Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011 - 2015 và tầm nhìn đến 2020
3.2.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
a. Mục tiêu tổng quát
trung tâm của khu vực miền Trung và một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hóa, du lịch, khoa học - công nghệ, y tế chuyên sâu, giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao. Phấn đấu đến năm 2020, Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm đô thị cấp quốc gia, khu vực và quốc tế, một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học - công nghệ, y tế, đào tạo lớn của cả nước và khu vực các nước Đông Nam Châu Á; xây dựng nền quốc phòng, an ninh vững mạnh, chế độ chính trị - xã hội ổn định, vững chắc; không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.
b. Mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể
Về mục tiêu kinh tế:
- Về tăng trưởng kinh tế:
Tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm giai đoạn 2010 - 2015 là 13%, cho cả giai đoạn 2011 - 2020 đạt khoảng 12 - 13%, GDP bình quân đầu người năm 2015 đạt trên mức bình quân của cả nước, khoảng 2300 USD/người vào năm 2015.
- Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Cơ cấu kinh tế của Tỉnh sẽ chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cụ thể, đến năm 2015 cơ cấu dịch vụ trong GDP đạt khoảng 48%; công nghiệp và xây dựng: 43% và nông nghiệp: 9,0% và đến năm 2020 theo thứ tự tương ứng là 47,4% ; 47,3%; 5,3%.
- Về kim ngạch xuất khẩu: Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đạt 650 – 700 triệu USD vào năm 2015 và đạt 1 tỷ USD vào năm 2020.
- Về thu ngân sách: phấn đấu đạt từ 6000 - 6500 tỷ đồng và đến năm 2020 tỷ lệ thu ngân sách đạt trên 14%.
Về mục tiêu xã hội:
- Giảm tỷ lệ sinh bình quân hàng năm khoảng từ 0,3 - 0,4%. Từ năm 2010 - 2020 phấn đấu tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm xuống khoảng từ 1- 1,1%.
- Phấn đấu ổn định và từng bước giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp khu vực thành thị xuống còn khoảng 5%; nâng thời gian sử dụng lao động khu vực nông thôn lên trên 90% vào năm 2020. Nâng số lượng lao động được giải quyết việc làm khoảng từ 16 - 17 nghìn lao động/năm giai đoạn 2011 - 2020. Phấn đấu đến năm 2020, lao động xuất khẩu đạt 5.000 - 6.000 lao động/năm. Tăng tỷ lệ lao động được đào tạo nghề lên trên 60% vào năm 2015.
dân; tỷ lệ giường bệnh/vạn dân đạt trên 40 giường vào năm 2020 và tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi chỉ còn dưới 5%.
- Tỷ lệ hộ nghèo dưới 5% vào năm 2015 và 3% vào năm 2020.
3.2.1.2. Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế 5 năm 2010 - 2015 và định hướng đến năm 2020
Đại hội Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XIV đã xác định phương hướng và nhiệm vu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2010 - 1015 và tầm nhìn đến năm 2020. Đây là những cơ sở quan trọng trong nghiên cứu và xác định cơ cấu kinh tế cho vùng đồng bằng ven biển Thừa Thiên Huế. Phương hướng và nhiệm vụ trọng tâm được xác định là:
1. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh
tế theo hướng dịch vụ - công nghịêp - nông nghiệp; nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh để phát triển nhanh và bền vững.
- Phát triển các ngành dịch vụ, nhất là các dịch vụ du lịch, thương mại, bưu chính, viễn thông, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, giao thông và các dịch vụ có giá trị gia tăng cao. Phấn đấu giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng bình quân từ 13,5 - 14%/năm. Phát triển công nghiệp và xây dựng theo hướng hiện đại, thân thiện với môi trường, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phấn đấu đưa giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 16%/năm. Phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn, nhất là công nghiệp phục vụ sản xuất và chế biến các sản phẩm nông nghiệp, phục vụ giao thông vận tải, gắn với phát triển nghề và làng nghề tiểu, thủ công nghiệp; kết hợp với phát triển du lịch và xuất khẩu, tận dụng nguồn nguyên liệu và nguồn nhân công tại chỗ, trực tiếp tạo việc làm, tăng thu nhập của dân cư, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, tích cực góp phần xây dựng nông thôn mới.
- Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng bền vững gắn liền với xây dựng nông thôn mới; ổn định tăng trưởng GDP ngành nông - lâm - ngư với nhịp độ trên 3%. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn hiện đại gắn với bảo vệ môi trường và phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai; nâng cao đời sống của dân cư nông thôn, nhất là vùng còn nhiều khó khăn; tăng thu nhập của người dân ở nông thôn gấp 2,3 lần so với năm 2010 (từ 990.000 đồng/ người/ tháng lên 2.260.000 đồng/ người/ tháng), giảm hộ nghèo còn dưới 5%, tỷ lệ hộ nông thôn sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh đạt trên 95%. Phấn đấu đưa tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo trên
30%, tích cực chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông thôn theo hướng từ lao động nông nghiệp sang lao động phi nông nghiệp.
Ưu tiên đầu tư và ứng dụng công nghệ sinh học để đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, trong đó, chú trọng những mô hình cây, con có năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh cao; phấn đấu đưa giá trị bình quân 1 ha canh tác đất nông nghiệp lên trên 50 triệu đồng. Phát triển ngành chăn nuôi theo phương thức công nghiệp, bán công nghiệp, an toàn dịch bệnh, phù hợp với lợi thế của từng vùng; tập trung cải tạo và nâng cao chất lượng giống, áp dụng quy trình chăn nuôi tiên tiến để tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả. Phấn đấu nâng tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm 40% giá trị sản xuất nông nghiệp.
Ổn định diện tích nuôi trồng thủy sản 6.100 ha, trong đó nuôi tôm công nghiệp, thẻ chân trắng trên cát từ 800- 900 ha. Phát triển các mô hình nuôi trồng xen ghép cho hiệu quả kinh tế cao, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nhất là vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai. Khuyến khích ngư dân vùng ven biển phát triển đội tàu có công suất lớn, trang thiết bị hiện đại để đánh bắt dài ngày trên biển, kết hợp chặt chẽ đánh bắt với công tác bảo vệ quốc phòng, an ninh. Khai thác tổng hợp vùng ven biển, đầm phá gắn với bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái, bảo đảm tính đa dạng sinh học, tăng khả năng duy trì, tái tạo nguồn thủy, hải sản và môi trường sống ven biển, đầm phá.
2. Tập trung đầu tư xây dựng, tạo bước đột phá để hoàn chỉnh hệ thống kết cấu
hạ tầng, xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc Trung Ương. - Rà soát, bổ sung và thực hiện theo quy hoạch; xây dựng đô thị Huế thành đô thị hạt nhân của thành phố trực thuộc Trung ương.
- Tập trung hoàn thiện hệ thống giao thông gắn kết các trung tâm kinh tế, các vùng kinh tế. Xây dựng hệ thống giao thông kết nối đồng bộ giữa các đô thị vệ tinh với chùm đô thị động lực, hệ thống giao thông quốc gia và tuyến hành lang kinh tế Đông Tây. Phát triển mạng lưới giao thông đường bộ theo hướng cải tạo, nâng cấp các tuyến đường hiện có đi đôi với xây dựng thêm các tuyến mói phục vụ phát triển kinh tế, mở rộng các đô thị và giãn dân.
- Phát triển hệ thống giao thông nông thôn với việc xây dựng nông thôn mới. Trong đó, ưu tiên nâng cấp, xây mới hệ thống giao thông liên thôn, liên xã. Xây dựng và mở rộng các tuyến giao thông vào các khu xây dựng tập trung; vùng nguyên liệu; các đường vành đai thuận lợi cho công tác tuần tra, bảo vệ và phòng,
chống cháy rừng, đường tuần tra biên giới. Hoàn thiện hệ thống thủy lợi theo hướng đa mục tiêu, bảo đảm điều tiết tốt nguồn nước, hạn chế lũ lụt, ngăn mặn, giữ ngọt và cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, phòng, chống cháy rừng và các ngành kinh tế khác.
- Xây dựng hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin theo hướng dùng chung hạ tầng mạng đáp ứng yêu cầu cung cấp dịch vụ ứng dụng có chất lượng cao. Phấn đấu xây dựng thành phố Huế trở thành "Thành phố không dây". Đầu tư phát triển hạ tầng đồng bộ giữa các vùng, miền, nhất là các vùng, địa bàn quan trọng nhằm phát huy thế mạnh của từng vùng. Gắn phát triển kinh tế bềnvững với bảo vệ môi trường
3. Xây dựng trung tâm giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng
cao, trung tâm công nghệ cao của khu vực miền Trung và cả nước, coi đây là hướng đột phá để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, từng bước hình thành nền kinh tế tri thức. Phối hợp chặt chẽ giữa trung tâm đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, trung tâm công nghệ cao, trung tâm văn hóa du lịch, trung tâm y tế chuyên sâu thành một chỉnh thể thống nhất để đến năm 2020, Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm đặc sắc của Việt Nam.
4. Tiếp tục bổ sung hoàn thiện các chính sách phát triển kinh tế, bao gồm: Đổi
mới, nâng cao chất lượng công tác xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế; khuyến khích, tạo môi trường thuận lợi và bình đẳng cho các loại hình kinh tế, các loại hình doanh nghiệp phát triển, nhất là tính minh bạch và tiếp cận thông tin, dịch vụ hỗ trợ và đào tạo lao động…
5. Thực hiện có hiệu quả tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội;
tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo đảm giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội để phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.