- Mặc dù số lượng DNCN có xu hướng phát triển nhanh nhưng năng lực vận hành, quy mô đầu tư, khả năng tiếp thu công nghệ và chất lượng hoạt động của các DN này trên
3.1.1. Quan điểm phát triển
Phát triển DN công nghiệp tư nhân phải nhất quán với quan điểm đổi mới của Đảng về kinh tế tư nhân:
Theo đó, phải xoá bỏ các quan điểm không đúng đắn như tìm cách hạn chế hay buông lỏng thả nổi về quản lý đối với DN công nghiệp tư nhân. Thực hiện thống nhất về nhận thức đối với DN công nghiệp tư nhân, theo quan điểm chỉ đạo chung của Đảng nêu trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX. Trong đó quan điểm có tính chất bao trùm, xuyên suốt là "các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN", công nghiệp tư nhân mà nòng cốt là DN công nghiệp tư nhân phải được coi là "bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân". Phát triển kinh tế tư nhân là "vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế, công nghiệp hoá và hiện đại hoá, nâng cao nội lực của đất nước trong hội nhập kinh tế quốc tế".
Phát triển kinh tế tư nhân
Rộng tãi trong những ngành nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm. Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi về chính sách, pháp lý để kinh tế tư bản tư nhân phát triển trên những hướng ưu tiên của Nhà nước, kể cả đầu tư ra nước ngoài; chuyển thành doanh nghiệp cổ phần, bán cổ phần cho người lao động; liên doanh, liên kết với nhau, với kinh tế tập thể và kinh tế nhà nước... [12, tr.31].
Trong giai đoạn tới, kinh tế tư nhân có vai trò rất quan trọng, là một động lực cho sự phát triển nhanh và hiệu quả của nền kinh tế, góp phần tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo. Do đó phải tạo điều kiện cho mọi công dân và doanh nghiệp, trong đó có Doanh nghiệp công nghiệp tư nhân được quyền tự do tham gia mọi hoạt động đầu tư, kinh doanh
với quyền sở hữu tài sản và quyền tự do kinh doanh trên mọi lĩnh vực mà pháp luật không cấm, được pháp luật bảo hộ; có quyền bình đẳng trong đầu tư kinh doanh, đặc biệt là phải tạo điều kiện cho DN công nghiệp tư nhân bình đẳng trong tiếp cận các cơ hội, nguồn lực kinh doanh, trong thông tin và nhận thông tin.
Phát triển công nghiệp tư nhân phải đặt trong định hướng, qui hoạch, kế hoạch phát triển chung của công nghiệp thành phố:
Theo đó, định hướng DN công nghiệp tư nhân phải phải thống nhất và nằm trong định hướng phát triển công nghiệp chung của thành phố, cụ thể là công nghiệp tư nhân phải phân bố hợp lý theo địa bàn, bên cạnh việc tham gia sản xuất các sản phẩm tiêu dùng thông thường, tiêu thụ tại chỗ cũng phải hướng mạnh vào các sản phẩm sử dụng công nghệ cao, công nghệ sạch, các sản phẩm xuất khẩu, thay thế hàng nhập khẩu, có hàm lượng khoa học công nghệ cao.
DN Công nghiệp tư nhân phải phát triển theo chiến lược lâu dài, năng động, ổn định vững chắc với qui mô, loại hình hợp lý trong sự gắn kết liên kết chặt chẽ với DN Nhà nước và DN có vốn nước ngoài, thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực của thành phố, góp phần nâng cao thu nhập và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình kinh tế hội nhập.
Phát triển công nghiệp tư nhân ở khu vực ngoại thành cần gắn chặt với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, làm chuyển dịch nhanh chóng cơ cấu kinh tế khu vực ngoại thành theo hướng công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ.
Công nghiệp tư nhân cũng phải phát triển trong sự hợp tác chuyên môn hoá ngày càng cao giữa các Doanh nghiệp trên địa bàn và các doanh nghiệp của các tỉnh lân cận Hà Nội.
Phát triển công nghiệp tư nhân phải dựa trên cơ sở phát huy nội lực cá nhân, đồng thời có sự hỗ trợ của Nhà nước để khai thác tốt nhất tiềm năng nguồn lực sẵn có, chú trọng nâng cao sức cạnh tranh và nâng cao hiệu quả kinh tế để chủ động hội nhập kinh tế quốc tế
Cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách tạo ra sự thông thoáng hấp dẫn hơn nữa về môi trường đầu tư để cho các doanh nghiệp tư nhân huy động tối đa nguồn vốn trong dân và các nguồn lực xã hội khác cho sản xuất.
Phát triển công nghiệp tư nhân phải dựa trên sự phát triển và không ngừng nâng cao trình độ đội ngũ doanh nhân có kiến thức kinh doanh căn bản, năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, có ý thức tuân thủ luật pháp, có ý thức cộng đồng xã hội cao, sản xuất kinh doanh có đạo đức và văn hoá.
Bên cạnh mở rộng qui mô sản xuất theo chiều rộng thông qua việc phát triển các DN mới, các dự án đầu tư mới,... cần chú trọng đến việc phát triển theo chiều sâu, chú trọng đến hiệu quả kinh tế. Theo đó, công nghiệp tư nhân phải nâng cao hơn nữa về hiệu quả đầu tư, hiệu quả sản xuất, khai thác, sử dụng có hiệu quả cao các nguồn lực về vốn, đất đai, nhân lực trên địa bàn, giảm tối đa chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh, tỷ suất lợi nhuận, tạo ra giá trị thương hiệu mạnh, tạo ra sự chủ động năng động hơn nữa, góp phần ngày càng cao cho kinh tế Thủ đô phát triển nhanh, lành mạnh và bền vững.