Nguồn gốc lịch sử phân loạ

Một phần của tài liệu bài giảng lạc đậu tương (Trang 64 - 66)

I. GIÁ TRỊ KINH TẾ NGUỒN GỐC PHÂN LOẠI TÌNH HÌNH SẢN XUẤT ĐẬU TƯƠNG

2. Nguồn gốc lịch sử phân loạ

2.1 Ngun gc lch s

+ Đậu tượng là một trong những cây trồng mà loài người đã biết sử dụng và trồng trọt từ lâu đời. Vậy nguồn gốc của cây đậu tương được xác minh, nhiều bằng chứng về dịa lý học, lịch sử và khảo cổ học đều công nhận rằng đậu tương có nguồn gốc nguyên sản ở Châu á, từ Trung Quốc, cây đậu tương được thuần hoá ở Trung Quốc (qua nhiều triều đại phong kiến, được trồng trọt và khảo sát trong triều đại Shang từ năm 1700- 1200) trước công nguyên.

Như vậy, đậu tương có nguồn gốc ở viễn đông cho đến nay đã được đem trồng khắp các châu lục và lá cây lấy hạt quan trọng bậc nhất trên thế giới.

2.2 Phân loi

Đậu tương thuộc chi: Glycine; Họ đậu: Leguminoseae;

Họ phụ cánh bướm: Papilionoideae; Bộ: Phaseoleae.

Tên khoa học đậu tương (Glycine Max.L.Merrill).

Từ những yêu cầu thực tế hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau trong hệ thống phân loại, có nhiều cách khác nhau để phân loại.

Trong hệ thống phân loại căn cứ vào đặc điểm hình thái, tập tính sinh trưởng, thời gian sinh trưởng, đặc điểm sinh lý, phân bố địa lý... số lượng nhiễm sắc thể...

2.2.1 Phân loi theo đim hình thái hc

- Căn cứ vào đặc điểm thân, tập tính sinh trưởng, thời gian sinh trưởng, khả năng chống chịu, phản ứng ánh sáng đậu tương được chia 3 loại chính:

+ Đậu tương dại: (Glycine Ussriensio regeles Moench).

Đặc điểm: phân bố nhiều ở Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, thân nhỏ, thân leo, khó phân biệt (thân cao từ 3-4m). Tập trung sinh trưởng kết quả vô hạn (khi cây ra hoa thân lá sinh trưởng bình thường). Giống có tăng trưởng dài (180- 200 ngày), quả nhỏ, hạt nhỏ, hàm lượng dầu thấp, có khả năng chịu rét, chống chịu sâu bệnh, P1000 hạt = 20-30g, phản ứng rất mạnh với ánh sáng ngày ngắn, năng suất thấp (1vụ/năm).

+ Đậu tương nửa dại: (Glyeine gracillis skrontzon)

Đặc điểm: thân leo, thân nửa bò (thân cao từ 1-1,5m). Tập trung sinh trưởng kết quả vô hạn và hữu hạn, hoa nhỏ có màu trắng, hạt trung bình. P1000 = 30-60g (hạt có màu vàng, đen, nâu). Thời gian sinh trưởng 150-180 ngày thích hợp với ánh sáng ngày ngắn, chịu rét khá, năng suất thấp (trồng 2 vụ/năm).

+ Đậu tương trồng: (Glycine Max (L) Merrill)

Đặc điểm: thân bò, nửa bò, thân đứng (cao 0,7-1,2m), thân to, tập tính sinh trưởng kết quả vô hạn và hữu hạn, giống có thời gian sinh trưởng 90-150 ngày, P1000= 70-200g, hạt màu vàng, có hàm lượng dầu 20%, Protein 40%. Có khả năng chịu hạn, rét khá.

2.2.2 Phân loi theo thi gian sinh trưởng

Theo nhóm tác giả Mores, Piper, Nguyễn Danh Đông. Các tác giả căn cứ vào khả năng phản ứng với ánh sáng, độ dài ngày của giống, lấy vụ đậu tương làm cơ sở để chia thành các nhóm giống khác nhau, chia làm 3 nhóm:

+ Nhóm chín sớm(CS): là giống có thời gian sinh trưởng dưới 90 ngày. Đặc điểm: Các giống chín sớm phản ứng yếu với ánh sáng ngày ngắn, năng suất thấp, trồng được nhiều vụ /năm.

+ Nhóm chín trung bình (TB): Gồm các giống có thời gian sinh trưởng 90- 120ngày.

Đặc điểm: Các giống ở nhóm này phản ứng tương đối mạnh với ánh sáng ngày ngắn, năng suất khá trồng 2- 3 vụ /năm.

+ Nhóm chín muộn (CM): Gốm các giống có (tgst) trên 130 ngày.

Đặc điểm: Gồm các giống phản ứng rất mạnh với ánh sáng ngày ngắn, giống cho năng suất cao. Chỉ trồng 1 vụ/năm.

2.2.3 Phân loi theo EnKen

Theo ông cũng căn cứ vào đặc điểm thực vật học để phân loại: chia làm 4 chủng khác nhau.

- Á chủng Mãn Châu: thân to, mọc thẳng, hoa nhỏ, hạt có hình trứng, thuộc nhóm chín sớm và chín trung bình.

- Á chủng Trung Quốc: thân nhỏ, lá rậm,lá mỏng, hạt tròn dẹt, thuộc nhóm chín sớm.

- Á chủng Triều Tiên: hạt to, hình cầu và hình tròn dẹt. - Á chủng Ấn Độ: hạt nhỏ, hình trứng, lá chét mỏng.

2.2.4Phân loi theo HymoWitz và NeWell,1984; Hadley và HymoWitz, 1973. Phân loại theo hệ thống này ngoài chi Glycine còn có thêm 2 chi phụ (chi Phân loại theo hệ thống này ngoài chi Glycine còn có thêm 2 chi phụ (chi phụ này chia làm 2 loài): Đậu tương trồng (Glycine Max (L) merrill); Đậu tương hoang dại (Glycine Soja Sieb và Zucc) (Bảng1)

Bảng 1.1 Đặc điểm hình thái, số NST và phân bố của chi (Glycine và chi phụ Soja)

Loài NST

(2n) Đặc điểm hình thái Phân bố

1.Glycine clandes

tina Wendl 40

Chi Glycine: 3lá kép nhỏ hình ô van, gân hình mạng, màu từ hồng - tím hồng, quả ngắn hình thuôn thẳng, hoặc cong, ít hạt, thân nhiều lông, thân mảnh

Úc

2. Glycine faleata

Benth 40

Thân bò sát mặt đất hoặc thẳng, lông cứng,chùm hoa dài mập, màu hoa từ trắng- màu hoa cà nhạt, quả

cong, nhiều lông cứng, hạt thuôn hoặc hình ô van

Úc

3.Glycine latifolia (Benth) NeWell và HymoWitz

40

Thân bò khoẻ hoặc có khi leo, phiến lá rộng có răng cưa, chùm hoa dài màu tím, quả ngắn nhiều lông và cứng

Úc

4.Glycine tatrobeana

(Meissn) Benth 40

Thân nhỏ cứng, bò sát đất đôi khi leo, phiến lá hình bán cầu, hoa to

Úc 5. Glycine eansens

F.J Henm 40

Thân leo, phiến lá nhỏ dài, gân lá có gai,thân có lông hơi cứng màu trắng sám, hoa màu hồng có mùi thơm, quả thẳng, hạt hình chữ nhật đôi khi bẹt

Úc

Một phần của tài liệu bài giảng lạc đậu tương (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)