Tưới và tiêu nước

Một phần của tài liệu bài giảng lạc đậu tương (Trang 53 - 56)

IV. KỸ THUẬT TRỒNG TRỌT 4.1 Giống

4.4.4Tưới và tiêu nước

Tưới nước là biện pháp kỹ thuật tang sản lạc quan trọng và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ở các tỉnh thuộc đồng bằng và trung du bắc bộ, mặc dù lạc được sinh trưởng trong điều kiện có lượng mưa tương đối đủ(550-700mm/vụ), nhưng lượng mưa phân bố không đều nên lạc thường xuyên bị hạn đe doạ.

Vụ lạc xuân khả năng hạn thường xẩy ra vào các thời kỳ: Gieo và ra hoa - kết quả; vụ thu đông thường xẩy ra vào thời kỳ từ ra hoa - chín. Nhìn chung thời kỳ khủng hoảng nước của lạc ở cả 2 vụ đều có khả năng xẩy ra, vì vậy tưới nước cho lạc là khâu kỹ thuật quan trọng để đạt năng suất cao.

+ Tưới nước cho lc xuân

Khả năng thiếu ẩm đối với lạc xuân thường xảy ra ở pha đầu sinh trưởng. Vì vậy tưới nước cần chú ý ở 2 thời kỳ: Thời kỳ gieo; Thời kỳ ra hoa - kết quả, thời kỳ khủng hoảng nước của lạc.

+ Tưới nước thi k gieo

Đối với lạc xuân ở các tỉnh phía Bắc thường bị hạn đe dọa trong thời kỳ gieo. Gieo trong điều kiện độ ẩm thấp sẽ kéo dài thời kỳ mọc và giảm tỷ lệ mọc trên đồng ruộng. Tưới nước thời kỳ này tốt nhất là tưới trước khi gieo theo phương pháp ngâm ruộng. Thời gian ngâm và thời điểm ngâm ruộng, tháo nước phụ thuộc vào khả năng mưa, khả năng tiêu nước và tính chất đất ruộng lạc để quy định cụ thể.

Tưới sau gieo thường là tưới rãnh, chỉ tưới ngập 1/3-2/3 rãnh. Phương pháp tưới này độ ẩm trên mặt luống không đều nên lạc cũng mọc không đều. Lượng nước tưới chỉ khoảng 300-500m3/ha.

+ Tưới thi k ra hoa – chin

Thời kỳ từ ra hoa đến chín là thời kỳ lạc cần nhiều nước và cũng là thời kỳ mà thiếu nước sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất lạc. Bị hạn bất cứ giai đoạn sinh trưởng nào: Từ ra hoa rộ - tia đâm - hình thành quả và chín đều làm giảm nghiêm trọng năng suất lạc. Ở nước ta, chủ yếu là tưới rãnh. Tiến hành tưới khi độ ẩm đất còn 60-65% độ ẩm tối đa đồng ruộng (ĐATĐ ĐR). Lượng nước tưới mỗi lần 500-800m3 tuỳ thuộc ở khả năng thoát nước của đất, chiều cao luống. Có thể tưới liên tục nếu bị hạn kéo dài, khoảng cách giữa 2 lần tưới ít nhất là 7-10 ngày.

+ Tiêu nước rung lc

Lạc cần đủ nước để cho năng suất cao, nhưng lạc sợ úng. Trong điều kiện bão hoà nước vào thời kỳ mọc gây thối hạt do không đủ ôxy cho hạt hô hấp; vào thời kỳ cây con gây thối rễ, vàng lá và thời kỳ hình thành quả và chín gây thối quả.

Vậy, trong kỹ thuật trồng trọt cần tiêu nước sau mỗi lần mưa lớn. Biện pháp tiêu nước chủ yếu là cày sâu, làm đất kỹ, lên luống cao thích hợp và có hệ thống tiêu nước trên các khu trồng lạc.

4.4.5 Phòng tr sâu bnh

* Sâu hi

Sâu hại lạc có rất nhiều loại. Có thể nói từ khi gieo đến thu hoạch, lúc nào lạc cũng có thể bị sâu bệnh phá hoại. Có tới gần 100 loài sâu hại lạc. Các loại sâu hại chính sau:

- Sâu hại hạt giống: Dế, kiến, mọt đất, mối; Sâu hại cây con: Sâu xám. - Sâu hại lá: Nhóm này nhiều nhất, gồm cả các loại chích hút (rầy, rệp, nhện đỏ) và các loại miệng nhai (sâu khoang, sâu xanh, sâu đo, sẩúom, bọ nẹt, châu chấu...), chúng phá hại bộ lá và cả thân cây, cuống lá... Từ khi lạc mọc đến khi thu hoạch. Sâu hại lạc thường có đặc điểm là ăn tạp nên ký chủ rất nhiều trên đồng ruộng.

- Sâu hại quả và rễ: Sâu thép, sùng trắng, bọ hung.

* Bnh hi

Những bệnh chính hại ở lạc.

- Bệnh chết ẻo: Còn gọi là héo xanh, héo vi khuẩn. Bệnh do nhiều nguyên nhân, chủ yếu do vi khuẩn Pseudomonas Solanacearum E.F. Smith. Bệnh phá hại ở tất cả các thời kỳ sinh trưởng của lạc, chủ yếu thời kỳ ra hoa - làm quả. Cây bị bệnh héo xanh, có thể héo cả cây hoặc từng cành, gây mất khoảng rất nghiêm trọng.

- Bệnh phấn trắng và nấm đen: Bệnh phấn trắng do nấm Sclerotium rolfsii Saccardo và bệnh nấm đen do nấm Aspergillus niger Van Tiegh. Bệnh hại ở vùng gốc thân và cổ rễ, nấm bệnh xâm nhập và phá hoại mạch dẫnkhiến cây bị chết. Bệnh hại chủ yếu ở cây con, từ mọc đến 3-4 lá kép.

- Bệnh đốm lá: Có 2 loại, đốm nâu (đốm lá sớm) do nấm Cercospora Arachidicola Hori và đốm đen (đốm lá muộn) do nấm Phaeoisariopsis Personata

Cercosporodium Personatum gây nên. Cả 2 loại đều gây các vết đốm trên lá và thân, phá hại mạch dẫn trên lá khiến lá sớm bị vàng chết, làm giảm diện tích bộ lá lạc.

- Bệnh gỉ sắt: Do nấm Puccinla Arachidis. Bệnh gây các vết đốm trên lá, màu vàng đỏ như sắt. Bệnh cũng hại như bệnh đốm lá. Đó là những bệnh thường thấy nhất trên các vùng sản suất lạc ở nước ta. Ngoài ra còn có các bệnh khác như thối tia, thối quả, tuyến trùng, các bệnh do virus gây ra (khảm lá, đậu lùn...) cũng thường gây tác hại trên ruộng lạc.

* Phương pháp phòng tr tng hp

Phòng trừ sâu bệnh phải dùng tổnh hợp các biện pháp, trong đó phải chú ý đến các biện pháp phòng bệnh, phát hiện sâu bệnh kịp thời và trừ kịp thời đúng phương pháp.

- Phương pháp phòng trừ sinh học:

+ Luân canh: chọn cây luân canh thích hợp để các tác nhân gây bệnh và sâu hại không gặp được ký chủ lây lan trên ruộng lạc. Luân canh với lúa nước còn tiêu diệt được sâu làm nhộng trong đất và diệt được một số nguồn gây bệnh. Có thể áp dụng luân canh dài để diệt nguồn bệnh từ đất.

+ Biện pháp canh tác: Các biện pháp cày bừa, xới xáo hạn chế cỏ dại và sự phát triển của sâu bệnh.

+ Dùng giống chống bệnh: Trong kỹ thuật gen người ta đã tạo dược những giống mang gen chống bệnh và có thể chống cả sâu hại.

+ Dùng hoá chất: Xử lý đất và hạt giống bằng hoá chất nhằm tiêu diệt nguồn lây lan của sâu bệnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Dùng hoá chất trừ sâu bệnh: Phun thuốc đặc hiệu trừ sâu bệnh, cần phun kịp thời, đúng loại thuốc, đúng liều lượng.

Một phần của tài liệu bài giảng lạc đậu tương (Trang 53 - 56)