Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới và trong nước

Một phần của tài liệu bài giảng lạc đậu tương (Trang 67)

I. GIÁ TRỊ KINH TẾ NGUỒN GỐC PHÂN LOẠI TÌNH HÌNH SẢN XUẤT ĐẬU TƯƠNG

3. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới và trong nước

3.1 Tình hình sn xut đậu tương trên thế gii

Trên thế giới hiện nay có khoảng >80 nước sản xuất đậu tương tập trung chủ yếu ở Châu Mỹ chiếm 60% tổng diện tích trên thế giới, Châu Á 15-18% diện tích còn lại ở các châu lục khác. Cây đậu tương đứng vị trí thứ 4 (sau cây lúa mỳ, lúa nước và cây ngô) cây lấy hạt. Cây đậu tương được trồng nhiều ở Châu Mỹ.

Bảng 1.1: Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới từ năm (2002-2007) Năm Diện tích (triệu ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (triệu tấn)

2002 79.167.0 22,73 108.907 2003 83.600.0 23,40 188.929 2004 91.440.0 22,34 204.266 2005 91.386.0 23,00 209.532 2006 94.937.8 22,99 218.232,7 2007 90.119,6 24,45 220.532,6 (Nguồn: FAOSTAT , năm 2008)

Qua bảng 1 cho thấy về diện tích và sản lượng trong 6 năm trở lại đây tăng lên đáng kể diện tích từ 79 triệu ha năm 2002 tăng lên 94.937 triệu ha năm 2006, năng suất bình quân từ 22,73 - 23 tạ/ha đã tạo ra một sản lượng đậu tương gấp 2 lần so với trên 20 năm về trước. Các nước trồng đậu tương đứng hàng đầu thế giới về diện tích và sản lượng là Trung Quốc, Braxin, Achentina (bảng1.2).

Bảng 1.2: Tình hình sản xuất đậu tương một số nước sản xuất chính trên thế giới (2006 - 2007) Nước Năm 2006 Năm 2007 D.tích (tr/ ha) N.suất (tạ/ha) S.lượng (tr.tấn) D. tích (tr/ ha) N.suất (tạ/ha) S. lượng (tr. tấn) Autrlia 23.889,0 23,02 55.000,0 13.131,0 24,37 32.000,0 Braxin 22.047,3 23,80 52.464,6 20.565,3 28,13 57.857,2 Achentina 151.300 26,79 40.537,4 159.812 29,71 47.482,8 Tr.Quốc 9.100,1 17,03 15.500,2 8.900,1 15,51 13.800,1 (Nguồn: FAOSTAT, năm 2008)

Bảng 1.2 cho thấy, về diện tích Braxin có diện tích lớn nhất năm 2007 là(20565 triệu ha).

Năng suất cao nhất là Achentina đạt 29,71 tạ/ha. Sản lượng cao nhất là Braxin, thứ 4 là Trung Quốc cả về diện tích, năng suất và sản lượng.

3.2 Tình hình sn xut đậu tương Vit Nam

Việt Nam có lịch sử trồng đậu tương lâu đời, cây đậu tương được nhập vào Việt Nam từ những năm 111 trước công nguyên, đến năm 931 sau công nguyên, từ khi nó còn là cây hoang dại được trồng và thuần hoá như 1 loại thực phẩm,có giá trị kinh tế cao. Hiện nay cây đậu tương có vị trí cao trong nông nghiệp, nó là nguồn cung cấp thực phẩm cho mỗi gia đình Việt Nam như: Đậu phụ, sữa đậu nành, tương... là nguồn thức ăn rẻ tiền, nguồn nguyên liệu chế biến dinh dưỡng, chế biến cho các ngành công nghiệp.

Theo tài liệu nghiên cứu khảo cổ học và di chỉ ở Tràng Kênh Hải Phòng, tìm thấy bào tử phấn hoa của cây họ đậu cách đây khoảng 3.405 năm. Theo sách lịch sử trồng trọt "Giao châu ký" đã viết về cây họ đậu, có tên là ông đậu (ông mộc đậu).

Năm 1877 Harmend, tìm ra loại đậu tương dại ở Huế và đặt tên là: Glyeinlaotria, như vậy, Việt nam có đậu tương dại cho phép dự đoán có thể gần nơi nguyên sản của đậu tương.

Theo sách lịch sử trồng trọt Giao châu ký đã viết về cây đậu tương có tên là ông mộc đậu hay (gọi đại đậu). Trong thư tích thế kỷ thứ VI cho biết ở Bắc bộ có trồng đậu tương "Sách vân đài loại ngữ" của Lê Quý Đôn thế kỷ 18 đề cập đến cây đậu tương.

* Din biến sn xut đậu tương Vit Nam

- Giai đoạn trước năm 1945, tổng diện tích trồng đậu tương khoảng 30.000ha, năng suất 2-3 tạ/ha.

- Giai đoạn sau năm 1954, diện tích khoảng 40.000ha, năng suất 3-4 tạ/ha. - Giai đoạn 1970- 1980; năm 1970 diện tích khoảng 48.000ha, năng suất đạt 5ta/ha; năm 1980 diện tích khoảng 76.000ha, năng suất đạt 6,6tạ/ha.

- Giai đoạn1990-2000, năm 1990 diệt tích khoảng 110.000ha. Năng suất đạt 8-9tạ/ha, đặc biệt năm 1998 diện tích tăng vọt lên 129.000ha, năng suất đạt 11,3tạ/ha. Giai đoạn 2001 trở lại đây (bảng 3).

Bảng1.3: Diễn biến sản xuất đậu tương trong những năm gần đây (2003-2007)

Năm Diện tích (1000ha) Năng xuất (tạ/ha) Sảnlượng (1000tấn) 2003 166.50 13,50 225,30 2004 190.00 12,63 240,00 2005 185.00 13,24 245,00 2006 185.80 13,89 252,20 2007 190.10 14,49 275,50 (Nguồn: số liệu thống kê năm 2008)

- Về diện tích trồng đậu tương ở Việt Nam còn ít, nếu lấy giai đoạn 1980 (làm mốc) cho đến nay thì diện tích tăng lên gấp 3 lần so với những năm 80.

- Về năng suất, Năng suất bình quân còn thấp, đạt khoảng 50% so với năng suất bình quân của thế giới. Tuy nhiên nhờ vào sự nỗ lực của các nhà khoa học trong nghiên cứu chọn tạo giống, chọn tạo ra các giông mới, đặc biệt là trong 10 năm trở lại đây. Năng suất tăng khoảng (1,5 lần), so với năm 80.

Hiện nay, cả nước chia ra làm 8 vùng sản xuất dậu tương chính đó là các vùng (ĐBSH, Tây Bắc, Bắc trung bộ, Đông Bắc, Tây Nguyên, Đông Nam bộ, Nam trung bộ, ĐBS Cửu Long).

Trong những năm gần đây, được Đảng và nhà nước quan tâm, sản xuất đậu tương đã tăng lên rõ dệt. Để giải quyết 3 mục đích sau: Giải quyết vấn đề Protein cho người và gia súc; Xuất khẩu; Cải tạo đất.

* Tim năng và trin vng sn xut đậu tương.

+ Mở rộng diện tích: Miền Bắc - vùng trung du miền núi phía Bắc. Miền Nam - Đông nam bộ - Tây nguyên. + Cải tạo đất;

+ Chọn tạo giống.

* Định hướng chn ging đậu tương (2005-2010).

Chọn giống đậu tương chín sớm đưa và chân đất 2 vụ lúa 1 vụ màu giống có thời gian sinh trưởng = 70-75 ngày(vụ đậu tương hè).

Chọn giống cho vụ đông với các tỉnh phía bắc (đặc biệt vùng đồng bằng sông hồng) giống có thời gian sinh trưởng = 80 - 90 ngày.

Chọn giống thích hợp vụ xuân - cho vùng Trung du miền núi giống có thời gian sinh trưởng 90 - 100 ngày; chống được bệnh gỉ sắt, giống có năng xuất = 20 - 25 tạ/ha.

Chọn giống đậu tương trong vụ hè cho các tỉnh phía bắc, giống chịu được hạn ít bị virut, giống có thời gian sinh trưởng = 80 - 85 ngày.

Chọn giống cho vùng Tây Nguyên: cho vụ xuân hè và vụ đậu tương hè (gieo 1 vụ - đầu tháng 4 ) vụ đậu tương xuân hè vùng Đồng bằng sông cửu long.

Chọn giống đậu tương có hàm lượng dầu từ 20-27% để ép lấy dầu, sản phẩm phụ chế biến làm thức ăn chăn nuôi.

Chọn giống đậu tương hạt to, chất lượng hạt cao - chế biến làm thực phẩm ,làm rau, năng xuất tươi đạt 18-20 tấn/ha.

Chọn giống thích hợp cho cả 3 vụ/năm (vụ xuân, hè, thu đông) giống có khả năng cố định đạm cao, cải tạo đất tốt.

Chọn giống thích hợp cho trồng xen, gối góp phần tăng thu nhập trên đơn vị diện tích, tăng độ phì cho đất.

Bảng 1.4: Đặc tính một số giống đậu tương thích hợp ở miền núi phía Bắc STT Tên giống Đặc điểm

1 ĐT 84 TGST: 80-90 ngày, hạt màu vàng, P100 hạt 18-22g, NS 15-20 tạ/ha thích hợp vụ xuân hè

2 AK -02 TGST: 75-85 ngày, hạt vàng, P100 hạt 15-16g, NS 15-25 tạ/ha, thích hợp vụ xuân, hè

3 VX - 93 TGST: 90-95 ngày, hạt vàng, P100 hạt 14-15g, NS 16-20 tạ/ha, thích hợp vụ xuân đông

4 M 103 TGST: 85-90 ngày, hạt vàng, P100 hạt 16-18g, NS 17-25 tạ/ha, vụđông, xuân muộn

5 ĐVN – 5 TGST: 75-85 ngày, hạt vàng, P100 hạt 16-18g, NS 15-25 tạ/ha, vụ xuân, hè,thu đông

6 DT 90 TGST: 95-100 ngày, hạt vàng, P100 hạt 16-18g, NS 15-25 tạ/ha, vụ xuân hè thu đông

Một phần của tài liệu bài giảng lạc đậu tương (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)