Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật có liên quan đến doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Doanh nghiệp tư nhân trong công nghiệp trên địa bàn hà nội (Trang 80)

- Mặc dù số lượng DNCN có xu hướng phát triển nhanh nhưng năng lực vận hành, quy mô đầu tư, khả năng tiếp thu công nghệ và chất lượng hoạt động của các DN này trên

3.2.1.2. Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật có liên quan đến doanh nghiệp

- Thống nhất lại các qui định về phân ngành nghề công nghiệp để hợp nhất làm một mã số đăng ký kinh doanh, mã số hải quan và mã số nộp thuế cho Doanh nghiệp để giảm tốt đa thời gian cho các công việc này đối với doanh nghiệp.

- Thực hiện Luật Đất đai mới, trong đó trọng tâm là đẩy nhanh tiến độ cấp giấy quyền sử dụng đất, thu hồi đất không sử dụng hoặc sử dụng hiệu quả thấp để bảo đảm nhu cầu mặt bằng cho các dự án đầu tư phát triển công nghiệp.

- Tổ chức, thực hiện Luật Doanh nghiệp mới được Quốc hội thông qua để khắc phục tình trạng tách bạch hoạt động đầu tư và doanh nghiệp theo thành phần kinh tế làm nẩy sinh những bất bình đẳng trong đối xử, làm cản trở tăng trưởng, không thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh.

- Tổ chức thực hiện Luật Cạnh tranh nhằm kiểm soát độc quyền trong kinh doanh để cho thị trường hàng hoá và dịch vụ phát triển nhanh và lành mạnh.

- Cần ban hành Luật Bảo hiểm xã hội để bảo đảm tốt hơn quyền lợi của người lao động, khắc phục tình trạng tản mạn, chồng chéo, không thống nhất trong thực hiện do có nhiều văn bản dưới Luật hiện nay.

- Ban hành Luật Các công cụ chuyển nhượng trong quan hệ tín dụng và thương mại nhằm khắc phục tình trạng thiếu khả thi và chưa phù hợp với thông lệ quốc tế trong quan hệ tín dụng thương mại hiện nay.

- Ban hành Luật Sở hữu trí tuệ để khắc phục tình trạng rải rác, tản mạn về văn bản qui phạm, nội dung chưa rõ ràng, đầy đủ gây khó khăn trong vận dụng và xử lý vi phạm về sở hữu trí tuệ, gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất công nghiệp trong nước và làm mất uy tín nước ta trên trường quốc tế.

- Thực hiện Luật Phá sản mới thay cho Luật phá sản cũ tới nay có nhiều điểm không phù hợp nhằm tạo điều kiện cho việc luân chuyển vốn từ khu vực thiếu hiệu quả sang khu vực có nhiều hiệu quả hơn.

- Bổ sung sửa đổi Luật Thuế xuất nhập khẩu để bảo đảm thực hiện có hiệu quả các cam kết quốc tế, khuyến khích xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

- Thực hiện Luật khoáng sản mới để khắc phục các hạn chế trong công tác quản lý trong phân công và phân cấp giữa trung ương và địa phương, trong khai thác, bảo vệ và sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản.

- Rà soát lại các loại phí và lệ phí, loại bỏ các loại phí không phù hợp qui định pháp luật, cắt giảm các phí đầu vào đang ở mức cao, giảm các loại phí vận tải, kho bãi tại các cảng biển, cảng hàng không theo Chương trình hành động của APEC.

- Sửa đổi bổ sung các qui định về sử dụng lao động theo hướng mở rộng quyền cho các doanh nghiệp trong việc tuyển dụng lao động, đặc biệt là lao động tri thức ngoại tỉnh, lao động nước ngoài.

Một phần của tài liệu Doanh nghiệp tư nhân trong công nghiệp trên địa bàn hà nội (Trang 80)