Phân bố doanh nghiệp công nghiệp tư nhân theo địa bàn

Một phần của tài liệu Doanh nghiệp tư nhân trong công nghiệp trên địa bàn hà nội (Trang 56)

- Mặc dù số lượng DNCN có xu hướng phát triển nhanh nhưng năng lực vận hành, quy mô đầu tư, khả năng tiếp thu công nghệ và chất lượng hoạt động của các DN này trên

2.2.2. Phân bố doanh nghiệp công nghiệp tư nhân theo địa bàn

Có sự khác biệt giữa DN tư nhân với các DN khác về địa bàn phân bố. Các DN công nghiệp Nhà nước và DN có vốn nước ngoài tập trung nhiều vào các khu cụm công nghiệp cũ ở nội thành và một số khu công nghiệp mới ví dụ như cụm công nghiệp đường Minh Khai - Hai Bà Trưng, đường Nguyễn Trãi - Thanh Xuân, cụm công nghiệp quốc lộ 1A-Thanh Trì, khu công nghiệp mới Sài Đồng B-Gia Lâm, khu công nghiệp Thăng Long - Nội Bài. Trong khi đó, DN công nghiệp tư nhân phân bố tương đối đồng đều theo địa bàn quận huyện (Xem phụ lục 4,

5).

Tuy nhiên, xét theo địa bàn quận huyện, phân bố công nghiệp dân doanh Hà Nội vẫn còn sự khác biệt theo địa bàn. Nguyên nhân trước hết là do sự khác nhau của từng

quận, huyện về đặc điểm kinh tế xã hội và quá trình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Các quận huyện có truyền thống sản xuất TCN, có nhiều cơ sở TCN cũ trước đây như Hai Bà Trưng, Đống Đa, Hoàn Kiếm, Gia Lâm cũng là nơi tập trung nhiều DN tư nhân và các HTXTCN. Các huyện xa ngoại thành như Sóc Sơn, Đông Anh thì có số lượng cơ sở là DN tư nhân và các HTXTCN ít hơn nhưng lại có số hộ cá thể nhiều hơn. Vào những năm 90-95, khi chính sách khuyến khích của Nhà nước mở ra, khu vực nội thành do có nhiều doanh nhân tích tụ tập trung vốn cao hơn nên xuất hiện nhiều DN tư nhân hơn các huyện ngoại thành. Nhưng tới nay, xu hướng này đã giảm bớt vì nội thành không còn mặt bằng để sản xuất công nghiệp trong khi khu vực ngoại thành, vấn đề mặt bằng sản xuất công nghiệp có nhiều thuận lợi hơn. Các quận nội thành hiện nay đang đặt mục tiêu phát triển thương mại và dịch vụ cao hơn phát triển công nghiệp trong khi các huyện ngoại thành thì lại đặt mục tiêu phát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiệp lên hàng đầu, đó cũng là nguyên nhân tạo ra sự khác biệt về phân bố công nghiệp dân doanh theo địa bàn

(Xem phụ lục 6).

Như vậy, sự phát triển công nghiệp dân doanh Hà Nội xuất phát ban đầu từ tâm điểm tăng trưởng là khu vực nội thành cũ nay đang chuyển dịch và lan toả về khu vực ven nội, các huyện ngoại thành và các tỉnh lân cận Hà Nội. Sự phân bố lại địa điểm sản xuất trên đang dẫn tới kết quả là sản xuất công nghiệp dân doanh nội thành giảm dần và khu vực ven nội và ngoại thành tăng lên. Sản xuất tại các khu công nghiệp nhỏ, cụm tiểu thủ công nghiệp làng nghề tăng lên so với sản xuất công nghiệp tại khu đô thị và khu dân cư. Hầu hết các cơ sở công nghiệp dân doanh qui mô lớn đều phải phân tán cơ sở sản xuất ra nhiều địa điểm khác nhau, các DN tư nhân nội thành chỉ duy trì văn phòng giao dịch ở nội thành còn nhà xưởng sản xuất đã chuyến ra ven nội ngoại thành hoặc ngoại tỉnh đã rất phổ biến. Như vậy, trong tương lai không xa, hoạt động sản xuất thật sự của đa số các DN tư nhân công nghiệp Hà Nội sẽ ở các nhà máy, xưởng sản xuất lân cận với Hà Nội.

Tuy chưa rõ nét, nhưng công nghiệp dân doanh đã hình thành một số ngành nghề thế mạnh riêng theo địa bàn, ví dụ huyện Sóc Sơn có thế mạnh về sắt xây dựng và chế biến chè, Gia Lâm có thế mạnh về gốm sứ, may da, Thanh Trì thế mạnh về chế biến thực phẩm, quận Hai Bà Trưng mạnh về cơ khí,

Có mặt tại tất cả tất cả các phường xã thị trấn trên địa bàn Hà Nội, phân bố rộng đến tận thôn xã ngõ xóm, đây là lợi thế để công nghiệp dân doanh gắn bó mật thiết với địa phương hơn so với các loại hình DN khác. Công nghiệp dân doanh phát triển cho phép tận dụng tốt hơn các nguồn lực tại chỗ của địa phương bao gồm đất đai, lao động, nguồn vốn trong dân, công nghiệp dân doanh tạo ra sự phát triển đồng đều giữa các quận huyện và phường xã, giảm bớt khoảng cách về thu nhập và mức sống người dân giữa các vùng.

Phân bố công nghiệp dân doanh đang có sự chuyển dịch theo đúng định hướng phát triển công nghiệp là di rời và chuyển dần từ nội thành ra khu ven nội ngoại thành và các tỉnh lân cận Hà Nội, nhất là khi một số khu cụm công nghiệp nhỏ của thành phố như Vĩnh Tuy (Hoàng Mai) và Minh Khai (Từ Liêm) đi vào hoạt động. Sự chuyển dịch này là phù hợp với qui hoạch công nghiệp Hà Nội nói chung là giảm dần sản xuất công nghiệp ở nội đô và tập trung phát triển công nghiệp tại các khu công nghiệp và tại các huyện ngoại thành. Chuyển dịch này cũng phù hợp với nhu cầu đầu tư phát triển của các DN khi cần mặt bằng để mở rộng qui mô sản xuất. Thành phố Hà Nội đã thực thi nhiều cơ chế chính sách khuyến khích hỗ trợ cho các DN công nghiệp di rời ra khỏi khu vực nội thành. Tới nay đã có hàng trăm DN đầu tư, di rời xưởng, nhà máy sản xuất ra khu vực ngoại thành. Có nhiều DN tư nhân lớn của Hà Nội hình như Hoà Phát, Nhật Linh, T&T, Alphanam, Ngọc Khánh, Nguyễn Hoàng, Xuân Kiên, Trung Thượng, Hiệp Hưng, đã đầu tư nhà xưởng sản xuất tại Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Bắc Ninh,...

Mặt chưa được:

Phân bố công nghiệp dân doanh vẫn chưa thật sự hợp lý theo địa bàn. Số lượng cơ sở và kết quả sản xuất công nghiệp dân doanh của khu vực nội thành còn khá lớn, trong khi khu vực ngoại thành vẫn còn có nhiều xã thuần nông có diện tích lớn nhưng chưa phát triển được ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nên đời sống thu nhập rất khó khăn.

Trong nhưng năm qua, thành phố Hà Nội đã tích cực mở thêm một số khu cụm công nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu là cho các DN công nghiệp dân doanh nhưng cũng chỉ đáp ứng được 1/5 nhu cầu về mặt bằng sản xuất cho các DN và cũng chỉ giải quyết được nhu cầu mặt bằng cho khoảng trên 100 DN công nghiệp dân doanh với bình quân mỗi DN 1-3 nghìn m2. Đại đa số các DN dân doanh Hà Nội chưa có mặt bằng sản xuất thuận lợi và

ổn định do chủ yếu phải đi thuê mướn không thích hợp cho tổ chức sản xuất. Các DN sản xuất có qui mô lớn thì phải phân tán ra tại nhiều địa điểm tại nhiều quận huyện, thậm chí ở cả các tỉnh ngoài đã làm tăng chi phí trung gian trong quản lý. Còn một số lượng rất lớn DN công nghiệp tư nhân Hà Nội, nhất là tại các làng nghề đang phải tổ chức sản xuất đan xen với khu dân cư, mặt bằng chật hẹp, hạ tầng cơ sở xuống cấp nên rất khó khăn trong việc ổn định, duy trì sản xuất.

Một phần của tài liệu Doanh nghiệp tư nhân trong công nghiệp trên địa bàn hà nội (Trang 56)