Đặc điểm tự nhiên các huyện vùng ven biển Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và xác định cơ cấu kinh tế vùng đồng bằng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011- 2015 và tầm nhìn 2020 (Trang 49)

2.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên của vùng đồng bằng ven biển Thừa Thiên Huế

Kết quả điều tra về thông tin chung của các xã đồng bằng ven biển Thừa Thiên Huế được thể hiện ở bảng 2.1 dưới đây. Điều đáng chú ý là:

- Diện tích vùng đồng bằng ven biển Thừa Thiên Huế chiếm trên 10% diện tích tự nhiên của tỉnh..

- Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của các xã đồng bằng ven biển Huế tăng 2398 ha vào năm 2010 so với năm 2009.

- Diện tích nuôi trồng thủy sản cũng tăng 2130 ha vào năm 2010 so với năm 2009. - Số nhân khẩu tăng nhẹ vào năm 2010 so với năm 2009.

Bảng 2.1: Thông tin chung về 34 xã đồng bằng ven biển Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009 - 2010

Chỉ Tiêu 2009 2010

1.Tổng diện tích (ha) 51.985,43 51.634,50

2.Diện tích đất sản xuất nông nghiệp (ha) 15.056,33 17.454,39 3. Diện tích nuôi trồng thủy sản (ha) 4.295,02 6.425,52

4.Tổng số ấp 213 214

5.Tổng số hộ 58.935 60.731

6.Tổng số nhân khẩu 269.668 273.204

Nguồn: Kết quả điều tra, Viện nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, năm 2010

Đối với 1 xã đồng bằng ven biển Thừa Thiên Huế, các thông tin chung thể hiện ở bảng 2.2.

Bảng 2.2: Số liệu tính bình quân 1 xã đồng bằng ven biển Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009 - 2010

Chỉ tiêu 2009 2010

1. Tổng diện tích (ha / xã) 1.528,98 1.518,66

2. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp (ha / xã) 470,51 528,92 3. Diện tích nuôi trồng thủy sản (ha/ xã) 126,32 188,99

4. Số ấp/ xã 6,87 6,90

5. Số hộ/ xã 1.733,38 1.786,21

6. Số nhân khẩu / xã 8.171,76 8.278,91

Nguồn: Kết quả điều tra, Viện nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, năm 2010

Qua bảng số liệu trên:

khoảng 1.528 ha, thay đổi nhẹ qua năm 2010 so với năm 2009.

- Diện tích đất sản xuất nông nghiệp tăng khoảng 58 ha, diện tích nuôi trồng thủy sản tăng khoảng 62 ha.

2.1.1.2. Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên của vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai

Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai trải dài 68 km với diện tích khoảng 22.000 ha nằm trong phạm vi từ 16°14′ đến 16°42′ vĩ Bắc và 107°22′ đến 107°57′ kinh Đông. Về mặt địa lý khu đầm này là bốn đầm nối nhau từ Bắc xuống Nam: Phá Tam Giang; Đầm Sam; Đầm Hà Trung - Thủy Tú; Đầm Cầu Hai, trong đó:

- Phá Tam Giang có diện tích khoảng 5.200 ha, chiều rộng phá từ 2 - 3,5km, trải dài khoảng 27km theo hướng tây tây bắc - đông đông nam từ cửa sông Ô Lâu đến cửa sông Hương, thuộc địa phận ba huyện Phong Điền, Quảng Điền và Hương Trà và được thông với biển qua cửa Thuận An.

- Đầm Sam (phía nam cửa sông Hương) nhỏ với diện tích 1.620 ha, liên quan đến tám xã của huyện Phú Vang, không thông ra biển.

- Đầm Hà Trung - Thủy Tú dài và hẹp với diện tích 3.600 ha, dài 24 km, bao gồm bốn xã của huyện Phú Vang và huyện Phú Lộc cũng là đầm kín không thông ra biển.

- Đầm Cầu Hai lớn nhất với diện tích 11.200 ha, kéo dài từ Cồn Trai đến cửa sông Rui với chiều dài 9 km và từ cửa sông Truồi đến núi Vinh Phong gần 13 km, chiều sâu trung bình khoảng 1,4 km, diện tích mặt nước khoảng 104 km2 được thông ra biển qua Cửa Tư Hiền. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với diện tích 22.000 ha, hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai tiêu biểu nhất trong 12 vực nước cùng loại ven bờ biển Việt Nam và là một trong những đầm phá lớn nhất thế giới. Mạng lưới sông - đầm phá đó còn liên kết với rất nhiều trằm, bàu tự nhiên, có tên và không tên, với các hồ, đập nhân tạo lớn, nhỏ. Tổng lượng nước mặt do các sông bắt nguồn từ Đông Trường Sơn chảy ra lên tới hơn 9 tỷ m3.

Đối với phát triển kinh tế xã hội, vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai là một không gian lớn chứa đựng nhiều nguồn tài nguyên sinh học, đất đai, mặt nước và là môi trường sống của hơn 2/3 dân số của tỉnh Thừa Thiên Huế. Do đó, nó có tầm quan trọng khu vực và quốc tế, giữ vai trò đặc biệt trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội không chỉ của tỉnh Thừa Thiên Huế và của cả khu vực miền Trung và cả nước, nhất là đối với các ngành du lịch, nông nghiệp và thủy sản, có ý nghĩa lớn trong việc dự trữ sinh quyển, duy trì, bảo tồn đa dạng sinh học; đồng thời là vùng

xung yếu về môi trường, nhạy cảm về sinh thái, cần được đặc biệt quan tâm.

Các điều kiện tự nhiên thuận lợi của khu vực đầm phá về chế độ thủy, hải văn, độ mặn, môi trường nước trong sạch, nguồn lợi thủy sinh sản thành một trong ba ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh. Song song với các hoạt động phát triển, các hoạt động nghiên cứu theo hướng bảo tồn đã được đẩy mạnh trong vòng 10 năm trở lại đây, nhờ đó người ta có những hiểu biết ngày càng đầy đủ hơn về giá trị to lớn của tài nguyên môi trường và đa dạng sinh học của hệ đầm phá. Tam Giang - Cầu Hai còn thu hút được sự quan tâm của quốc gia và quốc tế vì ngoài nguồn lợi thuỷ sinh phong phú, tính đa dạng sinh học cao ở cả ba cấp độ hệ sinh thái, giống loài và nguồn gien…

2.1.1.3. Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên của đầm Lăng Cô

Phía Nam đầm phá Tam Giang - Cầu Hai còn có đầm Lăng Cô (hay gọi là đầm Lập An hoặc vũng An Cư) có diện tích 1.600 ha. Lăng Cô nằm trên tuyến du lịch Bắc - Nam cách thành phố Đà Nẵng 30 km và thành phố Huế 70 km, có thể phát triển các loại hình du lịch đa dạng.

Lăng Cô là nơi tập trung nhiều tài nguyên du lịch phong phú: bờ biển, bãi cát mịn, đầm hồ, sông suối, núi đồi, bên đèo Hải Vân, gần rừng nguyên sinh Bạch Mã và các di tích lịch sử, v.v. sẽ tạo ra các sản phẩm du lịch đa dạng nhất thỏa mãn các loại hình du lịch. Lăng Cô được công nhận là vịnh đẹp thế giới do Câu lạc bộ các vịnh biển đẹp nhất thế giới (Worldbays) bình chọn.

Với diện tích khoảng 1.800 ha nước lợ, đầm Lăng Cô còn là một nguồn tài nguyên quý giá với đủ các loài thủy sản nước ngọt lẫn nước mặn, như: hải sâm, sò huyết, cá ngựa, cá mú, cá hồng; các loài tôm (sú, rằn, bạc, he, đất); các loài rắn biển, lươn, lụy, lịch; cua, ghẹ...

2.1.1.4.Đặc điểm địa lý các huyện vùng ven biển Huế

Huyện Phong Điền nằm ở phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế, giáp với tỉnh

Quảng Trị và huyện Hương Trà. Với diện tích tự nhiên là 95.081 ha (2010) và dân số là 88.247 người (2009), trong đó chiếm gần 50% dân số trong độ tuổi lao động, Huyện có 01 Thị trấn Phong Điền và 15 xã có thể chia làm 2 vùng:

- Vùng đồng bằng gồm 07 xã: Phong Hòa, Phong Mỹ, Phong Thu, Phong Hiền, Phong An, Phong Xuân, và Phong Sơn,

- Vùng đồng bằng ven biển gồm 8 xã: Điền Hương, Điền Môn, Điền Lộc, Phong Bình, Điền Hoà, Phong Chương, Phong Hải và Điền Hải.

Địa hình của huyện Phong Điền rất đa dạng, có cả núi đồi, đồng bằng, ven biển và đầm phá. Diện tích rừng và đất rừng: 66.000 ha; đất đồi trọc: 31.800 ha; đất nông nghiệp 8.258 ha, đất cát nội đồng: 10.000 ha và cát ven biển là 7.000 ha.

Huyện Quảng Điền nằm ở phía bắc của Thừa Thiên Huế với diện tích đất tự

nhiên là 16.294,75 ha (2010) và dân số 83.372 người (2009). Huyện có 1 thị trấn Sịa và 10 xã chia làm 2 vùng:

- Vùng đồng bằng gồm 4 xã: Quảng Thành, Quảng Thọ, Quảng Vinh và Quảng Phú.

- Vùng ven biển có 6 xã: Quảng An, Quảng Phước, Quảng Thái, Quảng Lợi, Quảng Ngạn, và Quảng Công.

Huyện có Phá Tam Giang chạy dọc theo phía Đông, còn sông Bồ chảy dọc phía Tây Nam. Là một huyện vùng trũng nằm ở phía Bắc lưu vực sông Bồ và phía Tây phá Tam Giang nên giao thông rất thuận tiện. Về đường bộ, có đường tỉnh lộ nối với quốc lộ 1A - Sịa - An Lỗ; Sịa - Tây Ba - Bao Vinh - Huế, Sịa - Phong Lai liền với nhiều xã của Phong Điền, tuyến đường ven biển Hương Trà, Quảng Điền, Phong Điền đến Hải Lăng (Quảng Trị) - đường 68, hầu hết các xã đều có đường ôtô đi lại thuận tiện. Về đường thuỷ, có sông Bồ bắt nguồn từ dẫy núi Sơn Hồ chảy qua bến Phú Ốc đến Phú Lễ chia ra một chi chảy quanh ra phía Bắc đến các làng Cổ Tháp, Sơn Tùng, chảy qua Nam Dương Hiệp với sông Nam Phù chảy vòng lại phía Đông Bắc đến thôn An Xuân rồi đổ ra vùng phá Tam Giang.

Sông Kim Đôi ở phía Đông Nam Huyện là một nhánh của sông Hương. Từ địa giới làng Thanh Phước thuộc huyện Hương Trà chia ra một nhánh chảy về phía Bắc, đến sông Kim Đôi hiệp lưu với sông Thanh Hà chảy ra đông bắc đến chỗ Quán Cửa rồi trút vào vùng biển Tam Giang. Đây là hai con sông lớn nối liền với nhiều kênh và là nguồn nước, nguồn phù sa màu mỡ bồi đắp cho nhiều cánh đồng phì nhiêu của các xã Quảng Thọ, Quảng Phước, Quảng An, Quảng Thành, Quảng Vinh, Quảng Phú....

Vốn là một huyện từ xưa có nhiều ngành thủ công truyền thống, tuy có một số nghề ngày nay đã mai một (như trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa....) nhưng có một số nghề vẫn tồn tại và phát triển như đan lát ở Bao La, làng tơi nón ở Ô Sa, nuôi vịt đàn, ấp trứng ở Thủ Lễ, là bún ở Thanh Cần, mộc nề vùng Sịa, Tây Ba, trồng rau màu ở Thành Trung....Từ nền kinh tế đó, đã tạo nên nhiều chợ lớn, nhỏ và có nơi đã

thành trung tâm mua bán, lưu thông có tiếng như Sịa, Tây Ba.... những vùng đất vệ tinh gắn bó với kinh đô Huế một thời.

Quảng Điền là một vùng đất thấp trũng, vựa lúa của tỉnh, chiếm diện tích hơn 8684 ha. Đây là địa bàn quần tụ dân cư rất sớm, đời sống cư dân chủ yếu là kinh tế nông nghiệp như các xã Quảng Thọ, Quảng Phước, Quảng Phú, Quảng An, Quảng Thành....

Vùng cát nội địa, diện tích 4718 ha; đại bộ phận đất chua phèn, úng ngập về mùa mưa, khô hạn về mùa nắng. Đời sống dân cư chủ yếu là nông nghiệp, kết hợp một số cây công nghiệp như Quảng Lợi, Quảng Thái...

Vùng cát biển, đầm phá, diện tích 2292 ha; đất trơ trụi, đại bộ phận là đất cát trắng, nghèo dinh dưỡng. Đời sống dân cư chủ yếu là ngư nghiệp. Vùng này còn đang trỗi dậy việc triển khai kinh tế nuôi trồng hải sản (nuôi tôm, cua xuất khẩu...).

Huyện Hương Trà nằm ở phía Bắc, cách thành phố Huế khoảng 16 km.

Huyện có tổng diện tích đất tự nhiên là 51.853,40 ha (2010), với dân số là 112.588 người (2009). Hương Trà gồm có 01 Thị trấn Tứ Hạ và 15 xã theo địa hình chia làm 3 vùng:

- Vùng miền núi và gò đồi có 5 xã: Hồng Tiến, Bình Điền, Bình Thành, Hương Bình và Hương Thọ.

- Vùng đồng bằng và bán sơn địa có Thị trấn Tứ Hạ và tám xã: Hương Hồ, Hương Chữ, Hương An, Hương Xuân, Hương Văn, Hương Vân, Hương Toàn, và Hương Vinh.

- Vùng đầm phá và ven biển có 2 xã: Hải Dương và Hương Phong. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nằm giữa sông Hương và sông Bồ, Hương Trà, có vị trí khá thuận lợi trong giao lưu văn hoá và phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời có vị trí quan trọng trong chiến lược an ninh - quốc phòng của khu vực. Đất đai rất đa dạng, phát triển các loại cây như cây công nghiệp dài ngày, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả và cây lương thực và phát triển chăn nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế.

Ngoài ra, Hương Trà còn có tiềm năng phát triển nuôi trồng thuỷ sản và phát triển du lịch, thảm thực vật có rừng phong phú, đa dạng, có nhiều loại gỗ quý hiếm và nhiều loài động vật hoang dã.

Huyện Phú Vang là một huyện đồng bằng ven biển và đầm phá (phá Tam

Giang) chạy qua giữa huyện với nhiều đầm nổi tiếng: đầm Sam, đầm Thủy Tú, đầm Chuồn, đầm Thanh Lam, đầm Hà Trung, với tổng diện tích 27.987.03 ha (2010) và

dân số 171.427 người (2009). Phú Vang gồm có 1 Thị Trấn Thuận An và 15 xã được chia làm 2 vùng:

- Vùng đồng bằng gồm 6 xã: Phú Dương, Phú Mậu, Phú Thanh, Phú Thượng, Phú Hồ và Phú Lương.

- Vùng ven biển gồm có Thị trấn Thuận An và 13 xã: Phú Thuận, Phú An, Phú Hải, Phú Xuân, Phú Diên, Phú Mỹ , Phú Đa, Vinh Xuân, Vinh Thanh, Vinh An, Vinh Phú, Vinh Thái và Vinh Hà.

Phú Vang có tiềm năng lớn về đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Có bờ biển dài trên 35km, có cửa biển Thuận An và nhiều đầm phá như đầm Sam, đầm Chuồng, đầm Thanh Lam, đầm Hà Trung, đầm Thủy Tú nằm trong hệ thống đầm phá Tam Giang - Cầu Hai với diện tích trên 6.800 ha mặt nước là tiềm năng lớn để phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Đây là ngành kinh tế mũi nhọn, là thế mạnh, lợi thế so sánh để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Huyện có cảng biển Thuận An là vị trí chiến lược quan trọng của tỉnh Thừa Thiên Huế, có tiềm năng lớn về kinh tế đang được khai thác và sử dụng. Bãi tắm Thuận An nổi tiếng là nơi nghỉ mát lý tưởng đối với khách du lịch trong nước và ngoài nước khi đến tham quan cố đô Huế.

Phú Vang thuộc vùng đất trũng, có diện tích đầm phá lớn, đất đai bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi, doi cát không thuận lợi cho phát triển hệ thống đường bộ và đường thủy. Đất đai chủ yếu là đất nông nghiệp có diện tích khoảng 10.829,44 ha và mặt nước nuôi trồng thủy sản. Tiềm năng đất chưa khai thác còn lớn khoảng 3.269,42 ha chiếm 42,3% tổng diện tích đất tự nhiên. Tuy nhiên, tỷ lệ đất chưa sử dụng có thể chuyển sang gieo trồng không lớn, chủ yếu là các cồn cát, đất bãi cát. Đất mặt nước chưa sử dụng chủ yếu là đất ao hồ, đầm phá.

Huyện Phú Lộc nằm ở phía Nam của tỉnh Thừa Thiên Huế. Tổng diện tích

đất tự nhiên là 72.092,03 ha (2010) với dân số 135.005 người (2009).

Huyện Phú Lộc có Thị Trấn Lăng Cô và 11 xã thuộc vùng ven biển đó là: Lộc Trì, Vinh Hải, Lộc Hòa, Lộc An, Vinh Giang, Lộc Vĩnh, Vinh Mỹ, Lộc Tiến, Vinh Hiền, Vinh Hưng, Xuân Lộc và Lộc Điền.

Địa hình huyện Phú Lộc rất đa dạng chạy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, trong đó vùng đồng bằng với diện tích khoảng 26.920 ha, chiếm 37% diện tích huyện. Ngoài ra, còn có diện tích mặt nước (sông, hồ và đầm phá): 11.520 ha, chiếm 15,8% diện tích huyện.

Dãy Trường Sơn Bắc chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam đến địa phận huyện Phú Lộc của tỉnh Thừa Thiên Huế thì đổi hướng đâm ra biển cho ba nhánh, mà lớn nhất và có ý nghĩa nhất là dãy Bạch Mã. Hai nhánh nhỏ hơn là Phước Tượng và Phú Gia đâm ra biển thành hai mũi Chân Mây Tây và Chân Mây Đông ôm lấy vịnh Chân Mây. Với độ sâu trung bình 14m, độ sâu tự nhiên từ biển vào đạt đến 22m, như vậy vịnh Chân Mây là địa điểm lý tưởng để xây dựng cảng biển nước sâu là một cửa ngõ của tiểu vùng sông Mê Kông ra Thái Bình Dương.

Đặc biệt, huyện Phú Lộc có diện tích đất liền trải dài với bờ biển, thị trấn Lăng Cô rất có tiềm năng về dịch vụ du lịch, là mũi nhọn về phát triển kinh tế của huyện Phú Lộc.

2.1.1.5. Điều kiện khí hậu thời tiết

Khí hậu của Thừa Thiên Huế có thể chia thành 2 vùng:

- Vùng đồi núi phía Tây có đặc điểm là tổng nhiệt và nhiệt độ trung bình năm thấp hơn, mùa mưa đến sớm hơn. Vùng này được chia thành 5 tiểu vùng: tiểu vùng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và xác định cơ cấu kinh tế vùng đồng bằng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011- 2015 và tầm nhìn 2020 (Trang 49)