Những bài học kinh nghiệm đối với phát triển doanh nghiệp công nghiệp tư nhân ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Doanh nghiệp tư nhân trong công nghiệp trên địa bàn hà nội (Trang 33)

- Mặc dù số lượng DNCN có xu hướng phát triển nhanh nhưng năng lực vận hành, quy mô đầu tư, khả năng tiếp thu công nghệ và chất lượng hoạt động của các DN này trên

1.2.4. Những bài học kinh nghiệm đối với phát triển doanh nghiệp công nghiệp tư nhân ở Việt Nam

tư nhân ở Việt Nam

Việt Nam đang thực hiện chính sách đổi mới theo hướng thị trường dịnh hướng XHCN, nên nhiều kinh nghiệm còn cần được tiếp tục tổng kết, nhiều nhân tố mới phát sinh cần được đánh giá và khẳng định. Mặt khác, do nhiều nguyên nhân, hiện nay các DNCNTN đang gặp rất nhiều khó khăn, đang rất cần sự hỗ trợ từ phía Nhà nước. Chính vì vậy, việc học tập kinh nghiệm của các nước trên thế giới là điều rất cấp bách và cần thiết. Qua những phân tích trên, có thể rút ra một số kinh nghiệm thực tiễn sau:

khu vực này, ban hành nhiều chính sách và hình thành các chương trình mục tiêu để hỗ trợ cho các DNCNTN. Do nhận thức vài trò của các DNCNTN, nên chính phủ các nước rất quan tâm đến việc khuyến khích, hỗ trợ sự phát triển của các doanh nghiệp này. Hầu hết các nước đều ban hành một văn bản pháp lý xác định thế nào là DN tư nhân (xác định đối tượng của chính sách) sau đó mới đề cập đến định hướng phát triển, khuyến khích sự phát triển DNCNTN và các chính sách, biện pháp hỗ trợ DNCNTN nói riêng và DN tư nhân nói chung.

Hệ thống các chính sách hỗ trợ này bao gồm việc đưa ra các chính sách hỗ trợ, tạo lập môi trường thuận lợi cho DNCNTN phát triển, tổ chức các cơ quan hỗ trợ chính thức của chính phủ, khuyến khích việc thành lập tổ chức hỗ trợ theo các mô hình khác nhau... Một số nước có đưa ra những ưu đãi nhất định cho các DNCNTN như ưu đãi về thuế, về tín dụng, về đất đai... Tuy nhiên, các nước thường sử dụng biện pháp hỗ trợ là chính. Có nghĩa là giúp các doanh nghiệp để họ có thể nâng cao được sức cạnh tranh trên thị trường, các nước đều cố gắng tránh sự bao cấp đối với các doanh nghiệp. Để các chính sách hỗ trợ đạt được kết quả mong muốn, Chính phủ các nước thường hình thành các chương trình mục tiêu để trợ giúp các DNCNTN nói riêng và DN tư nhân nói chung. Các chương trình này thường tập trung vào một số lĩnh vực chủ yếu. Như hỗ trợ về vốn, tín dụng và tài trợ hoặc

cấp cho DNCNTN là biện pháp xét về mức độ phổ biến đứng thứ hai sau các biện pháp về

thuế. Các hình thức chính là cấp tín dụng trực tiếp, cho vay lãi suất thấp, bảo lãnh tín dụng, trợ cấp nghiên cứu và phát triển, trợ cấp qua giá cả... Hay như trợ giúp marketing, phát triển thị

trường được nhiều nước áp dụng. Việc mua bán với các cơ quan chính phủ được khuyến

khích thông qua thầu hoặc một bên thứ ba, giúp các doanh nghiệp tư nhân nhỏ có thể trao đổi hợp đồng phụ. Giảm hai lần chi phí cho việc khảo sát và xúc tiến bán hàng ra thị trường nước ngoài gồm: quảng cáo, mẫu quảng cáo, tham gia triển lãm, vé đi lại nước ngoài, chi phí ở nước ngoài và chi phí cho văn phòng bán hàng ở nước ngoài. Thực hiện chính sách bảo hộ mậu dịch... Hỗ trợ về công nghệ và đào tạo cũng là một chính sách được áp dụng dưới nhiều hình thức như chuyển giao công nghệ với giá ưu đãi, hỗ trợ kỹ thuật của các viện nghiên cứu, trực tiếp tổ chức các trung tâm đào tạo...

- Hai là, hệ thống tổ chức hỗ trợ được xây dựng rất linh hoạt, đa dạng, hướng về

doanh nghiệp, theo tiêu thức hiệu quả là chính. Việc thực hiện các chính sách hỗ trợ DNCNTN ở các nước thường bao gồm các cơ quan chính phủ và phi chính phủ, đó là các

cơ quan của chính phủ, các tổ chức ngân hàng và tài chính, các trường đại học, viện nghiên cứu, trung tâm tư vấn, cơ quan phát triển thương mại, các hiệp hội... Có thể với các hình thức khác nhau, hoặc là một cơ quan nằm trong Bộ quản lý kinh tế, nhưng nhìn chung trong cơ cấu của bộ máy quản lý Nhà nước về kinh tế của các quốc gia đều có cơ quan chuyên trách quản lý, thực hiện chính sách phát triển DNCNTN.

Song song với cơ quan Nhà nước về hoạch định chính sách, quản lý hỗ trợ DNCNTN nói riêng và DN tư nhân nói chung, các tổ chức hỗ trợ và các tổ chức đại diện cho DNCNTN được khuyến khích thành lập. Một số ít do Nhà nước thành lập, còn phần lớn do tư nhân hoặc các DNCNTN thành lập ra tổ chức đại diện cho mình và hoạt động có sự hỗ trợ, tài trợ của Nhà nước. Các tổ chức này thực hiện các chức năng chủ yếu như: cung cấp vốn, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, hỗ trợ tiếp thị, đào tạo quản lý, tay nghề, tư vấn cho DNCNTN.

Có thể nói rằng, tổ chức hỗ trợ đối với DNCNTN ở các nước khá hoàn thiện, tạo thành một hệ thống. Bên cạnh sự quản lý và hỗ trợ trực tiếp của Nhà nước, còn có các tổ chức vừa thực hiện kinh doanh vừa thực hiện hỗ trợ, trong đó hoạt động hỗ trợ là chính. Hoạt động hỗ trợ của các tổ chức này được sự trợ giúp và khuyến khích của Chính phủ.

- Ba là, sự hợp tác chặt chẽ giữa chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp, giữa các

doanh nghiệp với nhau là một trong những điều kiện không thể thiếu để phát triển các DN tư nhân, đặc biệt là các DNCNTN. Để phát triển khu vực DN tư nhân nói chung và DNCNTN nói riêng có sức cạnh tranh không chỉ cần có chương trình, chính sách hỗ trợ. Để có hiệu quả, các chương trình và chính sách này phải được bổ sung bằng nhiệt tình và cam kết giữa Chính phủ và cộng đồng kinh doanh. Ngoài việc khuyến khích các doanh nghiệp chủ động tự lực, Chính phủ cũng tạo cho họ môi trường hợp tác kinh doanh thuận lợi. Điều này cho phép DNCNTN hành động vừa độc lập, vừa kết hợp với nhau để nâng cao sức cạnh tranh trong khu vực cúng như trên thị trường quốc tế.

Qua những kinh nghiệm phát triển DNCNTN ở một số nước Châu á có thể thấy tuy mỗi nước có những đặc thù riêng trong việc phát triển các DNCNTN, nhưng nhìn chung muốn phát triển DNCNTN có kết quả, nhất thiết phải có những điểm chung dưới đây:

- Phải có quan điểm chiến lược đúng đắn. Để phát triển mạnh khu vực kinh tế tư

quan trọng của nền kinh tế. Phát triển kinh tế tư nhân là một trong những quốc sách hàng đầu của các quốc gia đó, và khu vực này rất được quan tâm bảo vệ bằng pháp luật.

- Tạo môi trường hoạt động thuận lợi cho các doanh nghiệp. Môi trường hoạt động

của các doanh nghiệp bao gồm: môi trường kinh tế, môi trường chính trị, môi trường pháp lý, môi trường văn hoá - xã hội, môi trường tâm lý... Đối với các DNCNTN môi trường hoạt động biểu hiện trực tiếp qua thị trường: thị trường nguyên vật liệu, thị trường lao động, thị trường vốn và thị trường tiêu thụ hàng hoá.

- Định hướng phát triển doanh nghiệp ngoài quốc doanh rõ ràng, phù hợp với yêu

cầu từng giai đoạn. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy muốn các DNCNTN phát triển mạnh mẽ, hiệu quả thì Nhà nước nhất thiết phải có định hướng chiến lược rõ ràng. Có thể định hướng bằng chiến lược, bằng kế hoạch, chính sách. Các nước có nhiều thành công trong phát triển kinh tế thường lựa chọn các chiến lược như: chiến lược lựa chọn các ưu tiên, chiến lược quy mô, chiến lược hướng về xuất khẩu... Việc định hướng ở các nước thường theo hướng tăng cường kế hoạch hướng dẫn. Kế hoạch được coi là bản lề của các công cụ chính sách và là nguồn cung cấp thông tin cho các cơ sở sản xuất kinh doanh.

- Khuyến khích, điều tiết hợp lý bằng hệ thống chính sách linh hoạt và phù hợp với

yêu cầu của từng giai đoạn. Hệ thống chính sách là một trong những công cụ cực kỳ quan

trọng trong nền kinh tế thị trường. Yêu cầu đặt ra là phải xây dựng hệ thống chính sách đồng bộ từ chính sách tài chính tiền tệ, chính sách đầu tư, thương mại... đến các chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp.

- Tăng cường sự kiểm soát của Nhà nước đối với DNCNTN. Kinh nghiệm của nhiều nước chỉ ra rằng, điều kiện quan trọng nhất để Nhà nước thực hiện được việc kiểm soát doanh nghiệp một cách hữu hiệu là phải thiết lập được một hệ thống luật pháp đầy đủ, minh bạch và phải có một bộ máy trong sạch, đủ năng lực thực thi luật pháp. Tự do kinh doanh đi đôi với tăng cường kiểm soát và tự kiểm soát là bí quyết của nhiều nước đã thành công trong phát triển kinh tế.

Kết luận chương 1

Trong chương 1, luận văn đã trình bày một số quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và của Đảng ta về kinh tế tư nhân nói chung và doanh nghiệp công nghiệp tư nhân

trong thời kỳ quá độ lên CNXH; làm rõ khái niệm, đặc điểm, vai trò của DNCNTN; xu hướng phát triển và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển DNCNTN trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Luận văn đã trình bày kinh nghiệm phát triển kinh tế tư nhân và DNCNTN ở một số nước, qua đó đã rút ra một số bài học kinh nghiệm đối với phát triển DNCNTN ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển DNCNTN được trình bày trong chương này là cơ sở của việc phân tích đánh giá thực trạng phát triển DNCNTN ở Hà Nội và đề xuất giải pháp phát triển DNCNTN ở Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.

Chương 2

thực trạng phát triển các doanh nghiệp công nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội

Nằm ở trung tâm đồng bằng bắc bộ, diện tích 927km2, dân số 3 triệu người, Thủ đô Hà Nội là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước. Từ khi vua Lý Thái Tổ chọn làm kinh đô đến nay, Hà Nội đã có lịch sử hình thành và phát triển gần 1000 năm. Từ nhiều thế kỷ trước, các làng nghề tiểu thủ công nghiệp, các phường hội sản xuất và buôn bán các sản phẩm truyền thống, sản phẩm thủ công mỹ nghệ được hình thành và phát triển khá sớm và rất nổi tiếng ở kinh thành Thăng Long như : nghề đúc đồng (Ngũ Xã), kim hoàn (Hàng Bạc), dệt (Võng Thị, Nghĩa Đô), giấy (Bưởi), gốm, sứ (Bát Tràng) Thời kỳ thực dân Pháp đô hộ, Hà Nội cũng đã có một số cơ sở sản xuất công nghiệp, tiếu thủ công nghiệp của các phường, hội, người sản xuất nhỏ và các công xưởng, nhà máy của các nhà tư sản. Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân thành công và sau ngày tiếp quản Thủ đô, ta tiến hành cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh ở Hà Nội với gần 500 cơ sở công nghiệp và hàng vạn công nhân, thợ thủ công hình thành nên các HTX và các nhà máy, công ty hợp doanh. Cùng với cả nước, Hà Nội đang thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, 15 năm qua nhờ những thành tựu của công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng, các chính sách mới nhằm huy động sức mạnh của các thành phần kinh tế đóng góp vào sự tăng trưởng chung của nền kinh tế đất nước và Thủ đô, do đó kinh tế Hà Nội đã có bước phát triển mạnh mẽ và toàn diện trong tất cả các ngành, lĩnh vực, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được nâng lên.

Một phần của tài liệu Doanh nghiệp tư nhân trong công nghiệp trên địa bàn hà nội (Trang 33)