và cs (2002), Kỹ thuật trồng 1 số giống lạc và đậu tương mới trên đất cạn miền núi, NXB Nông Nghiệp HN.