- Mặc dù số lượng DNCN có xu hướng phát triển nhanh nhưng năng lực vận hành, quy mô đầu tư, khả năng tiếp thu công nghệ và chất lượng hoạt động của các DN này trên
3.2.1.3. Củng cố, kiện toàn bộ máy quản lý công nghiệp tư nhân, đẩy mạnh cải cách hành chính
cách hành chính
Củng cố lại hệ thống bộ máy quản lý Nhà nước về công nghiệp tư nhân thống nhất từ thành phố xuống quận huyện và phường xã theo hướng tinh gọn, hợp lý, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu quản lý công nghiệp tư nhân theo địa bàn và quản lý theo ngành. Theo đó, bộ máy quản lý Nhà nước đối với công nghiệp tư nhân Hà Nội có các cơ quan chuyên môn sau:
Chuyển mạnh sang thực hiện quản lý Nhà nước theo các ngành nghề công nghiệp, trong đó tập trung chú trọng vào công tác xây dựng qui hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án phát triển công nghiệp và việc xây dựng và triển khai thực hiện các cơ chế chính sách khuyến khích hỗ trợ của thành phố đối với công nghiệp tư nhân. Sở Công nghiệp bố trí 01 Phòng chuyên trách đối với công nghiệp tư nhân như Nghị quyết TW 5 khoá IX đã đề ra.
Quận huyện có Phòng Kinh tế:
Phòng Kinh tế được thành lập lại theo Nghị định số 172/2004 ngày 29/9/2004 của Chính phủ trên cơ sở Phòng Kế hoạch kinh tế cũ được tổ chức lại theo hướng chuyển lại chức năng nhiệm vụ quản lý về kế hoạch đầu tư và đăng ký kinh doanh cho Phòng Tài chính Kế hoạch, Phòng Kinh tế chỉ tập trung vào các nhiệm vụ quản lý nhà nước theo các ngành kinh tế kỹ thuật trong đó có ngành công nghiệp.
Phường xã có bố trí cán bộ quản lý chuyên trách TTCN:
Các cán bộ quản lý chuyên trách TTCN, được hưởng chế độ định biên thực hiện chức năng theo dõi, tổng hợp và tham mưu giúp UBND phường xã quản lý TTCN trên địa bàn.
Một số giải pháp cụ thể:
- Thực hiện việc phân cấp quản lý lại công nghiệp tư nhân giữa thành phố, quận huyện và phường xã. Theo đó, thẩm quyền và trách nhiệm quản lý của sở ngành, quận huyện và phường xã phải được nâng lên, mối liên hệ giữa cơ quan quản lý và DN công nghiệp phải chặt chẽ và thường xuyên hơn.
- Tiếp tục kiện toàn bộ máy quản lý. Cải tiến phương thức quản lý, lề lối làm việc, nâng cao năng lực hoạt động. Đặc biệt chú trọng việc làm rõ nguyên tắc làm việc và qui chế phối hợp trong hệ thống bộ máy quản lý.
- Loại bỏ những việc làm, hội họp hình thức, không có hiệu quả thiết thực. Tăng cường năng lực và trách nhiệm của cơ quan quản lý trong giải quyết công việc với các cư sở công nghiệp.
- Chấm dứt tình trạng vừa chồng chéo, vừa bỏ sót nhiệm vụ, lĩnh vực, đối tượng quản lý, bảo đảm tính đồng bộ trong vận hành của cả hệ thống quản lý.