Lá đậu tương

Một phần của tài liệu bài giảng lạc đậu tương (Trang 73 - 75)

II. ĐẶC TÍNH SINH VẬT HỌC CỦA CÂY ĐẬU TƯƠNG 2.1 Đặc điểm thực vật học

2.1.3Lá đậu tương

* Hình thái cu to lá

Đậu tương có 3 loại lá: Lá mầm (tử diệp); Lá đơn (lá sò); Lá kép lông chim (lá thật) lá thứ 3 dài hơn gồm có cuống dài và 2 đôi lá chét đối nhau.

+ Lá mầm: khi mới mọc lá có màu vàng sáng, tiếp xúc với ánh sáng thì lá có màu xanh, hạt đậu to (chứa nhiều chất dinh dưỡng để nuôi cây mầm), hết dinh dưỡng lá mầm héo và rụng đi.

+ Lá đơn: lá đơn xuất hiện khi cây mọc mầm, mọc 2-3 ngày phía trên lá mầm (2 lá mọc đối xứng) lá đơn có màu xanh bóng - biểu hiện sinh trưởng phát triển tốt, lá đơn to màu xanh đậm - là cây có khả năng chịu rét tốt và ngược lại.

+ Lá thật: Là lá kép lông chim (có 3 lá chét) lá thật mọc sole (lá kép lông chim có thể biến thái từ 3-7 lá chét). Trên thân, lá của đậu tương có rất nhiều lông tơ, lá chét của đậu tương có nhiều hình dạng khác nhau tuỳ theo các giống (lá chét hình lưỡi mác, tròn trứng, ô van...).

Số lượng lá nhiều, ít diện tích lá lớn, nhỏ đều chi phối ảnh hưởng rất lớn đến năng xuất và phụ thuộc vào giống, thời vụ gieo trồng (lá đậu tương có tính chất ổn định). Ngoài 3 loại lá trên đậu tương còn 2 loại lá rất nhỏ là: lá gối (gọi là lá gốc) vị trí nằm sát cuống lá thật và cuống chùm hoa và lá kèm (rất nhỏ) vị trí nằm sát cuống của lá chét (có đôi lá đối nhau).

2.1.4 Hoa

* Hình thái cu to ca hoa

Hoa đậu tương nhỏ không có hương vị, thuộc loại hoa hình cánh bướm màu sắc hoa có 2 màu (trắng hoặc tím) tuỳ theo giống cây khác nhau mà sắc hoa (tím nhạt, tím đậm, trắng khác). Hoa phát sinh ở nách lá, đầu cành, đầu thân, hoa mọc thành chùm, mỗi chùm có từ 1-10 hoa/chùm, bình thường có 3-5 hoa/chùm (các giống khác số hoa/chùm khác nhau). Hoa đậu tương ra rất nhiều nhưng tỉ lệ đậu quả rất thấp (18-20% hoặc 30%).

* Công thức: ♂ K5 C5 A(9 + 1)G1

Một hoa bao gồm: 5 đài (màu xanh); 5 cánh: (1cánh to là cánh cờ), 2 cánh bên và 2 cánh thìa; Nhị: 9 nhị đực cuốn thành 2 vòng ôm lấy vòi nhuỵ và 1 đứng riêng lẻ; Nhuỵ cái: bầu thượng (tử phòng 1 ngăn có từ 1- 4 tâm bì (noãn)). Hoa đậu tương tự thụ phấn trước khi hoa nở, là cây tự thụ phấn (tỉ lệ 0,5-1%).

* Đặc đim quá trình n hoa ca đậu tương

Thời gian bắt đầu nở hoa sớm hay muộn, dài, ngắn tuỳ thuộc vào giống và điều kiện sinh thái. Các giống chín sớm 25-30 ngày mọc (vụ hè, vụ xuân kéo dài hơn 35-38 ngày). Các giống chín trung bình và chín muộn kéo dài hơn 45-50 ngày.

+ Thời gian ra hoa kéo dài, ngắn phụ thuộc giống và thời vụ. Tỉ lệ đậu quả tập trung vào các đợt hoa rộ.

+ Điều kiện thích hợp cho sự nở hoa to= 24-280C, A0=70-80%; .

+ Căn cứ vào phương thức ra hoa của đậu tương người ta chia làm 2 nhóm: • Nhóm sinh trưởng vô hạn: kiểu ra hoa (tập tính ra hoa) từ duới lên trên, nở từ trong ra ngoài hoa ra không tập trung (phân tán), quả chín không đều.

• Nhóm sinh trưởng hữu hạn: tập tính ra hoa theo trình tự từ trên xuống dưới và nở từ ngoài vào trong (ngược với kiểu ra hoa sinh trưởng vô hạn). Những giống ra hoa hữu hạn thường cây thấp hoa quả ra tập trung, chín tập trung, dễ thu hoạch. Như vậy với đậu tương ra hoa hữu hạn hoặc vô hạn đều có ưu điểm và nhược điểm.

- Ưu điểm: Nhóm ra hoa hữu hạn (ra hoa tập chung, quả chín tập chung), dễ thu hoạch gọn, không ảnh hưởng đến cây trồng sau.

- Nhược điểm: nếu ra hoa (trong điều kiện bất thuận dễ bị mất năng suất) + Nhóm ra hoa vô hạn thì ngược lại, trong 1 hoa (có từ 1.800-6.800 tế bào hạt phấn) tuỳ theo giống khác nhau (hạt phấn có hình tròn), số lượng và kích thước hạt phấn khác nhau (giống có hạt phấn to nhiều hơn giống có hạt phấn nhỏ). Tế bào hạt phấn nảy mầm tốt (thích hợp điều kiện t0= 18-230C).

+ Tế bào hạt phấn đậu tương được chia làm 2 loại:

• Loại có khả năng thụ tinh chiếm 87% (hạt phấn có màu sẫm (chất n/ sinh dễ nhuộm màu), hạt phấn tròn đều).

• Loại không có khả năng thụ tinh chiếm 13% màng mỏng nhỏ (chất n/ sinh không nhuộm màu).

2.1.5 Qu và ht

* Hình thái cu to qu và ht

+ Quả: quả đậu tương được hình thành từ ngoài vào trong (hình thành vỏ quả - hình thành hạt). Số quả biến động tử 2-20 quả/chùm (1 cây có thể đạt từ 20 quả 400- 600 quả/cây). Quả đậu tương có từ 1-5 hạt/quả tuỳ theo giống và điều kiện sinh thái (bình thường quả có 2-3 hạt/quả). Quả đậu tương thuộc loại quả giáp hơi cong tuỳ theo giống, màu sắc của quả phụ thuộc vào (sắc tố Caroten và Xanthophyll), màu sắc lông/thân lá phụ thuộc vào sắc tố(Antocyanin). Quả đậu tương chín có nhiều màu sắc tuỳ theo từng giống khác nhau (có màu vàng, nâu, đen, vàng nâu, màu xám...); Quả đậu tương mới hình thành quả (quả non) trên thân, quả nhiều lông (các giống khác nhau) số lông thưa, dày khác nhau; Trên cây quả thường tập trung nhiều từ đốt thứ 4 trở lên (tập trung nhiều 5-6), đốt 9- 10 giảm dần; Quả hình thành và lớn nhanh từ 15-18 ngày sau khi hoa nở (quả dài 2-7cm hoặc 9cm).

+ Hạt: hạt đậu tương được hình thành từ ngoài vào trong, hình thành vỏ trước sau đó tới hạt. Hạt đậu tương có nhiều hình dạng khác nhau (tròn dài, tròn dẹt, bầu dục...). Màu sắc hạt,màu vàng được ưa chộng nhất (màu vàng nâu, vàng xanh, đen, tím...).

- Cấu tạo hạt gồm: Lá mầm 90% (tử diệp); Phôi 2%; Vỏ hạt 7- 8%;

- Hạt to nhỏ khác nhau phụ thuộc vào giống khác nhau. P1000 hạt thay đổi 20- 400g (các giống khác nhau); Rốn hạt đậu tương có màu sắc khác nhau phụ thuộc vào giống (đây là 1 đặc điểm dễ nhận biết 1 giống).

Một phần của tài liệu bài giảng lạc đậu tương (Trang 73 - 75)