Phương pháp gieo hạt

Một phần của tài liệu bài giảng lạc đậu tương (Trang 90 - 93)

IV. KỸ THUẬT TRỒNG TRỌT

4.3.4 Phương pháp gieo hạt

+ Phương pháp gieo ht

Hạt có thể được gieo bằng máy hoặc bằng tay, nhưng thường được gieo theo 3 cách chính: gieo theo hàng, theo hốc và gieo vãi. Gieo hạt bằng máy được sử dụng phổ biến đối với các nước phát triển như Mỹ.Gieo bằng tay là phương pháp phổ biến nhất và rất phổ biến ở nước ta. Ở những chân đất thoát nước không tốt, người ta phải lên luống trước sau đó rạch thành hàng và gieo. Gieo hốc cũng là 1 tập quán ở 1 vài nơi, gieo theo phương pháp này chậm, tốn công nhưng hạt đội đất tốt hơn. Gieo vãi là phương pháp được sử dụng ở một số vùng núi cao Bắc Bộ: Cao Bằng, Lạng Sơn. Gieo theo phương pháp nay rất nhanh, không tốn công nhưng tốn giống, tốn nhiều công sức chăm sóc, mật độ cây không đồng đều.

+ Độ sâu gieo ht

Độ sâu gieo hạt ảnh hưởng tới nảy mần và mọc của cây qua nhiệt độ và ẩm độ đất. Độ sâu thích hợp đối với hầu hết các giống và đất trồng vào khoảng 2,5 tới 4cm, với đất dễ bị váng nên gieo ở đất nông, ở đất cát nên gieo sâu. Một số tác giả đề nghị không nên gieo hạt trên đất khô. Nhưng nếu thời tiết có biến chuyển thuận lợi lúc đó có thể gieo hạt được. Hạt giống chất lượng cao có thể sống được 10-14 ngày trong đất khô.

4.3.5. Phân bón

Đậu tương cần đầy đủ các yếu tố dinh dưỡng cần thiết để sinh trưởng, phát triển bình thường. Nếu thiếu hoàn toàn hoặc thiếu bất cứ một yếu tố nào đều ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển cây. Để phát huy đầy đủ tác dụng của loại phân bón cho đậu tương, cần phải hiểu rõ đặc tính lý hoá và thành phần dinh dưỡng của đất, đặc điểm tính chất của loại phân bón, đặc điểm dinh dưỡng của cây đậu tương. Đậu tương cảm ứng với muối khoáng hơn các loại cây trồng khác. Do đó khi bón phân cho đậu tương, không nên rắc tập trung mà nên vãi đều trên bề mặt để không ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt. Trong trường hợp đất nghèo dinh dưỡng hoặc lượng phân ít buộc phải bón tập trung thì nên rắc hạt, rễ sẽ ăn sâu thẳng xuống mà không phát triển bề rộng. Bón phân tập trung gần hạt, làm rễ nảy mầm bị cháy, không đảm bảo mật độ cây.

- Phân đạm,(N)

Đậu tương là cây họ đậu có khả năng cố định đạm từ khí trời để cung cấp cho cây. Do vậy người ta thường bón ít đạm cho đậu tương, khả năng cố định đạm của vi khuẩn nốt sần phụ thuộc vào nhiều yếu tố. (Harper, 1974) thấy rằng việc cố định đạm (N2) và sử dụng nitrate (NO3) có tầm quan trọng để thu được năng suất tối đa (Ngô Thế Dân và CS, 1999). Tuy nhiên, nếu dư thừa đạm có hại tới năng suất, vì lúc đó sự cố định đạm bị ức chế hoàn toàn. Nhiều tác giả cho thấy, bón đạm không hợp lý, bón quá nhiều hoặc bón không đúng thời kỳ sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển và sự hình thành nốt sần. Trên thực tế tuỳ theo đất đai, điều kiện đầu tư khác nhau, đất giầu dinh dưỡng (hay nghèo d2), đất kém thoát nước, đất chua... thì bón phân đạm với lượng 50 - 60 N kg/ha.

- Phân lân và vôi (P,Ca)

Bón lân cho đậu tương là giảm tỷ lệ rụng hoa, rụng quả, tăng tỷ lệ hạt chắc, năng suất rõ rệt (Trần Điền, 2001), làm tăng khả năng cố định đạm của vi khuẩn nốt sần. Tuỳ theo điều kiện đất đai người ta có thể bón phân lân cho 1 ha từ 30- 100kg P2O5, bón lót cùng với phân chuồng. Bón vôi, cho đất chua để đạt Ph = 6 - 6,5 là yếu tố rất quan trọng để sản xuất đậu tương. Đất có độ kiềm cao, Ph > 7,5 có ảnh hưởng không tốt đến sản lượng đậu tương, trên các loại đất khác nhau nên bón lượng lân, vôi khác nhau.

- Phân kaly (K)

Từng vùng sinh thái khác nhau lượng kaly khác nhau. Đất cát nghèo kaly, đậu tương phản ứng rõ rệt với phân kaly đặc biệt là các vùng đồng bằng. Do đặc điểm đất đai khác nhau, hiệu quả của bón phân kaly cho đâu tương rất khác. lượng phân kaly bón trung bình khoảng từ 40-70kg/ha(K2O) chia làm 2 lần bón. Bón lót hoặc bón thúc.

- Phân vi lượng

Là nguên tố rất quan trọng cho quá trinh trao đổi đạm (N). Trên thế giới một số nước như Mỹ, Trung Quốc, Đài Loan... đã công bố năng suất đậu tương tăng do bón thêm phân Mo (molipdden). Lượng Mo dùng để xử lý hạt cần17g/ha, còn dùng bón vào đất cần 800g/ha. Trên đất kiềm, đất cát, hiện tượng thiếu Mn (mangan) thường xảy ra, bón Mn bằng cách phun lên lá có hiệu quả hơn.

* Quy trình bón phân

Để có năng suất cao, phẩm chất tốt đậu tương cần được bón đầy đủ phân hữu cơ và các loại phân khoáng khác:

Liu lượng phân bón cho 1 ha.

Phân chuồng: 6 -10 tấn

Phân đạm: Ure 20- 40kg (hoặc 50-100kg đạm sunfat) Lân: supelân 100-250kg (hoặc 30-40kg P2O5)

Kaly: 40-70kg (hoặc 80-150kg kaly sunfat); Vôi bột: 300-500kg

Cách bón:

- Bón toàn bộ vôi trước lúc bừa lần cuối cùng.

- Bón lót vào rãnh hoặc hốc toàn bộ phân chuồng cộng toàn bộ lân và một nửa số đạm vào số phân kali. Sau khi bón lót phân chuồng và phân vô cơ cần dùng đất nhỏ lấp kín toàn bộ phân dày 2-3cm, tránh để phân tiếp xúc với hạt làm giảm tỉ lệ nảy mầm. Khi đất quá ướt (độ ẩm >90%) hoặc quá khô thì không nên bón lót phân đạm và kali mà để phân N và K lại tập trung cho bón thúc sớm khi cây có 3-5 lá kép, để phân không ảnh hưởng đến tỉ lệ nảy mầm.

- Bón thúc: bón 1/2 lượng phân đạm và kali còn lại vào lúc cây có 3-5 lá kép. Bón cách gốc 3-5 cm sau đó xới vun lấp toàn bộ phân.

Một phần của tài liệu bài giảng lạc đậu tương (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)