T T Loại hình

Một phần của tài liệu Doanh nghiệp tư nhân trong công nghiệp trên địa bàn hà nội (Trang 65)

- Mặc dù số lượng DNCN có xu hướng phát triển nhanh nhưng năng lực vận hành, quy mô đầu tư, khả năng tiếp thu công nghệ và chất lượng hoạt động của các DN này trên

T T Loại hình

T Loại hình Số DN có báo cáo Tiên tiến Trên trung bình Trung bình Dưới trung bình Lạc hậu 1 Tổng chung HTXTCN 1.406 153 137 7 372 29 746 75 71 14 80 28

2 3 4 DNTN CtyTNHH Cty cổ phần 139 956 158 7 101 22 28 251 64 77 529 65 10 41 6 17 34 1

Nguồn: Niên giám và số liệu của Cục Thống kê Hà Nội

Trình độ công nghệ của DN công nghiệp tư nhân cũng có bước tiến bộ đáng kể. Năm 2002 đã có 137 DN tự đánh giá có trình độ công nghệ tiên tiến, tăng gấp 4 lần so với năm 1997. Dây chuyền thiết bị sản xuất băng tã giấy vệ sinh của Cty Diana, sản xuất đá mài của Cty Secoin, sản xuất sơn xây dựng của Cty sơn Kova, gia công khuôn mẫu cơ khí lớn của XN Xuân Kiên, dây chuyền lắp ráp máy tính của Cty CMS, dây chuyền sản xuất thức ăn gia súc của Cty Hà Việt được đánh giá là có trình dộ công nghệ tiên tiến so với các nước trong khu vực.

Tuy có những tiến bộ rất đáng kể, nhưng trong đầu tư đổi mới công nghệ DN công nghiệp tư nhân vẫn còn tồn tại các hạn chế sau:

- Đầu tư đổi mới công nghệ còn manh mún, không đồng đều:

Đầu tư đổi mới công nghệ diễn ra chưa thật sự mạnh và đồng đều ở khu vực DN theo Luật Doanh nghiệp. Xét cụ thể trong khối DN theo Luật Doanh nghiệp có khoảng 70% DN có sự đầu tư đổi mới công nghệ trong năm.

Đầu tư đổi mới công nghệ cũng không đồng đều xét theo ngành nghề cụ thể: Những ngành nghề đầu tư phát triển cao là cán kéo sắt xây dựng với các DN như ống thép Hoà Phát, Thép Tuyến Năng, Nam Đô, Hàn Việt; Sản xuất chế tạo máy móc thiết bị với các DN như Alphanam, Việt á, kỹ thuật Seen; Cơ nhiệt điện lạnh Bách Khoa; sản xuất dụng cụ y tế như XN Xuân Kiên, Hải Hà, Sơn Hà. Bên cạnh đó còn rất nhiều ngành hàng đầu tư phát triển thấp điển hình là các ngành hàng chế biến thực phẩm, gỗ mây tre, gốm sứ, điện tử lắp ráp. Mặc dù mới chỉ hình thành hơn 10 năm trở lại đây nhưng tỷ lệ số DN sử dụng thiết bị máy móc cũ kỹ, lạc hậu còn chiếm tới 30%, nhất là ở ngành thực phẩm, đồ uống, gỗ mây tre.

- Đầu tư đổi mới mang tính tự phát là chủ yếu:

nhất của đầu tư đổi mới công nghệ trong khu vực công nghiệp tư nhân. Một số ngành hàng không được xếp vào ngành công nghiệp chủ lực của thành phố, không được hưởng hỗ trợ nhiều của Nhà nước thì lại đạt kết quả đầu tư khá với giá trị tăng trưởng cao, ví dụ như: Ngành nhựa với các DN sản xuất đồ nhựa gia dụng như Cty Đông á, sản xuất bao bì nhựa như Công ty Quảng An I, DN Quốc Anh, Cty bao bì Hà Nội,... Ngành sản xuất bao bì giấy cacton như Cty Việt Thắng, Nhật Quang, Nam Hải,... Ngành sản xuất hoá chất như sản xuất sơn xây dựng với Cty sơn Kova, Đồng Tâm, Viễn Đồng II. Một số ngành hàng nằm trong nhóm ngành hàng công nghiệp chủ lực như điện tử lắp ráp, may, chế biến thực phẩm, da giầy,... thì đầu tư phát triển thấp. Trong nền kinh tế hội nhập, các sản phẩm như điện tử, dệt may, da giầy, thực phẩm có chu kỳ tồn tại rất ngắn. Tỷ lệ đổi mới thiết bị máy móc rất chậm, mới được khoảng 10% năm tức là phải trên 10 năm thì mới đổi mới hoàn toàn máy móc thiết bị, tỷ trọng các DN có trình độ công nghệ trung bình trở xuống còn cao (64%). Do đó, các DN công nghiệp tư nhân Hà Nội nếu không tích cực đầu tư đổi mới thì rất khó tránh khỏi nguy cơ tụt hậu.

Một hạn chế nữa là thông tin đầu tư đổi mới công nghệ qua báo cáo tài chính của DN thường không đủ tin cậy về tính xác thực. Theo cảnh báo của nhiều chuyên gia tài chính, việc đầu tư quá nhanh, quá nóng, chưa tính toán đầy đủ tính khả thi cùng với việc huy động vốn của DN không công khai và minh bạch sẽ dễ dẫn tới đổ vỡ tài chính của nhiều DN công nghiệp tư nhân trong thời gian tới.

- Nguồn vốn đầu tư của DN công nghiệp tư nhân không ổn định:

Hầu hết các DN công nghiệp tư nhân có số vốn kinh doanh thấp. Số DN có số vốn dưới 10 tỷ đồng chiếm tới 90%. Đi sâu vào phân tích cho thấy lượng vốn đầu tư trực tiếp cho thiết bị công nghệ nhỏ hơn rất nhiều so với vốn đầu tư cho nhà xưởng và các thiết bị quản lý. Số vốn vay và huy động mà chủ yếu là huy động ngoài chiếm tới 62%. Tỷ lệ vốn cố định/vốn lưu động DN công nghiệp tư nhân năm 2002 là 1/3, theo ý kiến của nhiều chuyên gia thì tỷ lệ hợp lý phải là 1/4. Vốn lưu động thấp nhưng DN công nghiệp tư nhân Hà Nội thường xuyên bị khách hàng chiếm dụng 1/3 vốn lưu động. Đặc biệt các DN như nhựa Song Long, thiết bị điện Việt á, Alphanam, lắp ráp xe máy Duy Thịnh, Phương Đông, thép xây dựng Tuyến Năng, thép Hà Nội thường xuyên bị khách hàng chiếm dụng hàng chục tỷ đồng. Chi phí xây dựng dở dang của một số DN như Xuân Kiên, Nam Hoà, Nam Đô, cũng tới hàng chục tỷ đồng. Về hiệu quả đầu tư, tổng số vốn đầu tư, doanh thu và

nộp thuế của khu vực DN công nghiệp tư nhân là (7653-8747-315) tỷ đồng tương ứng với (1-1,14 - 0,04). Nếu báo cáo trên của các DN là tin cậy thì cho thấy hiệu quả đồng vốn đầu tư của khu vực DN công nghiệp tư nhân tính theo doanh số và nộp thuế không cao so với DN Nhà nước và DN có vốn nước ngoài.

- Năng lực công nghệ công nghiệp tư nhân còn có những bất cập:

Điều này thể hiện qua kết quả điều tra của Trường Đại học kinh tế quốc dân về "Phân tích năng lực công nghệ của các DN vừa và nhỏ phục vụ cho chiến lược công

nghiệp hoá hiện đại hoá" xem xét trên các khía cạnh: Có cán bộ đủ năng lực; Có phương

tiện để hoạt động; Có hệ thống thu thập trao đổi xử lý thông tin. Kết quả điều tra cho thấy:

+ Về năng lực vận hành: Được coi là tương đối khả quan (điểm 3,02), đặc biệt là

năng lực quản lý sản xuất, năng lực sử dụng, kiểm tra vận hành ổn định dây chuyền sản xuất (điểm 3,06). Tuy nhiên năng lực trên được xem xét trên dây chuyền sản xuất ở mức trung bình, không phải là hiện đại, khi trình độ công nghệ thiết bị thay đổi, rất có thể năng lực vận hành thiết bị sẽ khác.

+ Về năng lực tiếp thu công nghệ: Kết quả điều tra cho thấy năng lực tiếp thu công

nghệ được xếp ở mức trung bình (điểm 2,92). Trong đó khả quan hơn cả là năng lực học tập tiếp thu công nghệ mới (điểm 3,03), điều này cũng phù hợp với thực tế chung là lao động công nghiệp tư nhân được đánh giá là năng động thông minh và có vốn học vấn cơ bản khá.

+ Về năng lực hỗ trợ tiếp thu công nghệ: Được đánh giá là yếu hơn so với 2 năng

lực trên (điểm 2,68). Trong đó yếu nhất là khả năng chủ trì dự án đổi mới (điểm 2,62), tìm kiếm thị trường cho sản phẩm mới (điểm 2,65) và tìm kiếm nguồn vốn cho đổi mới (điểm 2,56).

+ Về năng lực đổi mới công nghệ: Là yếu tố quan trọng nhất trong các năng lực công nghệ của một DN. Tuy nhiên kết quả điều tra cho thấy đây lại là khâu yếu nhất của các DN (điểm 2,59). Trong đó đặc biệt yếu là năng lực nghiên cứu và triển khai tạo ra sản phẩm hoàn toàn mới (điểm 1,96), năng lực tạo ra sản phẩm hoàn toàn mới dựa trên cải tiến cơ bản về qui trình và sản phẩm (điểm 2,4).

Những mặt được:

Đã có thêm nhiều DN tư nhân mở rộng qui mô sản xuất. Năm 1997 mới có 5 DN có có doanh thu trên 30 tỷ đồng/năm thì tới năm 2004 đã có 87 DN đạt qui mô sản xuất trên. Một số DN như T&T, Hoà Phát đã có doanh thu trên 1.000 tỷ đồng/ năm. Đã có 150 DN công nghiệp tư nhân Hà Nội đã áp dụng hệ thống quả lý chất lượng quốc tế ISO. 100 DN công nghiệp tư nhân đã mở trang Web riêng. Các DN như Cty CMS, Hoàng Tử, nội thất Hoà Phát, Alphanam, đã xây dựng hệ thống tiêu thụ và bảo hành ở qui mô toàn quốc. Các DN như sơn Kova, Đông Hưng, kỹ thuật Seen, San Nam, là DN tham gia nghiên cứu và ứng dụng thành công các đề tài khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh. Các DN như Công ty gạch ngói Thạch Bàn, Secoin, cơ nhiệt điện lạnh Bách Khoa, là các DN đã hoạt động có hiệu quả trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ.

- Năm 2003, đã có 9 DN Hà Nội trên 100 DN cả nước có sản phẩm được bình xét là hàng Việt Nam chất lượng cao là: ổn áp của Cty Nhật Linh, nước chấm của Cty Trung Thành, cửa nhựa của Cty nhựa Đông á, sơn xây dựng của Cty sơn Kova, cặp túi của Cty Ladoda, bóng đá, bóng chuyền của Cty Động Lực, nhông xích xe máy của Cty Mạnh Quang, bàn ghế của Cty nội thất Hoà Phát, khăn tã giấy của Cty Diana. Đã có 7 DN Hà Nội trên 57 DN cả nước có sản phẩm được trao giải thưởng Sao vàng Đất Việt là: Bảng thông tin điện tử của Cty Phú Thành, Gạch block SETERRA của Cty Secoin, bình nước nóng PICENZA của Cty Hoàng Tử, vách ngăn của Cty Mộc Dũng, hoa quả sấy khô của Cty San Nam, hạt nhựa PVC compound của Cty Hoàng Sơn, thức ăn gia súc của Cty Thiên Lý. Đã có 8 DN Hà Nội trên 76 DN cả nước có thương hiệu được trao giải thưởng Sao vàng Đất Việt, đó là các thương hiệu Alphanam, Nikko, CMS Thế Trung, Galaxy Viễn Đông II, Hoà Phát, Sơn Hà, KICO Nguyễn Hoàng và Động Lực.

- Một số sản phẩm lâu nay chỉ tiêu thụ trong nước như cặp túi da của Cty Ladoda nay đã xuất khẩu sang Đông Âu, sơn và chất chống thấm của Cty sơn KOVA đã xuất khẩu sang các nước khu vực, bóng Động Lực đã xuất khẩu sang Trung Quốc, Indonesia, Hàn Quốc, chè đen của Cty trà Thăng Long, Hoàng Long, xuất khẩu sang các nước EU. Sản phẩm mới của Cty Diana là tã giấy trẻ em đã xuất khẩu lô hàng đầu tiên sang Philippin. Mặt hàng bóng đá của Cty Động Lực được Liên đoàn bóng đá quốc tế FIFA chứng nhận đủ tiêu chuẩn để thi đấu quốc tế, Cty Thế Trung được Intel là tập đoàn linh kiện điện tử hàng đầu thế giới công nhận là đối tác chính OEM. Phụ tùng xe máy của Cty T&T lâu nay

phải nhập khẩu thì nay đã cung cấp cho Tập đoàn xe máy LIFAN Trung Quốc. Máy biến áp điện Cty Nhật Linh đã cung cấp cho nhà ga quốc tế mới. Sơn và vật liệu chống thấm của Cty sơn Kova đã cung cấp cho khu liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình. Chăn ga gối đệm của Cty Hà Việt đã vòa được các khách sạn quốc tế lớn của Hà Nội. Hạt cà phê chế biến của Cty Thái Hoà đã xuất khẩu vào thị trường khó tính là Nhật Bản được coi là các sự kiện ghi nhận uy tín các DN tư nhân Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Năm 2005 đã có Cty Cơ nhiệt điện lạnh Bách Khoa được nhận giải thưởng Hỗ Chí Minh về khoa học công nghệ. Cty Việt á được giải thưởng quốc tế về chất lượng. Cty CMC và Cty Alphanam được tặng thưởng Huân chương lao động. Có 8DN đã được bằng khen của Chính phủ. Đã có 27 DN công nghiệp tư nhân Hà Nội trên 643 DN toàn quốc được bình xét có sản phẩm là hàng Việt Nam chất lượng cao, 6 DN công nghiệp tư nhân trên 100 DN toàn quốc được bình xét có giá trị thương hiệu mạnh. Ngoài ra, hàng năm có hàng chục DN công nghiệp tư nhân Hà Nội được huy chương, bằng khen của các bộ ngành.

Mặt chưa được:

- Số lượng DN phát triển nhanh nhưng chất lượng hoạt động chưa tương xứng thể hiện ở số DN đăng ký thành lập và hoạt động ngành nghề công nghiệp nhiều (khoảng 6.000 DN) nhưng số thực sự có hoạt động khoảng 50%. Do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do DN chưa có định hướng, kế hoạch sản xuất rõ ràng, chưa chuẩn bị tốt các yếu tố cần thiết cho hoạt động sản xuất nên rất nhiều DN đã không triển khai được hoạt động sản xuất công nghiệp theo các ngành nghề đã đăng ký. Hàng năm số DN phải thay đổi, chấm dứt hoạt động sản xuất, chuyển hướng hoạt động còn rất lớn.

- Năm 2004, có 2.160 DN trên tổng số 2.401 DN công nghiệp tư nhân có số vốn dưới 10 tỷ đồng, như vậy có tới 90% DN công nghiệp tư nhân là DN vừa và nhỏ theo tiêu chí phân loại của Chính phủ. Nếu tạm coi các DN có vốn dưới 5 tỷ đồng là DN qui mô nhỏ thì các DN tư nhân qui mô nhỏ cũng có tới 82% tổng số DN công nghiệp tư nhân. Chính vì vậy nên khả năng cạnh tranh của DN công nghiệp tư nhân rất bị hạn chế.

- Có khoảng 76% DN công nghiệp tư nhân có tăng vốn đầu tư trong năm, nhưng cũng có tới 17% DN giảm vốn kinh doanh trong năm. Số DN đầu tư vào các ngành nghề công nghệ kỹ thuật cao, sản xuất ở qui mô lớn tuy đã phát triển trong những năm qua

nhưng tỷ trọng còn rất thấp. Phần lớn các DN công nghiệp tư nhân đang tập trung đầu tư nhiều vào các ngành nghề, lĩnh vực hoạt động có khả năng tạo ra lợi nhuận nhanh, cần vốn đầu tư ít, thị trường dễ bị bão hoà nên rất khó ổn định sản xuất kinh doanh.

- Việc bảo đảm các chế độ quyền lợi cho người lao động còn nhiều hạn chế. Tiền lương và thu nhập bình quân của người lao động của khu vực công nghiệp tư nhân thấp nhiều so với khu vực DN Nhà nước và DN có vốn nước ngoài. Số DN có thực hiện đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn rất thấp chiếm khoảng 10% trong tổng số cơ sở sản xuất. Tại phần lớn các cơ sở công nghiệp nhỏ, nhất là tại các làng nghề các phương tiện tối thiểu về bảo hộ lao động và vệ sinh công nghiệp cũng không được đảm bảo.

- Nếu số liệu báo cáo thống kê của các DN công nghiệp tư nhân là tin cậy thì hiệu quả kinh tế của DN công nghiệp tư nhân còn khá thấp so với các loại hình DN công nghiệp khác, cụ thể như: Chỉ tiêu nộp ngân sách trên doanh thu của công nghiệp tư nhân đạt 3,2%, trong khi của DN Nhà nước Trung ương là 7,8%, của của DN 100% vốn nước ngoài là 9,7%. Chỉ tiêu lợi nhuận trên doanh thu của DN công nghiệp tư nhân đạt 1,3%, trong khi của DN Nhà nước Trung ương đạt 3,5%, của DN 100% vốn nước ngoài đạt 8,7%.

Kết luận chương 2

Sau khi trình bày lược sử phát triển thăng trầm của DNCNTN nói riêng và công nghiệp dân doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội từ 1954 đến nay, luận văn đã tập trung vào việc phân tích đánh giá thực trạng, rút ra những thành công và hạn chế trong phát triển DNCNTN ở Hà Nội từ 1997 đến nay trên các mặt:

- Sự phát triển DNCNTN theo ngành nghề, sản phẩm. - Sự phát triển DNCNTN trên các địa bàn quận, huyện. - Năng lực của các DNCNTN trên địa bàn Hà Nội.

Những phân tích đánh giá đó là cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển DNCNTN ở Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.

Chương 3

Phương hướng và giải pháp phát triển Doanh nghiệp công nghiệp tư nhân đến năm 2010

Một phần của tài liệu Doanh nghiệp tư nhân trong công nghiệp trên địa bàn hà nội (Trang 65)