Trần Văn Trung (sinh ngày 1/4/1984) và Trần Văn Thành (sinh ngày 20/8/1988, trú tại xã D, huyện B) là anh em con chú con bác. Trưa ngày 15/7/2004, Trung rủ Thành tìm cách lấy xe máy của người khác để làm phương tiện đi lại hoặc bán lấy tiền tiêu, Thành đồng ý. Trung bảo Thành mượn xe máy (hiệu Supper Halim biển số 100U1-5256) của mẹ Thành là bà Phạm Kiều Anh để thuận tiện cho việc thực hiện kế hoạch . Trung đưa Thành một biển số giả 100L1- 3672 gắn vào xe, cịn biển số thật cất tại nhà trọ của Trung. Trung đưa 3.000 đồng cho Thành ra chợ Bình Yên mua tiêu xay và ớt xay. Khi Thành mua về, Trung đem tiêu, ớt pha với nước lã cho vào chai nhựa (loại chai nước suối 0,5lít), cịn lại một ít tiêu xay Trung bỏ vào bao thuốc lá hiệu Texas. Thành chuẩn bị 01 con dao dài 20cm (loại dao dùng rọc giấy), 01 khúc gỗ trịn dài 40cm, đường kính 3,5cm.
Khoảng 22h30 cùng ngày, Trung bảo Thành điều khiển xe chở Trung, Thành giấu dao trong người, khúc gỗ để ở ba-ga xe, Trung đem theo một ca nhựa (loại ca dùng uống nước) cùng chai nước đã pha tiêu và ớt xay. Khi đến đoạn đường vắng, phát hiện người điều khiển xe máy đi một mình, cả hai thống nhất Thành sẽ điều khiển xe chạy áp sát xe người đi đường, Trung sẽ đổ nước cĩ pha tiêu và ớt xay vào ca nhựa rồi tạt vào mặt làm họ cay mặt, mất phương hướng mà ngã xuống đường. Thành sẽ lấy xe bỏ chạy. Nếu người này chống cự thì Thành dùng dao và Trung dùng khúc gỗ để tấn cơng, khống chế để cướp xe máy, lấy được xe thì cả hai quay về nhà trọ của Trung.
Khoảng 23h30 cùng ngày, khi Trung và Thành đang chạy xe trên đường Lê Lợi, hướng từ Lê Lợi về Trần Hưng Đạo, đến khu vực xã A, huyện B thì bị lực lượng tuần tra của cơng an xã A, huyện B phát hiện xe gắn biển số giả. Cơng an xã đã yêu cầu Thành dừng xe lại để kiểm tra giấy tờ xe. Trong quá trình kiểm tra, các đồng chí cơng an đã phát hiện những cơng cụ mà cả hai chuẩn bị nên đưa về cơng an xã lập hồ sơ.
Sau khi tiến hành điều tra ban đầu, ngày 17/7/2004, cơ quan điều tra cơng an huyện B ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Trần Văn Trung và Trần Văn Thành. Ngày 18/7/2004, cơ quan điều tra cơng an huyện B ra lệnh tạm giam Trung, Thành 4 tháng.
Theo xác minh của cơ quan điều tra, Thành khơng cĩ tiền án, tiền sự. Ngày 1/8/2004, gia đình Thành đã mời anh (chị) bào chữa.
Câu hỏi 1 (1 điểm): Hãy xác định tội danh và điều khoản BLHS cần áp dụng dối với
hành vi của Trần Văn Trung và Trần Văn Thành? Giải thích lý do?
Câu hỏi 2 (1 điểm): Nếu nhận bào chữa cho Trần Văn Thành, với những tình tiết nêu
trên, luật sư cần chú ý những vấn đề gì để bảo vệ quyền lợi cho Thành?
Tình tiết bổ sung
Sau khi hồ sơ vụ án được chuyển sang VKSND huyện B, trong quá trình nghiên cứu hồ sơ, luật sư phát hiện tại biên bản hỏi cung bị can vào ngày 25/7/2004 của cơ quan điều tra cơng an huyện B, Trần Văn Thành khai “ con dao và khúc gỗ là do cháu chuẩn bị vì anh Trung nĩi phải làm thế, cháu cũng muốn cĩ ít tiền đi chơi hè nên mới đồng ý đi với anh Trung” và trong phần chữ ký của người đại diện hợp pháp của bị can lại là chữ ký của Trần Văn Trung.
Mặt khác, tại biên bản hỏi cung ngày 3/8/2004 của cơ quan điều tra cơng an huyện B, Thành khai “trên đường đi cháu thấy sợ nên địi về, cháu đã trả lại dao cho anh Trung và nĩi cháu khơng tham gia nữa, cháu phải về trả xe cho mẹ. Anh Trung bảo cháu khơng tham gia thì thơi nhưng đèo anh ý đến đường Trần Hưng Đạo rồi về, vì đường đấy cũng về xã cháu được. Chúng cháu đang đi thì bị cơng an giữ lại”
Câu hỏi 3 (1 điểm): Với tư cách là luật sư bào chữa cho Trần Văn Thành, anh (chị) cần
trao đổi và đề xuất những vấn đề gì với VKSND tỉnh C để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ?
Câu hỏi 4(1 điểm): Nếu lời khai của Thành tại biên bản hỏi cung ngày 3/8/2004 là đúng,
theo anh (chị) nĩ cĩ ảnh hưởng đến việc xác định trách nhiệm hình sự của Thành hay khơng? Tại sao?
Tình tiết bổ sung
VKSND huyện B truy tố Trần Văn Trung và Trần Văn Thành về tội danh và khoản mà anh (chị) đã xác định tại câu 1 với tình tiết tăng nặng định khung “cĩ tổ chức”, “cĩ tính chất chuyên nghiệp” và chuyển tồn bộ hồ sơ vụ án cho TAND huyện B.
Những vấn đề anh (chị) đề xuất cĩ liên quan đến việc giải quyết vụ án, VKSND huyện B đều chưa làm rõ. Sau khi thụ lý hồ sơ vụ án, TAND huyện B vẫn tiếp tục tạm giam Trần Văn Thành. Gia đình Thành muốn luật sư giúp Thành được tại ngoại.
Câu hỏi 5 (1 điểm): Anh (chị) cần đề xuất vấn đề gì với TAND huyện B để bảo vệ quyền
lợi của thân chủ?
Câu hỏi 6 (1 điểm): Hãy giúp gia đình Thành viết đơn xin tại ngoại?
Tình tiết bổ sung
Đồng tình với quan điểm của VKSND huyện B, ngày 5/1/2005, TAND huyện B ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Ngày 25/1/2005, TAND huyện B mở phiên tồ xét xử sơ thẩm đối với Trần Văn Trung và Trần Văn Thành.Tại phiên tồ, đại diện Viện kiểm sát cho rằng việc Trung và Thành chuẩn bị kỹ lưỡng cơng cụ, phương tiện phạm tội, bàn tính, dự liệu tình huống xảy ra cũng như phương án xử lý cho thấy các bị cáo rất chuyên nghiệp. Do đĩ, Hội đồng xét xử cần áp dụng tình tiết tăng nặng định khung “cĩ tính chất chuyên nghiệp”.
Câu hỏi 7(1 điểm): Luật sư cần đối đáp lại ý kiến của vị đại diện Viện kiểm sát như thế
nào?
Tình tiết bổ sung
Qua xét hỏi và tranh luận tại phiên tồ đã làm rõ được sự việc xảy ra ngày 15/7/2004 đúng như lời khai của Thành tại cơ quan điều tra ngày 3/8/2004. Theo đĩ, sự thật là Thành đã trả lại dao cho Trung và nĩi khơng tham gia nữa.
Câu hỏi 8 (1 điểm): Hãy viết những nội dung chính trong luận cứ bào chữa cho Trần Văn
Thành?
Tình tiết bổ sung
Hội đồng xét xử tuyên phạt Trần Văn Thành 2 năm tù về tội danh và điều khoản anh (chị) đã xác định ở câu 1. Gia đình Thành cho rằng tồ án xét xử khơng chính xác và nhờ luật sư tiếp tục giúp đỡ để Thành được tại ngoại, tiếp tục đi học.
Câu hỏi 9 (1 điểm): Anh (chị) hãy giúp Thành làm đơn kháng cáo?
Tình tiết bổ sung
Hội đồng xét xử phúc thẩm quyết định giữ nguyên bản án sơ thẩm. Sau phiên tịa phúc thẩm, gia đình Thành gặp anh (chị) nhờ anh (chị) viết giúp đơn xin hỗn chấp hành hình phạt tù vì Thành bị tái phát bệnh hen.
Câu hỏi 10 (1 điểm): Anh (chị) cĩ chấp nhận yêu cầu của gia đình Thành hay khơng?
Nếu cĩ, anh (chị) hãy soạn thảo đơn xin hỗn chấp hành hình phạt tù cho Thành.
(Học viên được sử dụng BLHS, BLTTHS và các pháp lệnh cĩ liên quan)