Đổi mới các hoạt động hỗ trợ phát triển công nghiệp tư nhân thông qua các hoạt động dịch vụ khuyến công

Một phần của tài liệu Doanh nghiệp tư nhân trong công nghiệp trên địa bàn hà nội (Trang 93)

- Mặc dù số lượng DNCN có xu hướng phát triển nhanh nhưng năng lực vận hành, quy mô đầu tư, khả năng tiếp thu công nghệ và chất lượng hoạt động của các DN này trên

3.2.3.6. Đổi mới các hoạt động hỗ trợ phát triển công nghiệp tư nhân thông qua các hoạt động dịch vụ khuyến công

các hoạt động dịch vụ khuyến công

Thực hiện hỗ trợ cho công nghiệp tư nhân thông qua việc triển khai thực hiện Nghị định 134 của Chính phủ về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn, theo đó tập trung vào một số khâu trọng tâm sau:

Trong khâu khởi sự lập DN:

và kiến thức cơ bản về vấn đề này. Vì vậy, trong khâu khởi sự DN, thành phố cần tăng cường hướng dẫn hỗ trợ DN về các kiến thức cơ bản nhất về thủ tục đăng ký kinh doanh, đăng ký kê khai nộp thuế, chế độ báo cáo tài chính thống kê, tuyển dụng lao động, quản lý Doanh nghiệp.

Trong khâu chuẩn bị đầu tư mới và đầu tư mở rộng:

Thành phố cần hỗ trợ DN các thông tin cần thiết về việc lập dự án, tìm kiếm mặt bằng, xin ưu đãi đầu tư, huy động vốn, điều tra thị trường, tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi phát triển Nhà nước. Trước mắt, tập trung công tác hỗ trợ này cho các DN nội thành có khả năng tài chính, có nhu cầu bức xúc và cần di rời địa điểm sản xuất ra ngoại thành.

Trong quá trình sản xuất:

Thành phố cần quan tâm hỗ trợ DN nâng cao năng lực quản lý, hợp lý hoá sản xuất, hạ giá thành, nâng cao sức cạnh tranh. Trước mắt, tập trung công tác này cho các DNCNTN tham gia sản xuất các sản phẩm công nghiệp chủ lực, phù hợp với qui hoạch định hướng phát triển công nghiệp của thành phố.

Trong đổi mới thiết bị công nghệ:

Thành phố hỗ trợ DN trong việc lựa chọn công nghệ mới, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ để nâng cao năng lực sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường. Tập trung ưu tiên hỗ trợ cho DN ứng dụng công nghệ kỹ thuật cao, công nghệ sạch, có hàm lượng công nghệ cao.

Trong hoạt động xúc tiến thương mại:

Tăng cường các hỗ trợ của thành phố cho DN về cung cấp thông tin, tiếp thị, tìm kiếm thị trường, tìm kiếm đối tác, tổ chức hội chợ triển lãm và giới thiệu sản phẩm. Tập trung ưu tiên hỗ trợ cho các DN sản xuất sản phẩm xuất khẩu, sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu.

Trong tuyển dụng và nâng cao chất lượng lao động:

Thành phố hỗ trợ DN trong việc đào tạo kiến thức quản lý lao động, đào tạo nghề, truyền nghề, phát triển nghề, nhất là các ngành nghề thủ công truyền thống mang bản sắc văn hoá Hà Nội và các ngành nghề mới phù hợp với yêu cầu phát triển của Hà Nội. Tập trung hỗ trợ các DN đầu tư thu hút tuyển dụng lao động tại các xã ngoại thành chưa phát

triển nghề TCN.

Trong hoạt động liên doanh liên kết:

Thành phố hỗ trợ DN trong các hoạt động trao đổi kinh nghiệm, tham quan, khảo sát, tham gia các hoạt động liên doanh, liên kết, các hội, hiệp hội ngành nghề. Trong đó tập trung vào các DN thuộc nhóm sản phẩm có thế mạnh của Hà Nội như dây và cáp điện, bao bì, gốm sứ, xe máy, dệt may xuất khẩu, thủ công mỹ nghệ.

3.2.3.7. Duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động trao đổi thông tin thường

xuyên giữa các cơ sở công nghiệp tư nhân và cơ quan quản lý

Hướng tới mục tiêu xây dựng quan hệ gắn bó chặt chẽ, thường xuyên giữa các cơ quan quản lý với DN, góp phần giảm chi phí, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi nhất cho các DN trong sản xuất kinh doanh, cần thực hiện một số giải pháp sau:

- Nâng cao hơn nữa nội dung và chất lượng hệ thống thông tin về các cơ sở công nghiệp thành phố trên mạng Internet để cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có thể tra cứu nhanh chóng các thông tin cần thiết giúp cho việc tìm hiểu năng lực, ngành nghề, khả năng hợp tác liên kết giữa các DN. Các thông tin này cũng rất cần thiết cho các cơ quan quản lý khi cần xác định năng lực tài chính của DN tham gia vào các dự án của Nhà nước. Ngoài ra, thông tin này còn để thực hiện sự giám sát của cộng đồng đối với DN trong việc thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ trong sản xuất kinh doanh.

- Đầu tư ngân sách thành phố để xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin khoa học công nghệ dùng chung bằng công cụ thông tin hiện đại để cho các DN có thể tiếp cận nhanh chóng các kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ trong và ngoài nước. Thành phố cần đẩy mạnh việc hỗ trợ việc lập các trang Web chuyên ngành, đa dạng hoá các ấn phẩm truyền tải thông tin về nhu cầu, khả năng, cơ hội hợp tác, trao đổi trực tiếp và gián tiếp liên quan đến nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ cho các DN công nghiệp trên địa bàn.

- Cung cấp cho DN các thông tin về thị trường trong nước và quốc tế, nhất là các thông tin về lịch trình cắt giảm thuế theo CEPT/AFTA đối với ngành công nghiệp, các phân tích dự báo về thị trường, các chính sách thương mại và đặc điểm thị trường các nước trên thế giới, các thông lệ và tiêu chuẩn hàng hoá xuất khẩu quốc tế.

đủ, kịp thời cho DN các thông tin mọi mặt của thành phố, trước mắt là toàn bộ thông tin của thành phố về chính sách, qui hoạch chi tiết, thủ tục hành chính, các thông tin về hạ tầng cơ sở, công thương nghiệp và dịch vụ, các dự án kinh tế... Tiến tới sẽ thực hiện các dịch vụ hỏi đáp, tư vấn, diễn đàn giao tiếp trực tuyến, giải quyết thủ tục hành chính qua cổng giao tiếp điện tử,...

kết luận

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, những năm qua doanh nghiệp tư nhân trong ngành công nghiệp ở Hà Nội đã phát triển nhanh, đóng góp ngày càng tăng vào sự phát triển các ngành công nghiệp ở Thủ đô, tạo được nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, tạo ra được khối lượng hàng hoá ngày càng tăng với chủng loại phong phú đã làm tăng khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đóng góp ngày càng tăng vào NSNN. Những điều đó nói lên vị trí, vai trò quan trọng của DNCNTN đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Hà Nội. Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình phát triển DNCNTN ở Hà Nội cũng đã bộc lộ nhiều mặt hạn chế do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan tác động, đang cản trở sự phát triển các DNCNTN trên địa bàn. Do đó, việc nghiên cứu DNCNTN trong công nghiệp ở Hà Nội là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách hiện nay.

Quá trình thực hiện đề tài, nội dung luận văn đã làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển DNCNTN trong nền kinh tế thị trường ở nước ta; đã phân tích, đánh giá thực trạng phát triển DNCNTN ở Hà Nội, rút ra những thành công và hạn chế trên các mặt: sự phát triển DNCNTN theo ngành nghề sản phẩm, phân bố DNCNTN trên các quận huyện, năng lực nội tại của các DNCNTN; từ những cơ sở lý luận và bài học kinh nghiệm phát triển, DNCNTN ở một số nước, từ những thành công và những hạn chế trong phát triển DNCNTN ở Hà Nội thời gian qua, luận văn đã trình bày phương hướng và giải pháp phát triển DNCNTN ở Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.

Luận văn là sản phẩm của quá trình công tác ở địa phương Hà Nội và học cao học chuyên ngành KTCT tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, được các thầy cô trang bị về nội dung lý luận và phương pháp luận nghiên cứu kinh tế để nghiên cứu vào một vấn đề cụ thể: doanh nghiệp công nghiệp tư nhân trong ngành công nghiệp ở Hà Nội.

Trong qua trỡnh thực hiện luận văn này, bản thân đó được sự giúp đỡ tận tỡnh của các thầy trong học viện, các nhà khoa học, các ban ngành của thành phố và đồng nghiệp. Bản thân xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ to lớn và quý bỏu trờn đây. Với những cố gắng, nỗ lực của mỡnh, hy vọng rằng kết quả nghiờn cứu của đề tài này, sẽ góp phần nhỏ bé vào sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô ngàn năm văn hiến.

Danh mục Tài liệu tham khảo

1. Đinh Văn Ân (2003), Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa

ở Việt Nam, Nxb Thống kê.

2. Các văn bản chỉ đạo của Thành uỷ, HĐND, UBND thành phố Hà Nội. 3. Công báo 1945

4. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Nghị quyết của Chính phủ số

01/2004/NQ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2004 và một số Nghị định liên quan.

5. Tô Xuân Dân, Vũ Trọng Lâm (chủ biên) (2003), Cơ chế chính sách đặc thù phát triển Thủ đô Hà Nội. Một số định hướng cơ bản, Viện nghiên cứu Phát triển

Kinh tế – Xã hội Hà Nội, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

6. Nghiêm Xuân Đạt, Nguyễn Minh Phong (đồng chủ biên) (2002), Giải pháp Tài chính

thúc đẩy phát triển kinh tế thành phố Hà Nội , Viện nghiên cứu Phát triển Kinh

tế – Xã hội Hà Nội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Nghiêm Xuân Đạt, Tô Xuân Dân (chủ biên), Phát triển và quản lý các doanh nghiệp

ngoài quốc doanh, Nxb Khoa học và kỹ thuật.

8. Nghiêm Xuân Đạt, Nguyễn Minh Phong (đồng chủ biên) (2002), Hà Nội trong quá trình hội

nhập kinh tế quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

13. Học viện Tài chính – Bộ Tài chính (2002), Giải pháp kinh tế tài chính hỗ trợ và thúc

14. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

15. Kỷ yếu hội thảo khoa học về phát triển kinh tế tư nhân năm 2003, Đại học Kinh tế

quốc dân. 16. Luật doanh nghiệp.

17. V.I.Lênin (1978), Toàn tập, Tập 43, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.

18. Đặng Danh Lợi (2003), "Kinh tế tư nhân Việt Nam: những thuận lợi, khó khăn trong quá trình phát triển", Tạp chí Phát triển Kinh tế.

19. C Mác và Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 19, Nxb Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

20. C Mác và Ăngghen (1999), Toàn tập, Tập 22, Nxb Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

21. C Mác và Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 23, Nxb Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

22. C Mác và Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

23. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 24. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

25. Nguyễn Đăng Nam (2001), "Tài chính với sự phát triển kinh tế tư nhân". Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, ( ).

26. Niên giám thống kê 2000 - 2005.

27. Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị.

28. Lê Đăng Oanh, Nguyễn Thị Kim Dung (1998), Nâng cao nhân lực cạnh tranh và bảo

hộ sản xuất trong nước, Nxb Lao động.

29. Nguyễn Huy Oánh (2001), "Vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế", Tạp chí

Nghiên cứu kinh tế, ( ).

30. Pháp lệnh Thủ đô.

31. Nguyễn Minh Phong (chủ biên) (2004), Phát triển kinh tế tư nhân ở Hà Nội, Viện

32. Nguyễn Trần Quế (2003), "Các thành phần kinh tế ở Việt Nam: chính sách và thực

tiễn thời kỳ đổi mới", Tạp chí Kinh tế Thế giới, ( ).

33. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Nghị quyết của Quốc hội 51/2001/QH10 ngày 25/12/2001 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến

pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992.

34. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Bộ Luật lao động và các Luật

liên quan.

35. Lê Viết Thái (chủ biên) (2000), Cơ sở khoa học cho việc xây dựng chính sách cạnh

tranh ở Việt Nam. Nxb Lao động.

36. Lê Viết Thái (chủ biên) (2000), Doanh nghiệp vừa và nhỏ - Hiện trạng và những kiến

nghị giải pháp.

37. Tổ thi hành Luật doanh nghiệp của Thủ tướng Chính phủ, Báo cáo 03 năm thi hành Luật doanh nghiệp.

38. Nguyễn Thanh Tuyền (2002), Thành phần kinh tế tư bản tư nhân trong quá trình công

nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

39. Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, Viện nghiên cứu Phát triển Kinh tế – Xã hội Hà Nội (2001), Kinh tế tư nhân ở Hà Nội - Thực trạng và giải pháp (Một số bài

nghiên cứu phục vụ cho công tác tổng kết tình hình phát triển kinh tế tư nhân ở Hà Nội), Hà Nội.

40. Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung Ương (CIEM) (2001), Luật Doanh nghiệp và

các văn bản hướng dẫn thi hành (Tài liệu dùng cho triển khai thi hành Luật

doanh nghiệp). UNDP Dự án VIE/97/016, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 41. Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, Báo cáo kinh tế Việt Nam năm 2001

đến 2005.

42. Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (2003), Cơ sở khoa học cho việc định hướng chính sách và các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Đề tài độc lập cấp Nhà nước.

Phụ Lục

Số lượng cơ sở theo ngành nghề công nghiệp dân doanh 1997-2004

Đơn vị tính: Triệu đồng TT Ngành nghề Năm 1997 Năm 2004 Số cơ sở Tỷ trọng Số cơ sở Tỷ trọng 1 Khai thác than 99 0.61 46 0.29 2 Khai thác đá cát sỏi 65 0.40 44 0.28 3 Sản xuất thực phẩm và đồ uống 3907 23.99 2831 17.84 4 Dệt 1145 7.03 270 1.70 5 Sản xuất trang phục 2542 15.61 2946 18.56 6 Sản xuất đồ da và giầy dép 238 1.46 133 0.84 7 Chế biến gỗ 2057 12.63 1393 8.78 8 Sản xuất giấy, chế biến giấy 192 1.18 202 1.27 9 Xuất bản, in 389 2.39 409 2.58 10 Sản xuất hoá chất 196 1.20 197 1.24 11 Sản xuất sản phẩm từ cao su nhựa 267 1.64 330 2.08 12 Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi KL 1873 11.50 1304 8.22 13 Sản xuất kim loại 139 0.85 190 1.20 14 Sản xuất sản phẩm từ kim loại 1902 11.68 2629 16.57 15 Sản xuất máy móc thiết bị 46 0.28 87 0.55 16 Sản xuất máy móc thiết bị điện 79 0.49 142 0.89 17 Sản xuất ti vi, radio 8 0.05 45 0.28 18 Sản xuất dụng cụ y tế 18 0.11 16 0.10 19 Sản xuất xe động cơ 85 0.52 53 0.33 20 Sản xuất phương tiện vận tải khác 45 0.28 56 0.35 21 Sản xuất giường tủ bàn ghế 971 5.96 2509 15.81

22 Tái chế 21 0.13 38 0.24

Phụ lục 2

Qui mô doanh thu DN công nghiệp tư nhân theo ngành nghề

Đơn vị tính: Triệu đồng/ cơ sở

TT Loại hình 1997 2005 Số lượng DN Doanh thu bình quân Số lượng DN Doanh thu bình quân Tổng số 447 2378 2401 6440

1 Khai thác than quặng 4 2211 22 1616 2 Thực phẩm và đồ uống 46 1387 293 4733 3 Dệt 18 1612 71 8624 4 May 51 969 158 4159 5 Da giả da 10 4920 30 1965 6 Gỗ mây tre 32 953 113 2441 7 Giấy 25 1958 116 8454 8 In 5 467 296 1559

Một phần của tài liệu Doanh nghiệp tư nhân trong công nghiệp trên địa bàn hà nội (Trang 93)