Năm 2007, Việt Nam gia nhập WTO và trở thành một thị trường hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài. Tỷ lệ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng đáng kể do những ưu đãi của nhà nước để thu hút đầu tư và chính sách quản lý đất đai phù hợp. Kể từ năm 2010 tới 2013, dòng vốn đầu tư nước ngoài vào mảng bất động sản khách sạn ở Đông Nam Á tăng mạnh. Riêng năm 2013 mỗi quý có khoảng 8-9 tỷ USD đầu tư vào lĩnh vực này. (Báo cáo đặc biệt khu vực châu Á – Thái Bình Dương năm 2013 của CBRE - thương hiệu toàn cầu hàng đầu trong bất động sản thương mại). Cũng theo CBRE, trong 3 năm gần đây Việt Nam đã cải thiện rất tốt về nhu cầu khách du lịch nội địa, mức tăng trưởng trung bình từ 7 – 8%/năm, bất chấp những khó khăn chung của nền kinh tế. Nhu cầu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đang tăng, dù còn khá chậm ở 3 năm gần đây (mức tăng lần lượt 19,1% trong năm 2011, 13,9% năm 2012 và 11% trong năm 2013). Tuy nhiên, trong năm 2014, mức tăng trưởng khách du lịch quốc tế rất tích cực, lên tới 26%.(Tổng cục Du lịch). Điều này tạo cơ hội cho ngành kinh doanh khách sạn ở Việt Nam phát triển và mở rộng về quy mô.
Biểu đồ 2.1. Mức tăng của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam
Dự báo, tại Hà Nội và TP.HCM trong ba năm tới, sẽ có thêm lượng lớn phòng khách sạn đưa ra thị trường hoạt động, với mức tăng khoảng 8% so với nguồn cung hiện nay. Bên cạnh đó, tỷ suất sinh lời của ngành kinh doanh khách sạn phục vụ khách du lịch đang dần trở nên hấp dẫn hơn trước nhờ vào sự cải thiện của các khách sạn.
0 5 10 15 20 25 30 2011 2012 2013 2014 Mức tăng của khách du lịch quốc tế Mức tăng khách du lịch quốc tế
Chính vì vậy, ngày càng có nhiều nhà đầu tư đang tập trung vào lĩnh vực nhiều triển vọng này.