Xây dựng chiến lược, qui hoạch, kế hoạch phát triển đối với doanh nghiệp công nghiệp tư nhân

Một phần của tài liệu Doanh nghiệp tư nhân trong công nghiệp trên địa bàn hà nội (Trang 84)

- Mặc dù số lượng DNCN có xu hướng phát triển nhanh nhưng năng lực vận hành, quy mô đầu tư, khả năng tiếp thu công nghệ và chất lượng hoạt động của các DN này trên

3.2.2. Xây dựng chiến lược, qui hoạch, kế hoạch phát triển đối với doanh nghiệp công nghiệp tư nhân

công nghiệp tư nhân

Về phía Nhà nước:

Đảng ta khẳng định: Việc hình thành và phát triển hệ thống DN Việt Nam lớn mạnh, có sức cạnh tranh cao trên trường quốc tế, có uy tín lớn trên thị trường là nhiệm vụ chiến lược của Nhà nước và toàn xã hội.

Căn cứ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, Nhà nước ban hành các văn bản luật về quy hoạch, quản lý quy hoạch; xây dựng chiến lược quy hoạch ngành, lĩnh vực, lãnh thổ làm cơ sở hoạch định chiến lược phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển kinh tế tư nhân nói riêng, trong đó có các DNTN trong lĩnh vực công nghiệp.

Thông qua xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án phát triển ngành, lĩnh vực, Nhà nước xác định và kiểm soát được tiềm năng, nguồn lực, phân công hiệp tác giữa các thành phần kinh tế, giữa các loại hình DN; tính toán cung cầu, đề ra các biện pháp kỹ thuật công nghệ, các giải pháp về vốn và tổ chức quản lý một cách phù hợp, sát với thực tiễn để thúc đẩy phát triển công nghiệp tư nhân. Trên cơ sở đó, động viên được các nhân tố tích cực, khắc phục tình trạng phát triển tự phát, chạy theo lợi ích cục bộ của các DNCNTN như hiện nay.

Đối với thành phố Hà Nội:

phát triển công nghiệp được nêu trong các Nghị quyết, Chương trình, đề án của Thành uỷ, tiến hành rà soát, điều chỉnh lại qui hoạch phát triển công nghiệp, qui hoạch tổng thể kinh tế xã hội quận, huyện, các qui hoạch các ngành công nghiệp, qui hoạch phát triển nghề và làng nghề, qui hoạch khu cụm công nghiệp,... Theo đó, phải bảo đảm cho các qui hoạch tổng thể, qui hoạch chi tiết, qui hoạch ngành và qui hoạch lãnh thổ kết hợp tốt, hỗ trợ cho nhau và không cản trở nhau trong quá trình thực hiện. Giải quyết được các vấn đề khó khăn nhất trong thực hiện qui hoạch là vấn đề vốn đầu tư và nguồn nhân lực.

Về nội dung:

Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp sử dụng công nghệ cao nhằm tạo ra sản phẩm mới, ít gây ô nhiễm môi trường; tập trung đầu tư phát triển các ngành hàng có khả năng phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế của các tỉnh phía Bắc và cả nước; đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng xuất khẩu và thay thế hàng nhập khẩu [38, tr.7].

- Xây dựng và hoàn thiện các cơ chế chính sách khuyến khích hỗ trợ đặc thù của thành phố để cho các DNCNTN đầu tư theo định hướng, qui hoạch của thành phố. Thực hiện công khai minh bạch các thông tin về qui hoạch và các cơ chế chính sách hỗ trợ theo hướng cung cấp đầy đủ tất cả nội dung qui hoạch cho tất cả những ai quan tâm bằng nhiều hình thức đa dạng như tổ chức Hội nghị chuyên đề, xuất bản, phát hành rộng rãi các ấn phẩm, đưa lên trang Web, báo chí, truyền hình.

Về phía các DNCNTN: Cần xây dựng chiến lược quy hoạch hợp lý, hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, đẩy mạnh hoạt động marketing nhằm thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường, thực hành các biện pháp giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh cùng nhiều biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động khác.

Trong bối cảnh hội nhập với khu vực và thế giới như hiện nay, để chủ động thích ứng với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, xây dựng chiến lược kinh doanh hợp lý là một trong những hoạt động quan trọng nhất, mang tính sống còn của doanh nghiệp. Để chiến lược kinh doanh mang tính khả thi cao các DNCNTN cần nghiên cứu kỹ mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước, chiến lược phát triển ngành, nghề. Đồng thời phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nắm bắt khả năng của mình để xây dựng chiến lược cho tương lai. Mỗi DN cần xây dựng chiến lược riêng, phù hợp khả năng về vốn, năng lực nhân sự, mục

tiêu phát triển, ngành hàng tham gia kinh doanh... Theo đó, các DN có thể lựa chọn chiến lược riêng cho mình như: chiến lược sản phẩm; chiến lược giá bán; chiến lược phân phối sản phẩm; chiến lược tăng trưởng; chiến lược tài chính; chiến lược tổ chức nhân sự; chiến lược đối ngoại của DN...

Để kinh doanh có hiệu quả, các DN cũng phải không ngừng hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý, sắp xếp, sử dụng các nguồn lực một cách hợp lý; hoàn thiện phương thức quản lý và cơ cấu tổ chức; nâng cao trình độ cán bộ, công nhân viên. Phần đông các DNCNTN vẫn hoạt động thiếu bài bản, quản lý phần nhiều dựa vào kinh nghiệm, chạy theo thị trường, thiếu phân tích khoa học. Vì vậy, hoàn thiện tổ chức bộ máy, phương thức quản lý cũng như đào tạo cán bộ cần được đưa vào kế hoạch và tiến hành ngay.

Chủ động nghiên cứu thị trường, đẩy mạnh hoạt động marketing sẽ giúp người quản lý nắm bắt được nhu cầu, đưa sản phẩm đến người tiêu dùng kịp thời và hiệu quả, bảo vệ được thị phần hiện có và mở rộng kinh doanh sang các lĩnh vực khác. Các phương thức thu hút khách hàng như quảng cáo, tiếp thị, tư vấn, dịch vụ sau bán hàng... sẽ mang lại hiệu quả cao cho hoạt động kinh doanh của DN nếu được đầu tư đúng mức và đúng chỗ.

Trong sản xuất kinh doanh, rủi ro luôn có thể xảy ra và là điều khó tránh khỏi, các DN cần phải chủ động phòng ngừa và hạn chế những tác động của chúng. Một DN có thể gặp những rủi ro từ mọi khâu của quá trình hoạt động như: rủi ro đầu vào; rủi ro đầu ra hay thị trường tiêu thụ khi thị hiếu người tiêu dùng thay đổi; rủi ro thiên tai; rủi ro về cơ chế chính sách thay đổi... Để giảm thiểu rủi ro, DN có thể áp dụng các phương pháp như: đa dạng hoá sản phẩm; thâm nhập thị trường từng bước; liên doanh, liên kết; mua bảo hiểm; lập quỹ dự phòng...

Để hoạt động kinh doanh mang lại hiệu quả như mong muốn, các DN đặc biệt là các DNTN hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp rất cần coi trọng yếu tố công nghệ. Đổi mới công nghệ, hiện đại hoá trang thiết bị được coi là chìa khoá của thành công. Bên cạnh đó, tiết kiệm giảm giá thành, giảm tỷ lệ hàng kém chất lượng, chống hàng giả... cũng góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của DN.

Một phần của tài liệu Doanh nghiệp tư nhân trong công nghiệp trên địa bàn hà nội (Trang 84)