Phương hướng chung

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và xác định cơ cấu kinh tế vùng đồng bằng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011- 2015 và tầm nhìn 2020 (Trang 126)

Thực hiện đường lối đẩy mạnh Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, tăng cường mở rộng hợp tác với bên ngoài, tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, thời kỳ từ nay đến năm 2020 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với vùng đồng bằng ven biển Tỉnh Thừa Thiên Huế, là thời kỳ đón nhận nhiều cơ hội thuận lợi cho sự bứt phá đi lên và phát triển. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội toàn Tỉnh trong thời kỳ 2011 -2015 được Đại hội Đảng bộ Tỉnh xác định: Tiếp tục đẩy mạnh toàn diện sự nghiệp đổi mới; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; ra sức phát triển kinh tế nhanh và bền vững; xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương, là trung tâm của khu vực miền trung và một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hoá, du lịch; khoa học - công nghệ, y tế chuyên sâu và giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao. Phấn đấu đến năm 2020, Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm đô thị cấp quốc gia, khu vực và quốc tế, một trong những trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học - công nghệ, y tế, đào tạo lớn của cả nước và khu vực các nước Đông Nam châu Á; có quốc phòng, an ninh được tăng cường, chính trị - xã hội ổn định, vững chắc; có hệ thống chính trị trong sạch, vững mnạh, ngang tầm nhiệm vụ, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng được nâng cao rõ rệt; có đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện

Để thực hiện phương hướng chung trên đây, vùng đồng bằng ven biển Thừa Thiên Huế cần tập trung vào các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

1/Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

sản phẩm có tiềm năng, lợi thế; áp dụng mạnh mẽ khoa học kỹ thuật để tạo bước đột phá về tốc độ tăng truởng và hiệu quả, bền vững.

3/ Đầu tư phát triển mạnh các ngành dịch vụ, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, nâng cao tỷ trọng của các ngành này trong cơ cấu kinh tế của vùng.

4/ Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển, tạo môi trường thuận lợi khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh và xây dựng kết cấu hạ tầng.

5/ Phát huy tiềm năng thế mạnh từng tiểu vùng kinh tế, đẩy mạnh và tăng tốc độ phát triển, tạo sự chuyển biến đồng đều giữa các vùng .

Các mục tiêu tăng trưởng cần đạt được trong thời kỳ là:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm giai đoạn 2011 - 2015 là 14% và giai đoạn 2016 - 2020 là 15 %. GDP bình quân đầu người đến năm 2015 đạt 2.000 USD và năm 2020 đạt 3.500 USD.

- Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của nông, lâm, ngư giai đoạn 2011 - 2015 là 11% và giai đoạn 2016 - 2020 là 7,7% (trong đó ngư nghiệp tăng bình quân hàng năm là 14 -15% cho cả thởi kỳ 2011 - 2020).

- Công nghiệp - xây dựng tăng bình quân 17,8% giai đoạn 2011-2015 và 19,6% giai đoạn 2016-2020.

- Thương mại - dịch vụ - du lịch tăng bình quân hàng năm là 16,0% giai đoạn 2011-2015 và 20,0% giai đoạn 2016-2020.

- Giá trị sản lượng 1 ha canh tác năm 2020 đạt khoảng 135 triệu đồng trở lên.

Các mục tiêu trên đây được xác định xuất phát từ việc tính toán và lựa chọn các phương án tăng trưởng dựa trên những biến đổi khác nhau của hoàn cảnh kinh tế - xã hội trong và ngoài nước và của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Bảng 3.1: Các phương án tăng trưởng kinh tế vùng đồng bằng ven biển Thừa Thiên Huế thời kỳ 2011 - 2020

GDP 2010 (triệu đồng)

GDP giai đoạn 2011-2015 GDP giai đoạn 2016- 2020 Tốc độ bình quân (%) GDP năm 2025 (triệu đồng) Tốc độ bình quân(%) GDP năm 2020 (triệu đồng)

Phuơng án 1 (VA) - Theo Nghị quyết ĐH - GDP đến 2015: 13% +/- 1% (quy đổi GO theo phương pháp thống kê CN: 41,1%; NN: 61,3%, quy đổi theo cơ cấu DV: 53,3%) CN - XD 309.321 16,0 649.680 19,0 1.550.365 TM - DV - DL 383.463 14,1 740.388 18,2 1.708.231 NLNN 722.208 11,0 1.216.963 7,7 1.761.017 Tổng số 1.414.992 13,0 2.607.030 14,0 5.019.613

Phương án 2 (VA )- Tích cực: Tốc độ tăng GDP đến 2015: 14% và giai đoạn 2020: 15% CN - XD 309.321 17,8 700.306 19,6 1.714.717 TM - DV - DL 383.463 16,0 805.403 20,0 2.004.099 NLNN 722.208 11,0 1.216.963 7,7 1.761.017 Tổng số 1.414.992 14,0 2.724.446 15,0 5.479.834 3.3.2. Dự báo và lựa chọn mục tiêu tăng trưởng kinh tế

Từ thực trạng kinh tế - xã hội đã đạt được trong những năm qua, với những dự báo về các điều kiện phát triển, có thể dự báo và xác định tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời gian từ nay đến năm 2020 theo hai kịch bản sau đây:

Kịch bản I: Chủ yếu dựa trên mục tiêu tăng trưởng bình quân chung của cả

Tỉnh mà Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XIV đã xác định.

Giai đoạn từ nay đến 2015, nền kinh tế ổn định, các yếu tố của môi trường kinh tế được cải thiện với tốc độ trung bình, thu hút vốn đầu tư ở mức trung bình, dự án khu kinh tế cảng Chân Mây chuyển động chậm, công tác giải phóng mặt bằng tiến triển không nhanh, quá trình chuyển đổi trong nông nghiệp diễn ra với tốc độ vừa phải.

Giai đoạn 2016 - 2020, các điều kiện tiền đề đã được xác lập một bước, Khu kinh tế cảng Chân Mây được đầu tư mở rộng với tốc độ trung bình, các dự án du lịch

đã được triển khai trên thực tế, bước đầu tăng trưởng kinh tế dựa vào gia tăng hoạt động thương mại - dịch vụ, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn giai đoạn trước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trên toàn vùng đồng bằng ven biển giai đoạn 2011 - 2015 đạt bình quân 13%; Giai đoạn 2016 - 2020 đạt 14%/ năm.

Kịch bản II: Dựa vào yếu tố môi trường được cải thiện hơn, cơ sở hạ tầng được đầu tư nhiều hơn, nguồn nhân lực và nguồn vốn khá hơn

Giai đoạn từ nay đến 2015, nền kinh tế ổn định, các yếu tố của môi trường kinh tế được cải thiện với tốc độ cao hơn, đặc biệt là hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư nhiều hơn, thu hút vốn đầu tư ở mức khá (tỷ lệ tiết kiệm cho đầu tư đạt mức trên 42 - 45% GDP), dự án khu kinh tế cảng Chân Mây chuyển động thuận lợi, công tác giải phóng mặt bằng tiến triển nhanh, quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp được đẩy mạnh.

Giai đoạn 2016 - 2020, các điều kiện tiền đề đã được xác lập một bước cao hơn, Khu kinh tế cảng Chân Mây được đầu tư mở rộng với tốc độ cao, các dự án về du lịch nghỉ dưỡng đã được đưa vào hoạt động, tăng trưởng kinh tế được khởi sắc dựa vào gia tăng hoạt động thương mại dịch vụ và du lịch, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn giai đoạn trước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trên toàn vùng đồng bằng ven biển giai đoạn 2011 - 2015 đạt bình quân 14%; Giai đoạn 2016 - 2020 đạt trung bình từ 15%/năm. Giá trị sản xuất đạt được trên toàn địa bàn năm 2015 khoảng 5.203.134 triệu đồng; năm 2015 đạt 10.808.212 triệu đồng (theo giá cố định năm 2010).

Việc tính toán theo hai kịch bản trên đây là nhằm mục đích thấy rõ những khả năng phát triển trong tương lai: với phương án I thể hiện những điều kiện có thể có được với mức phấn đấu bình thường, còn phương án II thể hiện mức phấn đấu cao hơn. Trong xác định mục tiêu tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng đồng bằng ven biển, nhóm tư vấn kiến nghị mục tiêu được lựa chọn ở kịch bản cao (kịch bản 2) với hy vọng những nỗ lực phấn đấu tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới sẽ mang lại những điều kiện tốt nhất cho sự phát triển và sẽ đạt mục tiêu đề ra.

Dự báo chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trên địa bàn vùng đồng bằng ven biển đến năm 2010

Căn cứ khoa học và thực tiễn của dự báo

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trên vùng chịu sự chi phối của nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Giai đoạn từ nay đến năm 2020 là một thời

kỳ rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Ngoài các lợi thế về tiềm năng cho sự phát triển các ngành như đã nói ở chương II, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng trong thời kỳ tới còn chịu ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố cơ bản sau đây:

- Thứ nhất, những điều kiện khu vực và quốc tế đang hết sức thuận lợi cho sự phát triển của nền kinh tế nước ta: Đó là sự hội nhập của nền kinh tế nước ta một cách toàn diện trên nhiều lĩnh vực, việc thực hiện đầy đủ những cam kết của Việt nam trong khối AFTA, cùng với kinh nghiệm sau 4 năm gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), đất nước tiếp tục ổn định, thế và lực của Việt nam trên trường quốc tế đang ngày càng được nâng cao... Những điều kiện đó đang tạo cho đất nước những thời cơ và vận hội mới trên con đường phát triển. Thêm vào đó, công cuộc đổi mới đang được tiếp tục đẩy mạnh trên cơ sở những bài học kinh nghiệm quý báu của thời kỳ 25 năm qua đã được đúc kết tại Đại hội XI của Đảng... Những yếu tố đó đang mở ra cho nền kinh tế đất nước những yếu tố mới để tiếp tục phát triển với những bước đi vững chắc. Hoàn cảnh quốc tế và trong nước chắc chắn sẽ là những yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế, cũng như của các xã vùng đồng bằng ven biển nói riêng.

- Thứ hai, Đại hội Đảng bộ Tỉnh Thừa Thiên Huế đã thành công và xác định những phương hướng và giải pháp thiết thực cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà trong giai đoạn 2011 - 2015. Đại hội đã đề ra chương trình trọng điểm trong suốt nhiệm kỳ, trong đó các chương trình như: Chương trình phát triển du lịch, Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Chương trình xây dựng và phát triển khu kinh tế, đô thị Chân Mây - Lăng Cô được xem là những chương trình có ảnh hưởng trực tiếp đến định hướng phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế các xã vùng đồng bằng ven biển của Tỉnh. Có thể coi đây là một thuận lợi rất lớn cho đảng bộ và nhân dân Thừa Thiên Huế trong quá trình phát triển sắp tới, đồng thời cũng là trách nhiệm to lớn mà Tỉnh đã đặt lên vai cán bộ và nhân dân các xã vùng đồng bằng ven biển, đòi hỏi phải có sự nỗ lực nhiều hơn. Với việc thực hiện những chương trình này, cơ cấu kinh tế của vùng sẽ chuyển dịch với tốc độ cao hơn theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá.

- Thứ ba, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt ngày 17 tháng 06 năm 2009 là cơ sở để thực hiện việc chuyên môn hoá phát triển kinh tế theo thế mạnh của vùng đồng bằng ven biển và thực hiện một cơ cấu kinh tế mở, xây dựng vùng trở thành “vùng

phát triển năng động toàn diện bao gồm du lịch, thuỷ sản, nông, lâm, công nghiệp chế biến. Mở rộng các loại hình kinh tế trang trại, kinh tế vườn, vườn rừng, phát triển mô hình kinh tế trang trại trên vùng cát nội đồng”.

3.3.3. Tính toán mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Với giá trị sản xuất đạt được như các kịch bản trên đây, cơ cấu kinh tế của vùng đồng bằng ven biển sẽ chuyển dịch như sau:

- Theo kịch bản II, đến năm 2015, cơ cấu kinh tế vùng các xã ven biển trong giá trị sản xuất (theo giá cố định năm 2010) như sau: Công nghiệp (bao gồm xây dựng) chiếm 32,7%; Dịch vụ chiếm tỷ trọng 29,0% và Nông nghiệp (Nông ngư nghiệp) chiếm 38,3% . Đến năm 2020 các tỷ trọng tương ứng là: 38,7%; 32,6% và 26,5% . (Xem bảng 3.2)

- Theo giá hiện hành, đến năm 2015 cơ cấu kinh tế vùng các xã ven biển trong giá trị sản xuất như sau: Công nghiệp (bao gồm xây dựng) chiếm 31,1%; Dịch vụ chiếm tỷ trọng 29.9% và Nông nghiệp (Nông lâm ngư nghiệp) chiếm 39,0%. Đến năm 2020 các tỷ trọng tương ứng là: 38,7%; 34,8% và 26,5%. (Xem bảng 3.4)

Bảng 3.2: Dự báo sản lượng, cơ cấu kinh tế ngành vùng các xã đồng bằng ven biển (giá cố định 2010)

Ngành Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020

GTSX Tỉ

trọng

GTSX Tỉ trọng GTSX Tỉ

(triệu đồng) (%) (triệu đồng) (%) (triệu đồng) (%)

Phương án 1: Đại hội tỉnh: 2015: GDP 13,0; GO CN 16,0; DV 14,0; GDP NN 3,0; NN tính ngươc 11,0; GO tăng 13,3; Tốc độ 2020: 16,0 1.CN - XD 752.605 28,4 1.580.728 31,9 3.772.178 38,3 2.TM - DV - DL 719.724 27,1 1.385.767 28,0 3.212.727 32,6 3.NLNN 1.178.154 44,5 1.988.152 40,1 2.866.011 29,1 2.650.483 100 4.954.647 100 9.850.917 100 Phương án 2 - Tích cực 1.CN - XD 752.605 28,4 1.703.908 32,7 4.182.165 38,7 2.TM - DV - DL 719.724 27,1 1.511.074 29,0 3.760.036 34,8 3.NLNN 1.178.154 44,5 1.988.152 38,3 2.866.011 26,5 2.650.483 100 5.203.134 100 10.808.212 100

Để xem xét cơ cấu kinh tế ngành của vùng theo giá hiện hành, ta có thể tính chuyển sản lượng của các ngành từ kết quả trên đây sang giá hiện hành thông qua hệ số giảm phát Dgdp của các ngành và của chung nền kinh tế. Trên cơ sở dự báo về hệ số giảm phát của Bộ kế hoạch và Đầu tư có thể xác định được cơ cấu kinh tế ngành của Vùng theo giá hiện hành như ở bảng 3.3.

Bảng 3.3: Giá trị sản xuất vùng đồng bằng ven biển theo giá hiện hành (Dgdp 2015 chung 1,18; ngành 1,18; 1,28; 1,27; năm 2020 chung 1,5)

2015 2020

GTSX (triệu đồng)

Cơ cấu (%) GTSX (triệu đồng) Cơ cấu (%) Tổng GTSX 6.469.739 100 16.212.318 100 CN - XD 2.010.612 31,1 6.273.248 38,7 TN - DV - DL 1.934.175 29,9 5.640.054 34,8 NLNN 2.524.953 39,0 4.299.017 26,5

Từ kết quả tính toán được có thể thấy, trên toàn địa bàn vùng đồng bằng ven biển, tổng giá trị sản xuất tính theo giá hiện hành có thể đạt mức gần 6.500 tỷ đồng vào năm 2015 và trên 16.200 tỷ đồng vào năm 2020. Trong đó, tỷ trọng của ngành nông nghiệp sẽ giảm từ 44,5% năm 2010 xuống còn 39,0% năm 2015 và 26,5% năm 2020; ngành công nghiệp tăng lên từ 28,4% năm 2010 lên 31,1% năm 2015 và 38,7% năm 2020 ; ngành dịch vụ cũng tăng mạnh từ 27,1% năm 2010 lên 29,9,0% năm 2015 và 34,8% năm 2010. Sở dĩ như vậy là vì trong những năm tới, ngành dịch vụ du lịch sẽ có tốc độ tăng trưởng cao do một số dự án du lịch sẽ được đầu tư và đi vào hoạt động.

Như vậy, nếu mục tiêu chuyển dịch cơ cấu được thực hiện thì đến năm 2020, nền kinh tế của vùng đồng bằng ven biển sẽ có sự chuyển dịch tích cực từ một cơ cấu nông - công nghiệp - dịch vụ sang cơ cấu công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Tuy nhiên, nếu theo cơ cấu VA trong tổng GDP trên địa bàn vùng thì cơ cấu kinh tế của vùng đồng bằng ven biển vào năm 2015 là nông nghiệp - dịch vụ - công nghiệp và đến năm 2020 sẽ chuyển dịch thành dịch vụ - nông nghiệp - công nghiệp.

3.4. XÁC ĐỊNH CƠ CẤU NỘI BỘ CÁC NGÀNH KINH TẾ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và xác định cơ cấu kinh tế vùng đồng bằng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011- 2015 và tầm nhìn 2020 (Trang 126)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(158 trang)
w