CỦA TỈNH THỪA THIÊN HUẾ THEO CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ CƠ BẢN 2.2.1.Thực trạng cơ cấu kinh tế vùng đồng bằng ven biển Thừa Thiên Huế
2.2.1.1. Thực trạng cơ cấu theo ngành kinh tế
Bảng 2.4 dưới đây thống kê số liệu điều tra chi tiết tổng giá trị sản xuất theo ngành của vùng đồng bằng ven biển Thừa Thiên Huế. Giá trị sản xuất của các ngành kinh tế đạt 2.650.483 triệu đồng vào năm 2010, với tốc độ tăng trưởng bình quân 15,55%/năm trong giai đoạn 2005 - 2010. Trong đó, tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ (19,85%) và ngành công nghiệp (17,30%) cao hơn tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp (13,05%) trong cùng thời kỳ 2005 - 2010.
Bảng 2.4: Giá trị sản xuất theo ngành của vùng đồng bằng ven biển Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005 - 2010
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Giá trị sản xuất (triệu đồng)
Công nghiệp
&XD 346.117 446.088 511.554 581.173 670.078 752.605
Dịch vụ 316.763 367.507 427.212 528.170 621.337 719.724
Nông nghiệp 752.665 823.615 917.409 1.019.023 1.138.915 1.178.154
Tổng cộng 1.415.545 1.637.210 1.856.175 2.128.366 2.430.330 2.650.483
Cơ cấu giá trị sản xuất (%)
Công nghiệp
&XD 24,45 27,25 27,56 27,30 27,57 28,40
Dịch vụ 22,38 22,45 23,02 24,82 25,57 27,15
Nông nghiệp 53,17 50,30 49,42 47,88 46,86 44,45
Tổng cộng 100 100 100 100 100 100
Nguồn: Kết quả điều tra, Viện nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, năm 2010
ven biển được chuyển dịch theo hướng rất tích cực trong thời kỳ từ 2005 - 2010. Đó là tỷ trọng giá trị sản xuất trong ngành nông nghiệp có xu hướng giảm và tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp và dịch vụ tăng lên. Đối với ngành nông nghiệp, mặc dù giá trị sản xuất tăng đều qua các năm: năm 2005 đạt 752.665 triệu đồng, năm 2007 đạt 917.409 triệu đồng và năm 2010 tiếp tục tăng, đạt 1.178.154 triệu đồng nhưng tỷ trọng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế lại có xu hướng giảm mạnh. Nếu năm 2005, tỷ trọng giá trị sản xuất chiếm 53,17% thì đến năm 2007 giảm còn 49,42% và tiếp tục giảm đáng kể vào năm 2010, còn 44,45%. Trong khi đó tỷ trọng và giá trị sản xuất của ngành công nghiệp có xu hướng tăng tương đối đồng đều. Năm 2005, giá trị sản xuất đạt 346.117 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 24,45% thì đến năm 2007 đạt 511.554 triệu đồng, chiếm 27,56% và tiếp tục đạt 28,4% vào năm 2010.
Tương tự như vậy, tỷ trọng giá trị sản xuất của các ngành dịch vụ cũng chuyển dịch theo xu hướng tích cực và tăng đều đặn qua các năm. Năm 2005 giá trị sản xuất đạt 316.763 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 22,38% thì chỉ sau 4 năm, năm 2009, giá trị sản xuất đã tăng hơn 2 lần, đạt 621.337 triệu đồng. Riêng năm 2010 tỷ trọng giá trị sản xuất lên đến 27,15%, tăng mạnh hơn so với tốc độ tăng bình quân của các năm trước đó. Điều đó cho thấy cơ cấu giá trị sản xuất ngành dịch vụ có xu hướng chuyển dịch mạnh hơn các ngành công nghiệp và dịch vụ.
Nhìn chung xu hướng chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế của các xã đồng bằng ven biển như vậy là phù hợp với định hướng chung của các Huyện cũng như của tỉnh Thừa Thiên Huế trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên sự chuyển dịch còn chậm, nhất là trong nhóm ngành công nghiệp và xây dựng. Chính vì vậy, tại thời điểm điều tra, vùng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn là một vùng nông nghiệp với tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế cao nhất. Hai ngành công nghiệp và dịch vụ với tỷ trọng tương đương nhau trong cơ cấu thể hiện sự đóng góp và vai trò như nhau của hai ngành này trong kinh tế vùng ven biển, chưa thể hiện được ngành thế mạnh của vùng.
Cơ cấu giá trị sản xuất của các huyện nhìn chung cũng có sự chuyển dịch tích cực. Chẳng hạn huyện Phú Vang, cơ cấu giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp có xu hướng giảm xuống qua các năm. Năm 2005, tỷ trọng giá trị sản xuất là 60,78% thì đến năm 2008 giảm còn 55,79% và năm 2010 chỉ còn 51,93%. Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành công nghiệp và xây dựng cũng tăng lên nhưng không đáng kể. Năm 2005 tỷ trọng giá trị sản xuất trong công nghiệp và xây dựng là 18,17% thì đến năm 2008 con số này tăng lên là 21% và tiếp tục đạt 22,8% vào năm 2010. Tỷ trọng giá
trị sản xuất ngành dịch vụ dường như không có sự thay đổi rõ nét nhưng từ năm 2008 đến năm 2010, cơ cấu giá trị sản xuất ngành dịch vụ có sự chuyển biến rõ nét hơn, từ 23,21% năm 2008 lên đến 25,23% năm 2010. Giá trị sản xuất cũng tăng từ 190.830 triệu đồng năm 2008 lên đến 262.858 triệu đồng năm 2010. (xem hình 2.2).
Nguồn: Kết quả điều tra, Viện nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, năm 2010
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu ngành kinh tế của các xã ven biển huyện Phú Vang
Như vậy có thể thấy cơ cấu kinh tế của Huyện Phú Vang có sự chuyển dịch phù hợp với mục tiêu và mong muốn của Huyện. Đó là tỷ trọng giá trị sản xuất trong nông nghiệp có xu hướng giảm mạnh và tỷ trọng giá trị sản xuất trong công nghiệp và dịch vụ có xu hướng tăng cao. So với vùng ven biển, cơ cấu các ngành kinh tế của Phú Vang có sự chuyển dịch tích cực và tương đối rõ nét hơn, thể hiện sự phát triển kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa mạnh hơn.
2.2.1.2. Thực trạng cơ cấu kinh tế theo hình thức tổ chức kinh tế
Các hình thức tổ chức kinh tế chủ yếu của vùng ven biển tình Thừa Thiên Huế trong giai đoạn hiện nay gồm có: doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã, trang trại và các hộ gia đình.
Kết quả điều tra cho thấy, tỷ trọng và giá trị sản xuất của hộ kinh doanh cá thể có tốc độ tăng nhanh nhất, từ 38,2% năm 2005 lên đến 41,19% năm 2008 và tiếp tục tăng 42,9% năm 2010. Sự gia tăng này phần nào cho thấy hoạt động sản xuất của các hộ kinh doanh cá thể đã đem lại hiệu quả nhất định. Ngược lại, tỷ trọng giá trị sản xuất của hộ gia đình ngày càng có xu hướng giảm xuống qua các năm. Nếu năm 2005, tỷ trọng giá trị sản xuất của hình thức này là 59,1% thì đến năm 2008
giảm còn 54,66% và tiếp tục giảm còn 52,6% vào năm 2010. Tuy nhiên nếu so sánh với tỷ trọng giá trị sản xuất của tất cả các hình thức tổ chức kinh tế khác thì tỷ trọng của hình thức này vẫn dẫn đầu qua các năm (bảng 2.5).
Tỷ trọng giá trị sản xuất của doanh nghiệp năm 2010, tuy chỉ tương đương với khoảng 17% tỷ trọng sản xuất của hộ gia đình và khoảng 14% của hộ kinh doanh cá thể nhưng vẫn cao gấp 3 lần (chiếm 3,27%) tỷ trọng giá trị sản xuất của hợp tác xã và trang trại. Điều đáng nói là tỷ trọng giá trị sản xuất của doanh nghiệp có xu hướng tăng lên qua các năm. Nếu năm 2005 chỉ chiếm 1,51% thì đến năm 2008 tăng lên là 2,39% và năm 2010 tăng 3,27%. Điều này cho thấy loại hình doanh nghiệp có rất nhiều triển vọng phát triển trong những năm tới. Đây cũng là mong muốn của các Huyện vùng đồng bằng ven biển nói chung và của tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng.
Ngoài ra, các hình thức tổ chức kinh tế khác như hợp tác xã và trang trại chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn qua các năm (từ năm 2005 - 2010), đặc biệt là giá trị sản xuất của kinh tế trang trại, chiếm tỷ trọng hầu như không đáng kể, năm 2010 chiếm 0,19%.
Bảng 2.5: Cơ cấu giá trị sản xuất theo hình thức tổ chức kinh tế vùng đồng bằng ven biển Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005 – 2010
Đơn vị tính:% Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Hộ gia đình 59,10 57,81 58,33 54,66 53,27 52,65 Trang trại 0,29 0,27 0,26 0,77 0,28 0,19 Hợp tác xã 1,08 1,07 1,06 0,99 0,94 0,92 Hộ KD cá thể 38,02 39,10 38,61 41,19 42,36 42,97 Doanh nghiệp 1,51 1,75 1,74 2,39 3,15 3,27 Tổng số 100 100 100 100 100 100
Nguồn: Kết quả điều tra, Viện nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, năm 2010
Xu hướng gia tăng giá trị sản xuất của các hộ kinh doanh cá thể, hộ gia đình và doanh nghiệp không chỉ tạo động lực phát triển kinh tế cho cả vùng mà còn có tác động lan tỏa tích cực đến các vùng khác trong tỉnh. Số lượng các hộ kinh doanh cá thể, hộ gia đình và doanh nghiệp cũng được phát triển với đa dạng các ngành nghề như: sản xuất vật liệu xây dựng, kinh doanh tổng hợp, nuôi trồng thủy sản, đánh bắt hải sản, chăn nuôi …Năm 2005, toàn vùng mới chỉ có 15.839 hộ kinh doanh cá thể thì đến năm 2010 đã tăng lên khoảng 20.696 hộ. Tương tự, số lượng
hộ gia đình cũng tăng đáng kể, từ 32.013 năm 2005 lên đến khoảng 34.390 hộ năm 2010. Số lượng doanh nghiệp cũng theo đà tăng từ 41 lên tới 73 trong cùng thời kỳ. Sự lớn mạnh của các hình thức kinh tế này đã tạo việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương và góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
Cũng như cơ cấu của cả vùng, tỷ trọng các hộ kinh doanh cá thể và hộ gia đình chiếm đa số trong các hình thức tổ chức kinh tế của các huyện ven biển. Huyện Hương Trà có tỷ trọng giá trị sản xuất của hộ kinh doanh cá thể cao nhất so với các huyện (chiếm 61,34%), và các hình thức tổ chức kinh tế khác (cao gần gấp đôi tỷ trọng giá trị sản xuất của hộ gia đình), trong khi đó huyện Quảng Điền có tỷ trọng cơ cấu giá trị sản xuất thấp nhất so với các huyện và so với các hình thức kinh tế khác, chiếm khoảng 36,74% với giá trị sản xuất đạt khoảng 129.989 triệu đồng. Đối với hộ gia đình, giá trị sản xuất của huyện Phong Điền chiếm tỷ trọng cao nhất, đạt 61,06% (cao gấp 1,5 lần giá trị sản xuất của hộ kinh doanh cá thể), đạt khoảng 244.964 triệu đồng. Tiếp theo là đến huyện Quảng Điền, tỷ trọng giá trị sản xuất chiếm 59,26% với giá trị đạt khoảng 209.709 triệu đồng, tăng gấp 1,6 lần tỷ trọng giá trị sản xuất hộ kinh doanh cá thể.
Bảng 2.6: Cơ cấu giá trị sản xuất theo hình thức tổ chức kinh tế của các huyện đồng bằng ven biển năm 2010
Đơn vị tính: % Huyện Hộ gia đình Trang trại Hợp tác xã Hộ kinh doanh cá thể Doanh nghiệp Tổng Hương Trà 33,28 0,00 0,40 61,34 4,98 100 Phong Điền 61,06 0,26 1,12 36,87 0,70 100 Phú Lộc 51,47 0,42 0,76 38,81 8,54 100 Phú Vang 53,92 0,08 0,50 43,66 1,84 100 Quảng Điền 59,26 0,30 2,65 36,74 1,05 100
Nguồn: Kết quả điều tra, Viện nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, năm 2010
Đối với doanh nghiệp, tuy tỷ trọng giá trị sản xuất loại hình này thấp hơn nhiều so với hộ gia đình và hộ kinh doanh cá thể nhưng vẫn có tiềm năng phát triển, nhất là đối với huyện Phú Lộc và Hương Trà (chiếm 8,54% và 4,98%).
Riêng hình thức kinh doanh theo hướng phát triển các trang trại và hợp tác xã hiện tại vẫn đang chiếm tỷ trọng rất khiêm tốn so với các hình thức kinh doanh khác ở tất cả các Huyện ven biển. Như vậy có thể thấy cơ cấu hình thức tổ chức ở các Huyện ven biển cũng phù hợp với cơ cấu các hình thức tổ chức kinh tế của cả vùng.
Đó là hộ kinh doanh cá thể và hộ gia đình phát triển mạnh. Doanh nghiệp cũng có tiềm năng phát triển nhưng còn chậm. Riêng kinh tế hợp tác xã và trang trại hầu như không phát triển.
Giá trị sản xuất theo các hình thức tổ chức kinh tế tính bình quân một xã đồng bằng ven biển Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005 - 2010 theo điều tra được thể hiện trong bảng dưới đây:
Bảng 2.7: Giá trị sản xuất theo hình thức tổ chức kinh tế tính bình quân 1 xã đồng bằng ven biển Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005 - 2010
Đơn vị tính: triệu đồng / xã Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Hộ gia đình 26.985,44 30.530,22 34.929,36 37.526,60 41.763,01 45.015,25 Trang trại 1.018,84 1.105,01 1.202,48 4.110,96 1.713,07 1.272,36 Hợp tác xã 665,98 760,50 857,64 916,75 997,44 1.059,11 Hộ KD cá thể 17.360,34 20.652,04 23.116,63 28.277,78 33.205,15 36.735,82 Doanh nghiệp 1.339,55 1.790,52 2.013,37 3.181,33 4.782,73 5.421,93
Nguồn: Kết quả điều tra, Viện nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, năm 2010
Giá trị kinh tế đem lại bởi hộ gia đình và hộ kinh doanh cá thể tăng nhanh qua các năm (2005 – 2010). Đến 2010, kinh tế hộ gia đình đem lại cho mỗi xã tổng giá trị 45 tỷ đồng một năm, tiếp theo là kinh tế hộ kinh doanh cá thể là 36 tỷ đồng một năm. Các loại hình kinh tế khác (kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác xã, và kinh tế doanh nghiệp) đóng góp không đáng kể trong cơ cấu kinh tế của một xã ven biển.
2.2.1.3. Thực trạng cơ cấu kinh tế theo thu nhập
Kết quả điều tra thể hiện ở bảng sau cho thấy thu nhập chính của người dân vùng đồng bằng ven biển là trồng trọt (44,19% ý kiến người dân trả lời phỏng vấn). Trong đó thu nhập từ trồng lúa chiếm 96,7%, khoai chiếm 27,2% và sắn chiếm 17,5%. Nguồn thu nhập quan trọng thứ hai là từ khai thác thủy sản (19,68% ý kiến), trong đó thu nhập từ cá là 87%, thu nhập từ tôm là 78,4% và thu nhập từ mực là 0,3%. Tiếp theo là nguồn thu nhập từ buôn bán (10% ý kiến) và chủ yếu là buôn bán nhỏ. Ngoài ra người dân còn có thu nhập từ các ngành khác (chiếm tỷ trọng nhỏ) như ngành nuôi trồng thủy sản (6,6% ý kiến); công nghiệp sản xuất các mặt hàng dân dụng (2,58% ý kiến). Điều đáng nói là người dân gần như không có thu nhập từ các ngành: công nghiệp chế biến thủy hải sản, nông sản, dịch vụ vận tải.
Nguồn: Kết quả điều tra, Viện nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, năm 2010
Biểu đồ 2.3: Ý kiến về nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình hiện nay
Nếu tính cơ cấu thu nhập theo huyện ven biển, bảng sau cho thấy thu nhập chủ yếu của 5 huyện đồng bằng ven biển vẫn là trồng trọt (trùng hợp với các ý kiến ở trên cho rằng thu nhập quan trọng nhất của người dân là từ trồng trọt). Chiếm tỷ lệ cao nhất là huyện Quảng Điền với 41,82% ý kiến, tiếp đến Phú Lộc: 38,14%; Hương Trà: 32,26%; Phú Vang: 31,82% và Phong Điền là 30,2%.
Chăn nuôi là nguồn thu nhập đứng vị trí thứ hai (sau trồng trọt) của các huyện: Quảng Điền; Phú Lộc, Phú Vang, Phong Điền, Hương Trà với số ý kiến lần lượt là: 27,88%; 25,77%; 24,16%; 20,43%. Riêng huyện Hương Trà, thu nhập từ buôn bán đứng thứ hai với 21,5% ý kiến.
Các huyện Phú Vang, Phú Lộc, Quảng Điền có thu nhập từ khai thác thủy sản đứng vị trí thứ 3 (sau trồng trọt và chăn nuôi) với số ý kiến lần lượt là 19,72%; 15,46%; 8,48%. Riêng huyện Phong Điền, thu nhập đứng vị trí thứ ba là buôn bán (19,46%) và huyện Hương Trà là chăn nuôi (20,43%).
Bảng 2.8: Ý kiến về thu nhập từ các ngành chủ yếu của các huyện ven biển
Đơn vị tính: % ý kiến
Nguồn thu nhập của gia đình
Các huyện đồng bằng ven biển
Trà Điền Lộc Vang Điền
Công nghiệp chế biến nông sản 1,08 2,01 0,52 0,56 0,00
Trồng trọt 32,26 30,20 38,14 31,83 41,82
Chăn nuôi 20,43 24,16 25,77 24,23 27,88
Nuôi trồng thủy sản 1,08 6,04 6,19 9,01 7,27
Khai thác thủy sản 9,68 13,42 15,46 19,72 8,48
Công nghiệp chế biến thủy sản 0,00 0,00 0,00 1,13 0,00 Công nghiệp chế biến nông sản 1,08 2,01 0,52 0,56 0,00 Công nghiệp sản xuất các mặt
hàng dân dụng 11,83 1,34 2,06 2,82 6,67
Buôn bán 21,51 19,46 11,34 9,86 7,88
Dịch vụ vận tải 1,08 1,34 0,00 0,28 0,00
Tổng cộng 100 100 100 100 100
Nguồn: Kết quả điều tra, Viện nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, năm 2010
Ngoài ra, thu nhập từ các ngành khác hầu như không đáng kể, nhất là các ngành công nghiệp chế biến thủy sản và dịch vụ vận tải.
Như vậy từ các phân tích trên, có thể khẳng định rằng thu nhập của người dân vùng đồng bằng ven biển vẫn chủ yếu dựa vào trồng trọt và chăn nuôi. Mặc dù là