- Mặc dù số lượng DNCN có xu hướng phát triển nhanh nhưng năng lực vận hành, quy mô đầu tư, khả năng tiếp thu công nghệ và chất lượng hoạt động của các DN này trên
2.1.1. Khôi phục và phát triển doanh nghiệp công nghiệp tư nhân những năm đầu tiếp quản Thủ đô (1954-1957)
đầu tiếp quản Thủ đô (1954-1957)
Tình hình tiểu thủ công nghiệp dân doanh Hà Nội khi tiếp quản Thủ đô:
Trước năm 1954, DN công nghiệp dân doanh Hà Nội phần lớn tồn tại dưới hình thức cơ sở sản xuất cá thể tập trung nhiều ở các phố nghề, làng nghề. Những năm 1920- 1930, từ qui mô nhỏ và kỹ thuật lạc hậu, một số tiểu chủ đã phát triển thành các chủ XN
như Công ty Hưng Ký (1921) có nhà máy gạch ở Yên Viên sản xuất 3 triệu viên/năm; Công ty gốm Nguyễn Bá Chính (1922) có nhà máy sản xuất tại Thanh Trì với 200 công nhân sản xuất 700.000 sản phẩm gốm/năm ; Hãng Sita chuyên sản xuất giày dép có cơ sở ở phố Hàng Quạt; Hãng giầy vải Lan Sinh ở phố Hàng Da; Các cơ sở dệt may lớn có XN Cự Chân, Cự Doanh, các nhà máy gạch lớn có gạch Cát Linh, Hưng Ký. Đặc biệt, Hà Nội đã có một số cơ sở in của tư sản người Việt như Tân Dân, Thực Nghiệm, Ngô Tử Hạ có chất lượng và kỹ thuật phát triển, đáp ứng nhu cầu sách báo văn học nghệ thuật của trí thức, học sinh, sinh viên và nhân dân thành phố. Công nghiệp dân doanh Hà Nội một mặt bị tư bản Pháp và Hoa, ấn cạnh tranh đè nén, mặt khác trong bối cảnh chiến tranh nên không có điều kiện phát triển mạnh mẽ. Tuy vậy, trong cơ chế thị trường, công nghiệp tư sản dân tộc và một số ngành nghề tiểu thủ công nghiệp vẫn trụ vững, chứng tỏ sức sống bền bỉ của công thương nghiệp dân tộc trong biến thiên của lịch sử. Quan trọng hơn, giới công thương Hà Nội đã bước đầu học tập, tích luỹ được kinh nghiệm sản xuất và kinh doanh theo cơ chế thị trường, theo khuynh hướng tư bản chủ nghĩa.
Khi tiếp quản Thủ đô, phần lớn các cơ sở các nhà máy và xí nghiệp công nghiệp tư bản Pháp ở Hà Nội đã ngừng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng. Máy móc thiết bị bị tháo dỡ gần hết. Cơ sở vật chất kỹ thuật đã quá nhỏ bé, lạc hậu, bị Pháp tháo dỡ, phá hoại, lại càng vụn nát. Các xưởng sản xuất của người Hoa từ xưởng lớn có hàng trăm công nhân đến xưởng nhỏ có vài chục công nhân đều đóng cửa đi Nam, Hồng Kông hoặc đã ngừng sản xuất mất quan hệ với tư bản Pháp chèn ép hoặc thiếu nguyên liệu. Các xưởng sản xuất của tư sản dân tộc còn lại tập trung nhiều nhất là ở ngành in, phụ tùng xe đạp, cơ kim khí, đồ da, may mặc, xà phòng, nhưng qui mô nhỏ. Trong 1.522 cơ sở sản xuất dân doanh còn lại, chỉ có một số cơ sở có từ 50 đến 70 công nhân như nhuộm Tô Châu, cơ khí Minh Nam, Lợi Hưng, dệt Cự Doanh, còn phần lớn chỉ sử dụng độ 10-20 công nhân, lại thiếu vốn, thiếu nguyên liệu. Các xưởng sản xuất đó mang nặng tính thủ công và ở trong tình trạng đình đốn, hoặc sống thoi thóp, nhất là các ngành giấy, giầy vải, dệt bít tất, may ô. Một số chủ xưởng giàu có hơn là do họ kết hợp cả buôn bán, đầu cơ, tích trữ, mở dịch vụ hoặc cho thuê nhà xưởng.
Thủ công nghiệp là lĩnh vực sản xuất truyền thống của người Hà Nội tài hoa, khéo léo từ ngàn xưa, trong đó có những phố nghề ở 36 phố phường cổ và những làng nghề nổi tiếng như: Đúc đồng ở Ngũ Xã; kim hoàn ở Hàng Bạc; tôn sắt ở Hàng Thiếc; đồ da ở Hà
Trung; dệt ở Võng Thị, Bái Ân, Nghĩa Đô; giấy ở Bưởi; gốm sứ ở Bát Tràng. Nhưng do sự tràn ngập hàng hoá của tư bản Pháp, Hoa, ấn, không có thị trường tiêu thụ, thiếu vốn và nguyên vật liệu nghiêm trọng, nên nhiều ngành nghề thủ công nghiệp rơi xuống tình trạng đình trệ, phá sản như: nghề dệt vải, dệt lụa, tơ tằm, làm giấy, gốm sứ.
Sau ngày tiếp quản, do nhu cầu phát triển của sản xuất, những người lao động thủ công Hà Nội đã tự liên kết với nhau lập thành một số tổ hợp tác hoặc tập đoàn sản xuất thủ công, như các cơ sở nhôm Hải Hà (10/1954), đồ gỗ Cộng Lực 11/1954, Hợp Lực 12/1954, Thuỷ tinh Hợp Công 12/1954. Số tổ và tập đoàn sản xuất tăng lên từ 333 cơ sở năm 1955 lên 548 cơ sở năm 1956.
Đội ngũ và cơ cấu của công nhân Hà Nội lúc tiếp quản không thuần nhất. Số công nhân có nguồn gốc lâu đời gắn liền với máy móc công nghiệp, với kỹ thuật rất ít ỏi; chủ yếu vẫn là công nhân mang tính chất thợ thủ công, vẫn mang nặng nếp sống của người tiểu nông, sản xuất nhỏ, vừa mới rời khỏi làng quê ra thành phố trở thành người thợ. Sẵn có lòng yêu nước sâu sắc, lại được rèn luyện và trưởng thành qua cuộc đấu tranh, công nhân Hà Nội là một trong những lực lượng quan trọng để thực hiện cải tạo và xây dựng, bảo vệ Thủ đô trong thời kỳ cách mạng mới.
Đường lối chủ trương và kết quả phát triển công nghiệp dân doanh của thành phố trong giai đoạn 1954-1957:
Chỉ hơn một tháng sau giải phóng, ngày 17/11/1954, Thành ủy Hà Nội đã thông qua kế hoạch phục hồi công thương nghiệp. coi khôi phục kinh tế là trọng tâm công tác, trong đó "chủ yếu là khôi phục và phát triển thủ công nghiệp, tiểu công nghiệp" để chuyển Hà Nội, từ một thành phố tiêu thụ là chủ yếu sang một thành phố sản xuất, giải quyết nạn thất nghiệp, nâng cao đời sống nhân dân. Thành phố chủ trương khuyến khích tư nhân bỏ vốn sản xuất kinh doanh; đồng thời Nhà nước cho họ vay vốn, giúp mua nguyên liệu, máy móc, đặt hàng cho họ làm và giúp đỡ tiêu thụ sản phẩm.
Trong năm 1955, ngân hàng đã cho các cơ sở công nghiệp dân doanh vay 441 triệu đồng. Một số mặt hàng như: giày vải, bít tất, khăn mặt, hàng mỹ nghệ, mậu dịch quốc doanh đã thu mua toàn bộ và còn cung cấp nguyên liệu gồm: sợi, vải bạt, vật liệu kim khí cho các nhà sản xuất. Năm 1956, tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng thành phố đã cung cấp số lớn nguyên liệu cho các ngành sản xuất với: 646 tấn sợi, hơn 35.000 m3 gỗ cây và
các loại dầu dừa, dầu thảo mộc, hoá chất trị giá hơn 1.500 triệu đồng. Thành phố thu mua sản phẩm hàng hoá do các ngành làm ra với tổng trị giá gần 23 tỷ đồng, tăng gấp 6,5 lần so với 1955. Năm 1957, mậu dịch quốc doanh mở rộng gia công đặt hàng cho 1.500 hộ. Những ngành chủ yếu như se sợi, đúc nhôm, đúc gang được thành phố tổ chức gia công toàn bộ. Nhờ đó, công nghiệp dân doanh ở Hà Nội được phục hồi nhanh chóng. Cuối năm 1957, toàn thành phố đã có 13.500 cơ sở thủ công gồm: 43.000 người làm và có 957 cơ sở công nghiệp tư doanh với hơn 8.200 công nhân và 274 tổ sản xuất và 255 hợp tác xã thủ công nghiệp. Hầu hết công nghiệp tư bản tư doanh đều được Nhà nước gia công đặt hàng. Công nghiệp tư nhân đã sản xuất được khối lượng hàng hoá đáng kể đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân lao động như: hàng nhôm, vải phin, vải chéo, đồ nhựa, phụ tùng xe đạp, hàng mỹ nghệ. Trong số 10.000 mặt hàng tại Hội chợ triển lãm thủ công nghiệp toàn miền Bắc đầu năm 1958, ngành thủ công nghiệp và công nghiệp tư doanh Hà Nội đã đóng góp trên 5.500 loại hàng đủ các loại. Năm 1957, giá trị tổng sản lượng thủ công nghiệp và công nghiệp tư bản tư doanh Hà Nội chiếm 25% sản lượng công nghiệp tư doanh miền Bắc. Thực tế đó chứng minh chủ trương của Đảng ta về khôi phục và phát triển công nghiệp dân doanh dưới hình thức phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tư nhân, hướng vào sản xuất hàng tiêu dùng để đảm bảo yêu cầu trước mắt đời sống nhân dân là hoàn toàn đúng đắn, sáng tạo và sát với thực tế, đáp ứng được nhu cầu việc làm và đời sống nhân dân Hà Nội lúc đó. Những chủ trương này được đông đảo tầng lớp nhân dân ủng hộ, tạo ra một phong trào sản xuất kinh doanh sôi nổi. Kết quả là chỉ sau 3 năm, tiếp quản Hà Nội đến năm 1957, sản xuất công nghiệp Hà Nội mà chủ yếu là công nghiệp dân doanh dân doanh Hà Nội đã đạt kết quả bằng năm 1939 là mức sản xuất cao nhất trong thời kỳ Hà Nội thuộc Pháp.