Ngành nghề và sản phẩm của doanh nghiệp công nghiệp tư nhân

Một phần của tài liệu Doanh nghiệp tư nhân trong công nghiệp trên địa bàn hà nội (Trang 54)

- Mặc dù số lượng DNCN có xu hướng phát triển nhanh nhưng năng lực vận hành, quy mô đầu tư, khả năng tiếp thu công nghệ và chất lượng hoạt động của các DN này trên

2.2.1. Ngành nghề và sản phẩm của doanh nghiệp công nghiệp tư nhân

Theo hệ thống phân ngành của Chính phủ tại Nghị định số 75/CP ngày 27/10/1993 thì công nghiệp tư nhân Hà Nội có mặt tại tất cả 3 ngành cấp I về công nghiệp là: Công nghiệp khai thác mỏ; công nghiệp chế biến và sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước. Tuy nhiên, trong ngành cấp I sản xuất và phân phối điện khí đốt và nước thì công nghiệp tư nhân chỉ tham gia khâu phân phối điện (chủ yếu là các HTXTCN ngoại thành hoạt động mua bán điện) mà không có sản xuất điện.

Theo hệ thống phân ngành cấp II, cấp III và cấp IV của Tổng cục Thống kê tại Quyết định số 143 ngày 22/12/1993 thì:

Trong ngành cấp I công nghiệp khai thác mỏ, công nghiệp tư nhân có mặt tại 2/5 ngành cấp II bao gồm: Các hoạt động khai thác than và khai thác cát sỏi đất đá, trừ các ngành khai thác dầu, khai thác quặng Uranium và quặng kim loại đen.

Trong ngành cấp II công nghiệp chế biến thì công nghiệp tư nhân có mặt tại 22/23 ngành, trừ ngành sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế tới nay vẫn chưa có DN nào làm kể cả DN Nhà nước và DN có vốn nước ngoài (Xem Phụ lục 1).

nghiệp dân doanh Hà Nội đã thay đổi theo hướng các ngành nghề thủ công đơn giản như chế biến than, khai thác cát sỏi, chế biến thực phẩm, dệt, gỗ, gạch ngói, gốm sứ,.. có số lượng cơ sở tăng tương đối chậm, trong khi các ngành như nhựa cơ khí, máy móc thiết bị điện, in, điện tử có số cơ sở tăng nhanh hơn (Xem phụ lục 2).

Từ năm 1997 đến năm 2005, qui mô sản xuất của các DN công nghiệp tư nhân nhìn chung là tăng lên, bình quân doanh thu/DN năm 2005 tăng 2,7 lần so với năm 1997. Các ngành hàng có sự tăng nhanh về số lượng DN cũng như về qui mô sản xuất là: Cán kéo thép xây dựng, điển hình là Công ty thép Hàn Việt có doanh số 253 tỷ đồng, Cty thép Tuyến Năng 179 tỷ đồng, Cty An Khánh 166 tỷ đồng,...; Sản xuất máy móc thiết bị, điển hình là Cty thiết bị phụ tùng Hoà Phát doanh số 294 tỷ đồng, Cty Cơ nhiệt điện lạnh Bách khoa 124 tỷ đồng,..; Sản xuất thiết bị điện, điển hình là Cty Tự Cường doanh số 362 tỷ đồng, Cty Thượng Đình 102 tỷ đồng,... Ngành hàng chỉ tăng nhiều về số DN nhưng ít thay đổi về qui mô sản xuất là cơ khí tiêu dùng có qui mô chỉ tăng 1,3 lần. Ngành hàng ít thay đổi về số DN nhưng tăng nhanh về qui mô sản xuất là lắp ráp và sản xuất phụ tùng ô tô xe máy, điển hình là Cty Phương Động 564 tỷ đồng, Cty Hoàng Trà 124 tỷ đồng. Cũng có một số ngành hàng như da, giả da và lắp ráp điện tử phải giảm qui mô sản xuất do có một số dự án sản xuất bị đổ vỡ như sản xuất giầy của Cty Nam Thắng, lắp ráp điện tử gia dụng của Cty điện tử Sel,... (Xem phụ lục 3).

Mặt được:

Số các DN tư nhân tham gia vào các ngành nghề công nghiệp cấp II, nhất là ngành công nghiệp chế biến khá nhiều. Chính sự tham gia đông đảo của các DN công nghiệp tư nhân theo cùng ngành hàng đã tạo ra sự cạnh tranh phát triển trong ngành công nghiệp Hà Nội. Điểm khác biệt của Hà Nội so với các địa phương khác là đã hình thành một nhóm DN công nghiệp tư nhân hoạt động trong ngành nghiên cứu chế tạo, chuyển giao công nghệ tạo được uy tín thương hiệu trong cả nước như Cơ nhiệt điện lạnh Bách Khoa, Hoà Bình bia, Secoin, San Nam, cổ phần kỹ thuật Seen, Sơn Kova,...

Tới nay, số lượng sản phẩm công nghiệp dân doanh tính sơ bộ có khoảng trên 800 loại sản phẩm qui đổi. Hà Nội đã xuất hiện một số nhóm sản phẩm do nhiều DN tư nhân cùng tham gia sản xuất như sản xuất gốm sứ, bồn nước, chậu rửa inox, lắp ráp máy tính, sản xuất dây và cáp điện, sơn xây dựng, bao bì nhựa,... làm tăng sức cạnh tranh, góp phần

nâng cao chất lượng và giảm giá bán mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng. Các sản phẩm sản xuất khối lượng lớn, theo qui mô công nghiệp, có địa bàn tiêu thụ rộng đã phát triển nhanh hơn các sản phẩm sản xuất khối lượng nhỏ, tiêu thụ tại chỗ.

Mặt chưa được:

Công nghiệp dân doanh Hà Nội phát triển nhanh, nhưng không đồng đều theo các ngành nghề. Giai đoạn 1997-2005, có 11 ngành tăng trưởng cao là các ngành dệt, may, in, đồ da, giấy, hoá chất, nhựa, cán kéo sắt xây dựng, đồ điện, sản xuất máy móc thiết bị, sản xuất và lắp ráp xe máy. Có 11 ngành tăng trưởng thấp là khai thác than, cát sỏi, thực phẩm, gỗ, gốm sứ, kim khí gia dụng, lắp ráp điện tử, thiết bị y tế, sửa chữa vận tải, giường tủ, tái chế.

Sự tăng trưởng của công nghiệp dân thị gần như không phụ thuộc vào định hướng và cơ chế hỗ trợ Nhà nước mà chủ yếu do quan hệ cung cầu thị trường điều tiết. Ví dụ: ngành nhựa, hoá chất, các sản phẩm giấy không nằm trong danh mục ưu tiên phát triển của thành phố thì tăng trưởng cao. Ngược lại, ngành lắp ráp điện tử, chế biến thực phẩm thuộc danh mục ngành ưu tiên phát triển lại tăng trưởng thấp. Một số ngành tăng trưởng cao gắn với đầu tư chiều sâu và đổi mới công nghệ như ngành nhựa, ngành dệt, cán kéo sắt xây dựng,... Một số ngành tăng trưởng chủ yếu theo bề rộng do có nhiều cơ sở cùng đổ xô vào làm như sản xuất phụ tùng xe máy, đồ da giả da,... Một số ngành tuy giảm về tốc độ tăng trưởng nhưng có tiến bộ nhanh về giá trị gia tăng, chất lượng và mẫu mã như sản xuất thiết bị y tế, gốm sứ,...

Một phần của tài liệu Doanh nghiệp tư nhân trong công nghiệp trên địa bàn hà nội (Trang 54)