Giống đậu tương

Một phần của tài liệu bài giảng lạc đậu tương (Trang 86)

IV. KỸ THUẬT TRỒNG TRỌT

4.1.1 Giống đậu tương

+ Khả năng thích ứng : để tạo được giống đậu tương có khả năng thích ứng rộng, các nhà chọn giống luôn chú ý đến các đặc tính như khả năng chống chịu sâu bệnh, chống đổ, chống tách hạt và năng xuất cao. Một xu hướng nữa là chọn giống thích nghi với điều kiện nhất định nào đó như chọn giống chịu lạnh cho vụ đông và đông xuân ở miền bắc, chọn giống chịu nóng cho vụ hè ở miền bắc và các vùng trồng đậu tương ở miền nam (Trần Đình Long và Andrew, 2001).

+ Thời gian sinh trưởng: thời gian sinh trưởng của giống đậu tương do đặc tính di truyền quyết định. Tuy nhiên thời gian sinh trưởng của các giống bị ảnh hưởng bởi thời gian chiếu sáng và nhiệt độ. Vì vậy nói đến thời gian sinh trưởng của 1 giống phải gắn với 1 vùng sinh thái nào đó, căn cứ vào thời gian sinh trưởng người ta phân ra làm 6 nhóm: Nhóm chín rất sớm <90ngày; Nhóm chín sớm 90- 100 ngày; Nhóm chín trung bình 100-110 ngày; Nhóm chín muộn trung bình 110- 120 ngày; Nhóm chín muộn 120-140 ngày; Nhóm chín rất muộn >140 ngày.

* Ging đậu tương cho các vùng sinh thái

+ Vùng núi phía bắc: vàng Cao Bằng, vàng Mộc Châu, cúc lục Ngạn, vàng Hà Giang, đen Bắc Hà, xanh Tiên Yên, DT84, DT90, M103, VX-93...

+ Vùng ĐBSH các giống Ngọc động, Thanh Oai, Nâu Thường tín, cúc Hà Bắc, AK02, AK03, AK05, M103, VX-92, VX-93, DT84...

+ Vùng Bắc trung bộ,các giống Cúc Nam Đàn, cúc Thọ Xuân, AK03.

+ Vùng Nam trung bộ, các giống đậu nành Ninh Sơn, Ba tháng An Hiệp, Nhơn Khánh, Xuân Quang...

- Vùng Tây Nguyên, các giống đậu sẻ Con Tum, hạt to Như Se, ba tháng Azumpa, ba tháng Chưga...

- Vùng Đông Nam bộ, HL-2, HL-92, G-87-5, MTĐ- 120, MTĐ-176, Nam Vang, Ômôn 3...

Một phần của tài liệu bài giảng lạc đậu tương (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)