Cơ cấu kinh tế ngành nông lâm ngư nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và xác định cơ cấu kinh tế vùng đồng bằng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011- 2015 và tầm nhìn 2020 (Trang 135)

Hình 3.2 dưới đây phản ánh tiềm năng phát triển, cơ hội thị trường và tỷ trọng giá trị của các ngành kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp khu vực đồng bằng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế. Theo đồ thị này, ngành nuôi trồng thuỷ sản và đánh bắt hải sản là hai ngành có cơ hội phát triển cũng như tiềm năng phát triển tốt nhất. Trong thời gian tới, tỷ trọng đóng góp của các ngành này trong tổng giá trị sản xuất toàn bộ ngành nông - lâm - ngư nghiệp trên địa bàn sẽ tăng lên. Các ngành chăn nuôi và trồng trọt ít có cơ hội phát triển hơn, vì vậy, tỷ trọng đóng góp của các ngành này sẽ

giảm xuống, đặc biệt là ngành trồng trọt.

Biểu đồ 3.2: Tiềm năng, cơ hội, và tỷ trọng giá trị các ngành nông nghiệp khu vực đồng bằng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế

Nguồn: Kết quả điều tra, Viện nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, năm 2010

Phương án điều chỉnh cơ cấu các ngành nông - lâm - ngư khu vực đồng bằng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế được thể hiện ở Bảng 3.5. Theo phương án này tỷ trọng đóng góp của ngành nuôi trồng thuỷ sản sẽ tăng nhanh nhất và ngày càng trở nên quan trọng hơn. Cụ thể tỷ trọng đóng góp của ngành này trong giá trị sản xuất nông - lâm - ngư trên địa bàn sẽ tăng từ 31% hiện nay lên 35% năm 2015 và 39% năm 2020. Tỷ trọng đóng góp của ngành khai thác thuỷ sản cũng sẽ tăng nhẹ từ 22,5% năm 2010 lên 24% năm 2015 và 25,5% năm 2020. Tỷ trọng ngành trồng trọt và chăn nuôi sẽ giảm từ mức 28,5% và 17,5% năm 2010 xuống còn 25% và 15% năm 2015, 21,5% và 13,5% năm 2020. Tỷ trọng các ngành khác có biến động nhẹ hoặc không biến động.

Bảng 3.5: Phương án điều chỉnh cơ cấu các ngành nông nghiệp

Chỉ Tiêu 2005 2010 2015 2020 2010-2005 2015-2010 2020-2010

1. Nông

Chỉ Tiêu 2005 2010 2015 2020 2010-2005 2015-2010 2020-2010 1.1. Trồng trọt 26,37% 28,51% 25,01% 21,51% 2,14% -3,50% -3,50% - Cây lương thực 19,63% 22,13% 19,13% 16,13% 2,51% -3,00% -3,00% - Cây chất bột lấy củ 2,72% 2,80% 2,30% 1,80% 0,08% -0,50% -0,50% - Cây công nghiệp 0,57% 0,52% 0,52% 0,52% -0,05% 0,00% 0,00% - Rau 2,70% 2,42% 2,42% 2,42% -0,28% 0,00% 0,00%

- Cây ăn quả 0,75% 0,64% 0,64% 0,64% -0,11% 0,00% 0,00%

1.2.Chăn nuôi 21,38% 17,47% 15,47% 13,47% -3,91% -2,00% -2,00% - Chăn nuôi gia súc, gia cầm 21,38% 17,47% 15,47% 13,47% -3,91% -2,00% -2,00% 2. Lâm nghiệp 0,40% 0,50% 0,50% 0,50% 0,10% 0,00% 0,00% - Gỗ 0,40% 0,50% 0,50% 0,50% 0,10% 0,00% 0,00% 3. Ngư nghiệp 51,86% 53,52% 59,02% 64,52% 1,66% 5,50% 5,50% - Nuôi trồng thuỷ sản 27,99% 31,09% 35,09% 39,09% 3,10% 4,00% 4,00% - Đánh bắt hải sản 23,88% 22,43% 23,93% 25,43% -1,44% 1,50% 1,50%

Nguồn: Kết quả điều tra, Viện nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, năm 2010

Theo phương án trên, đến năm 2015 ngành nuôi trồng thuỷ sản, trồng trọt và đánh bắt thuỷ hải sản theo thứ tự là ba ngành quan trọng nhất trong lĩnh vực nông nghiệp. Đến năm 2020, ba ngành này vẫn là ba ngành nông nghiệp quan trọng nhất, tuy nhiên ngành nông nghiệp sẽ đứng ở vị trí thứ ba và ngành đánh bắt thuỷ sản sẽ trở thành ngành quan trọng thứ hai.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và xác định cơ cấu kinh tế vùng đồng bằng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011- 2015 và tầm nhìn 2020 (Trang 135)