II. ĐẶC TÍNH SINH VẬT HỌC CỦA CÂY ĐẬU TƯƠNG 2.1 Đặc điểm thực vật học
2.1.2 Thâ n cành
* Hình thái thân cành
Thân đậu tương thuộc loại thảm thảo (màu sắc thân có liên quan đến màu sắc hoa). Khi còn non thân màu xanh hoặc tím, khi già thân có màu nâu nhạt, màu sắc thân đậu tương có nhiều liên quan đến màu sắc hoa (thân xanh-hoa trắng, thân tím-hoa tím). Thân đậu tương có trung bình 10-15 lóng, các lóng phía gần gốc thường ngắn - lóng phí trên thường dài hơn. Chiều dài lóng các giống khác nhau thì có khác (biến động từ 3-10cm) Thân đậu tương trong vụ hè có lóng dài hơn vụ xuân và vụ đông. Chiều dài lóng của đậu tương phụ thuộc vào điều kiện canh tác, thuộc thời vụ trồng (chiều cao thân đậu tương thuộc lóng) bình thường cây đậu tương có chiều cao thân 0,3-1,0 m. Trên thân lá cây đậu tương có lớp lông tơ dài, ngắn khác nhau tuỳ theo giống, mỗi giống khác có mật độ lông tơ trên thân khác (lông tơ có màu sẫm thường có sức đề kháng bệnh và khả năng chịu hạn, chịu rét khá)và ngược lại.
* Tập tính sinh trưởng của thân cành đậu tương
- Căn cứ vào tập tính sinh trưởng của thân cành người ta chia ra 4 loại thân: + Thân leo: thân nhỏ bò dưới đất hoặc leo lên thân cây khác.
+ Thân bò: thân chính phân cành nhỏ thân mềm, phủ trên mặt đất thân dài, đốt dài, thành đám dây, quả nhỏ phân tán.
+ Thân mọc thẳng: thân cứng, đường kính lớn, thân vừa không cao quá, đốt ngắn, quả ra nhiều và tập trung là nhưng giống sinh trưởng hữu hạn.
+ Thân nửa bò: là trung gian giữa thân mọc thẳng và thân bò.
Căn cứ vào tập tính sinh trưởng của thân, cành và đặc điểm ra hoa của các giống đậu tương người ta chia ra làm 2 loại:
+ Sinh trưởng vô hạn: khi cây ra hoa làm quả khi quả sắp chín thân cành vấn tiếp tục sinh trưởng.
+ Sinh trưởng hữu hạn: khi ngọn thân hay ngọn cành đã ra hoa, thì thân cành ngừng sinh trưởng, hoa ra tập trung, quả chín tập trung.
Quá trình phát triển của thân, cành sự phát triển của thân cành đồng thời chia ra làm 2 giai đoạn (từ khi cây mọc có 3- 4 lá thật) thân phát triển chậm chủ yếu là bộ rễ phát triển (giai đoạn1).
- Giai đoạn 2: Khi cây có 6-7 lá thật thân canh bắt đầu phát triển nhanh mạnh, nhanh nhất đạt cực đại khi ra hoa rộ(các đợt ra hoa rộ). Cây đậu tương có đặc điểm riêng khi cây ra hoa thì thân cành phát triển mạnh nhất. Đây là giai
đoạn cây trồng đồng thời sảy ra 2 quá trình (sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực), hay còn gọi là thời kì khủng hoảng dinh dưỡng đối với cây đậu tương.
* Chú ý: bón phân thúc cho cây đậu tương.