Yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế vùng đồng bằng ven biển Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và xác định cơ cấu kinh tế vùng đồng bằng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011- 2015 và tầm nhìn 2020 (Trang 123)

Thừa Thiên Huế thời gian tới

- Sự phát triển của hệ thống thị trường

Cần khẳng định ngay rằng thị trường có ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành, xác định cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trước hết là cơ cấu ngành. Bởi lẽ, thị trường là yếu tố hướng dẫn và điều tiết các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp đều phải hướng ra thị trường xuất phát từ quan hệ cung cầu hàng hóa trên thị trường để định hướng chiến lược và hoạch định các chính sách kinh doanh.

Trong cơ chế thị trường, Nhà nước tạo điều kiện hoạt động cho thị trường và cho hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua các chính sách vĩ mô. Hệ thống chính sách mở là cơ hội thuận lợi và môi trường để phát triển đồng bộ các loại thị trường trong nước do vậy, sự hình thành và phát triển đồng bộ các loại thị trường trong nước như: thị trường hàng hóa, dịch vụ, thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường khoa học - công nghệ…có tác động mạnh đến quá trình hình thành cấu kinh tế. Đối với vùng đồng bằng ven biển, như đã phân tích ở chương II cho thấy tiềm năng thị trường trong nước và xuất khẩu các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ là tương đối thấp, chỉ có ngành nuôi trồng và khai thác thủy sản có tiềm năng thị trường cao nhất, tiếp đến là nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Trong thời gian tới, chính sách mở cửa và phát triển đồng bộ các loại thị trường trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới cơ cấu kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu từ nay đến năm 2020 đối với vùng đồng bằng ven biển.

- Sự phát triển của khoa học và công nghệ

Nhiều năm qua, sự phát triển của khoa học và công nghệ đã có những đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế đất nước, tạo chuyển biến rõ rệt về năng suất, chất lượng, hiệu quả trong sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa trên thị trường trong nước và quốc tế. Việc đẩy mạnh sự phát triển khoa học công nghệ đối với nước ta không chỉ bắt nguồn từ yêu cầu tất yếu để thực hiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá mà còn xuất phát từ định hướng phát triển và chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng hội nhập. Bài học thành công của các nước trong quá trình phát triển nền sản xuất công nghiệp và thực hiện công nghiệp hoá dựa trên sự phát triển của khoa học công nghệ đã được khẳng định. Trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế quốc gia, xác định một cơ cấu kinh tế theo hướng mở cửa và một nền sản xuất công nghiệp hiện đại có nền tảng dựa trên sự phát triển của khoa học công nghệ chính là con đường ngắn nhất, hiệu quả nhất quyết định thành công của quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.

Xác định được tầm quan trọng của khoa học và công nghệ, đặc biệt là trong xác định cơ cấu kinh tế, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế luôn có nhiều hoạt động tích cực nhằm đẩy mạnh phát triển khoa học và công nghệ ở các vùng trên địa bàn Tỉnh. Sự tiến bộ của khoa học và công nghệ sẽ là tiềm lực có tác động trực tiếp đến giá trị sản xuất được tạo ra của các ngành công nghiệp, nông nghiệp, thương mại và dịch vụ. Như vậy, sự phát triển của khoa học và công nghệ luôn có tác động không nhỏ đến việc hình thành cơ cấu nền kinh tế cũng như cơ cấu kinh tế theo vùng lãnh thổ

của một quốc gia. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV nhiệm kỳ 2010 - 2015 đã xác định: Xây dựng trung tâm giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, từng bước hình thành nền kinh tế tri thức. Đây là yếu tố hết sức thuận lợi để các xã vùng đồng bằng ven biển Thừa Thiên Huế phấn đấu vươn lên, nhận được hiệu ứng lan tỏa từ thành phố Huế và các vùng phát triển khác trong tỉnh.

- Sự phát triển của hệ thống hạ tầng kỹ thuật

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế. Nền kinh tế của một quốc gia nói chung và của một địa phương nói riêng sẽ không thể phát triển nếu không được đảm bảo về phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Hiện nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều coi việc quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật là vấn đề ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Tại Đại hội lần thứ XIV của Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế đã chỉ rõ một trong những nhiệm vụ quan trọng để phát triển kinh tế tỉnh là: "Tập trung đầu tư xây dựng, tạo bước đột phá để hoàn thiện kết cấu hạ tầng, xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc Trung Ương”. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phát triển là một trong những điều kiện quan trọng để thúc đẩy thu hút đầu tư cho phát triển kinh tế cũng như định hướng cơ cấu kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong những giai đoạn nhất định. Đối với hệ thống giao thông nông thôn , Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh cũng đã chỉ rõ: “Phát triển hệ thống giao thông nông thôn gắn với việc xây dựng nông thôn mới. Trong đó, ưu tiên nâng cấp, xây dựng mới hệ thống giao thông liên thôn, liên xã”.10

Xác định cơ sở hạ tầng là nhân tố quan trọng, là tiền đề cho phát triển kinh tế của Tỉnh nên Tỉnh đã rất chú trọng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đặc biệt là hệ thống giao thông vận tải để thúc đẩy các ngành công nghiệp, nông nghiệp, thương mại và dịch vụ phát triển. Như vậy, cơ sở hạ tầng phát triển là một trong những tiền đề thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, có thể xem đây là một trong những căn cứ để xác định cơ cấu kinh tế và xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Xu hướng phát triển dân số và lao động

Vùng đồng bằng ven biển Thừa Thiên Huế chiếm diện tích trên 10% tổng diện tích tự nhiên của Tỉnh. Qua kết quả điều tra cho thấy số người trong độ tuổi lao động của các xã vùng đồng bằng ven biển có xu hướng tăng dần qua các năm. Từ

năm 2005 đến năm 2010, số lao động trong độ tuổi đã tăng từ 133.046 người lên đến 148.179 người, do vậy, lực lượng lao động trên địa bàn cũng tăng nhanh chóng.

Dân số và lao động trong độ tuổi của vùng đồng bằng ven biển tăng lên cùng với số lao động từ nơi khác đến cũng tăng. Điều này được coi là cơ hội phát triển của vùng đồng bằng ven biển và là nhân tố cần được tính đến trong việc xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý và sự chuyển dịch cơ cấu trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và xác định cơ cấu kinh tế vùng đồng bằng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011- 2015 và tầm nhìn 2020 (Trang 123)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(158 trang)
w