Những giải pháp vi mô

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và xác định cơ cấu kinh tế vùng đồng bằng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011- 2015 và tầm nhìn 2020 (Trang 149)

3.6.3.1. Áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ

Đối với việc phát triển các cơ sở kinh tế mới do quá trình điều chỉnh cơ cấu kinh tế, các cơ quan quản lý nhà nước về chuyên ngành (sở nông nghiệp, công thương, sở kế hoạch đầu) cần bám sát quá trình đầu tư để tư vấn cho các doanh nghiệp sử dụng các công nghệ phù hợp. Ngoài ra, các cơ quan này cũng cần lập cơ chế liên lạc và cử các chuyên gia tư vấn nhằm giúp các doanh nghiệp - hộ gia đình - hợp tác xã giải quyết các vấn đề công nghệ phát sinh trong quá trình tổ chức sản xuất và kinh doanh.

3.6.3.2.Tuân thủ định hướng quy hoạch của địa phương

Trong quá trình triển khai chuyển đổi cơ cấu kinh tế khu vực đồng bằng ven biển, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, các hợp tác xã cần bám sát quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để đưa ra các quyết định hợp lý về địa điểm. Điều này, một mặt sẽ giúp các cơ sở kinh tế tận dụng được triệt để cơ sở hạ tầng, đầu vào, đầu ra cho các cơ sở kinh tế mới và giảm được đến mức tối thiểu chi phí liên quan đến cơ sở hạ tầng, mặt khác, giúp các doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh tối ưu hóa các chi phí, tận dụng được các cơ hội, lợi thế của địa phương trong phát triển.

3.6.3.3. Áp dụng công nghệ sạch trong sản xuất kinh doanh

Nhằm mở rộng khả năng tiêu thụ sản phẩm ra thị trường quốc tế đi đôi với bảo vệ môi trường, trong quá trình đầu tư thiết bị và công nghệ, các doanh nghiệp - hộ gia đình - hợp tác xã cần nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

3.6.3.4. Đào tạo nguồn nhân lực

Chuyển đổi cơ cấu kinh tế đòi hỏi một bộ phận lớn lao động trên địa bàn phải học hỏi những kỹ năng làm việc trong những ngành nghề mới. Chính vì vậy, các cơ quan chức năng tỉnh cần xây dựng phương án đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực phục vụ cho quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế trên địa bàn một cách kịp thời và phù hợp với yêu cầu của các ngành nghề. Quá trình đào tạo có thể được tiến hành theo hai giai đoạn. Giai đoạn một, đào tạo các kỹ năng và kiến thức phổ thông, thay đổi nhận thức và tập quán sản xuất trong vùng. Giai đoạn này có thể được thực hiện bởi chính quyền địa phương và được tài trợ bởi ngân sách Nhà nước thông qua

thực hiện các dự án khuyến công, khuyến ngư,… Giai đoạn hai, Nhà nước sẽ phối hợp với các doanh nghiệp xây dựng chương trình đào tạo kỹ năng cụ thể cho từng ngành nghề theo phương thức nhà nước và doanh nghiệp cùng đầu tư.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Để hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý cho vùng đồng bằng ven biển Thừa Thiên Huế, đòi hỏi phải triển khai đồng bộ nhiều giải pháp từ phía địa phương các xã và chính quyền cấp tỉnh với sự hỗ trợ hiệu quả của nhà nước, đặc biệt phải xuất phát từ thực tế khó khăn và yếu kém trong phát triển kinh tế của vùng đồng bằng ven biển nói chung ở nước ta và ở Thừa thiên Huế nói riêng. Sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước và địa phương cần phải được đẩy mạnh hơn nữa để tránh sự phân hóa ngày càng lớn giữa vùng này với các vùng đô thị và thành phố.

Qua nghiên cứu thực trạng cơ cấu kinh tế hiện nay và dự báo triển vọng đến năm 2015 và 2020 của vùng đồng bằng ven biển Thừa Thiên Huế, đề tài kiến nghị.

- Tăng cường vai trò của chính quyền cấp huyện và cấp xã trong quản lý các mặt hoạt động kinh tế - xã hội, từ quản lý trật tự, quản lý đất đai, quản lý mốc giới, chỉ giới ở các cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đã được quy hoạch trên địa bàn các xã và cả vùng đồng bằng ven biển.

- Hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý nhà nước trên địa bàn các xã. Cần có sự phân định rõ hơn, hợp lý hơn chức năng và vai trò của cấp huyện và cấp xã.

Đây là nội dung của cơ chế phân cấp, phân quyền trong hệ thống hành chính cấp tỉnh nói riêng và cả nước nói chung. Việc thực hiện nguyên tắc quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo vùng lãnh thổ vùng đồng bằng ven biển Thừa Thiên Huế cũng đang đặt ra nhiều vấn đề cần tiếp tục giải quyết. Chẳng hạn, các hoạt động của các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc các ngành Trung ương hoặc cấp tỉnh quản lý đang hầu như nằm ngoài sự quản lý (dù là quản lý gián tiếp) của UBND xã. Chính quyền cấp xã hầu như không nắm được thực trạng sản xuất kinh doanh của các cơ sở sản xuất thuộc các ngành Trung ương và Tỉnh quản lý trên địa bàn xã. Đây thực sự là một khó khăn lớn trong công tác quản lý Nhà nước về kinh tế trên địa bàn xã và vùng, đặc biệt là trong việc xây dựng và triển khai quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, cũng như khó khăn trong việc xây dựng cơ cấu kinh tế trên địa bàn xã và vùng đồng bằng ven biển.

Để khắc phục tình trạng mới trên, cần hoàn thiện công tác thống kê, nắm thông tin phục vụ quản lý kinh tế - xã hội trên địa bàn xã. Để có thể điều hành nền kinh tế - xã hội phát triển theo định hướng trong quy hoạch, điều kiện có tính quyết định là các xã phải nắm được các thông tin kinh tế - xã hội cơ bản, đồng thời các huyện cần khẩn trương nối mạng hệ thống máy vi tính để chia sẻ thông tin, cung cấp thông tin giữa các

phòng ban cấp huyện với các xã trong vùng.

Cần có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các xã trong vùng với các doanh nghiệp, các chủ dự án (nếu có) trên địa bàn xã. Sự phối hợp này có thể bao hàm nhiều lĩnh vực như xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, cung ứng lao động, bảo vệ môi trường, tiêu thụ sản phẩm, giải phóng mặt bằng cho các công trình xây dựng v.v…

- Tỉnh Thừa Thiên Huế cần tiến hành điều tra, khảo sát lại toàn bộ vùng đồng bằng ven biển để xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng cho phù hợp với điểm xuất phát và thực trạng kinh tế - xã hội hiện nay của vùng đồng bằng ven biển có tầm chiến lược quan trọng đối với tỉnh và cả nước.

- Kiến nghị các ngành chức năng địa phương nghiên cứu để xác định cụ thể ranh giới vùng đồng bằng ven biển, đồng thời cắm mốc giới các công trình, các tuyến đường, các khu công nghiệp… khi đã xác định được ranh giới cụ thể của các công trình đó trong vùng. Đây là căn cứ quan trọng để quản lý thực hiện qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả vùng đồng bằng ven biển và phát triển kinh tế biển khi đã được xây dựng và phê duyệt xứng đáng với tiềm năng của nó trong tương lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, trường đại học Kinh tế Quốc dân, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Sóc Sơn (Thành phố Hà Nội) đến năm 2020, năm 2010.

2. Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, trường đại học Kinh tế Quốc dân, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Phú Bình (tỉnh Thái Nguyên) đến năm 2020, năm 2010.

3. Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Kỷ yếu hội thảo khoa học “Các mô hình xác định cơ cấu kinh tế, nguồn tăng trưởng và ảnh hưởng của chính sách đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam”, năm 2009

4. Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia “Ngăn chặn suy giảm kinh tế Việt Nam”, năm 2009

5. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, báo cáo nghiên cứu khoa học và công nghệ theo Nghị định thư giữa Việt Nam và Thái Lan “Các mô hình xác định cơ cấu kinh tế, nguồn tăng trưởng và ảnh hưởng của chính sách đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam” năm 2009

6. Trường đại học Kinh tế Quốc dân, đề tài cấp Nhà nước KX 03.05 “Luận cứ khoa học của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa nền kinh tế quốc dân”, năm 2003

7. Trường đại học Kinh tế quốc dân, Đề tài cấp tỉnh: “Giải pháp huy động vốn nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho tỉnh Yên Bái trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa”, năm 2007

8. Trường đại học kinh tế quốc dân, đề tài “10 năm lãnh đạo phát triển thành phố Đà Nẵng - Những bài học kinh nghiệm”, năm 2008

9. Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Thiên Huế, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, năm 2007

10. Ban Quản lý dự án biển Đông, Bộ Giáo thông Vận tải đã nghiên cứu lập báo cáo “Quy hoạch, xây dựng công trình giao thông thích hợp đảm bảo việc đi lại của nhân dân các xã thuộc dải cát ven biển và ven các đầm phá - Thừa Thiên Huế”, năm 2004 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

11. ThS Nguyễn Văn Dung, Luận cứ khoa học và giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế bền vững vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, năm 2008

12. TS. Phạm Ngọc Linh và TS. Nguyễn Thị Kim Dung, Giáo trình Kinh tế Phát triển, Nhà xuất bản đại học Kinh tế Quốc dân, năm 2008

13. TS. Lê Đình Thắng (trường Đại học Kinh tế Quốc dân), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Nông nghiệp, năm 1998

14. PGS.TS. Ngô Thắng Lợi, Giáo trình Kế hoạch hóa Phát triển, Nhà xuất bản đại học Kinh tế quốc dân, năm 2009.

15. TS.Trần Ngọc Ngoạn, Mối quan hệ giữa phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (đặc biệt là sự phát triển của các làng nghề) và phát triển bền vững nông thôn, năm 2007

16. Đặng Chút, Mối quan hệ giữa phát triển sản xuất nông nghiệp và vấn đề phát triển bền vững nông thôn: những vấn lý luận và thực tiễn ở Việt Nam, năm 2007

17. Chu Đình Chính, Sự phối kết hợp ba yếu tố kinh tế - xã hội và môi trường trong phát triển nông thôn bền vững, năm 2007

18. CN. Đinh Trọng Thu, Hệ tiêu chí trong phát triển nông thôn bền vững của các nước phát triển: phân tích những cơ sở của việc xây dựng hệ tiêu chí, năm 2007

19. ThS. Phạm Mạnh Hoà, Kinh nghiệm phát triển bền vững ở Trung Quốc, năm 2007

20. ThS. Nguyễn Kim Dung, đề tài nghiên cứu Kinh nghiệm của các nước và bài học cho Việt Nam về phát triển bền vững nông nghiệp - nông thôn, năm 2007

21. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương: “Chính sách cơ cấu vùng: kinh nghiệm quốc tế và sự vận dụng ở Việt Nam”, năm 2006

22. GS.TS. Lương Xuân Quỳ “ Những biện pháp kinh tế tổ chức và quản lý để phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hoá và đổi mới cơ cấu kinh tế nông thôn Bắc Bộ” – Nhà xuất bản Nông nghiệp, năm 2006

23. PGS. Nguyễn Văn Bích – KS. Chu Tiến Quang: “Chính sách kinh tế và vai trò của nó đối với phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn Việt Nam” – Nhà xuất bản chính trị quốc gia, năm 2006

24. Hoàng Mạnh Hiếu, Nguyễn Minh Phong “Phát triển các thành phần kinh tế ở Hà Nội thời kỳ đổi mới”- Nhà xuất bản Tài chính, năm 2004

25. Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, “Báo cáo tổng hợp đề tài: Những luận cứ khoa học thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thủ đô giai đoạn 2006 - 2010

26. PGS.TS.Hoàng Văn Hoa - TS.Phạm Huy Vinh: “Phát triển kinh tế hàng hoá ở Hà Nội thời kỳ 2006 - 2010 định hướng đến năm 2020” - Nhà xuất bản Lý luận chính trị, năm 2007

14.2. Danh mục các công trình nghiên cứu nước ngoài

1. Arandjelović, Z., Marjanović, V., Djordjević, D. (2007) The change of economic structure of Balkan countries as a condition for integration in European union (thay đổi cơ cấu kinh tế các nước khu vực Ban - căng là điều kiện cho sự hội nhập với cộng đồng Châu Âu), in Regional disparities in an enlarged EU, pp.1 - 18

2. Thakur, S.K. (2008) Identification of Regional Fundamental Economic Structure (FES) of India (Xác định cơ cấu kinh khu vực của Ấn Độ), United Nation Univeristy Research Paper, 59, pp. 1 - 34

3. Parr, J.B. (1999)Regional Economic Development: An Export Stages Eramework, Land Economics , Volume 75 (1), pp. 94 - 114

4. Michael Porter (2003). The Economic Performance of Regions (Thành quả kinh tế vùng), Regional Studies, Vol. 37.6&7, pp. 549 - 578

5. FRENKEN, K., FRANK VAN OORT, F. V. & VERBURG, T. (2007), Related Variety, Unrelated Variety and Regional Economic Growth (Đa dạng hóa liên quan, đa dạng hóa không liên quan và phát triển kinh tế khu vực), Regional Studies, Vol. 41.5, pp. 685 - 697.

6. Brookbank, D.J, & Pickernel D.G. (1999) Regional Competitiveness Indicators (Các chỉ số đánh giá tính cạnh tranh của khu vực), Local Economy, January, pp. 310 - 326.

7. BRAUNERHJELM, P. & BORGMAN, B. (2004) Geographical Concentration, Entrepreneurship and Regional Growth: Evidence from Regional Data in Sweden, 1975 - 1999 (Sự tập trung về mặt địa lý, Tinh thần kinh doanh và tăng trưởng khu vực, bằng chứng từ vùng các số liệu khu vực ở Thụy Điển từ 1975 - 1999). Regional Studies, Vol. 38.8, pp. 929 - 947

8. Hisatake, M. (2004) Change in East Asian Economic Structure during Dynamics Process of Economic Integration (Part I) (Thay đổi trong cơ cấu kinh tế Đông Á trong quá trình hội nhập kinh tế), RIETI.

9. Buunk, W., Hetson, H. & Janson A.J. (1999) From sectoral to regional policy: the first step toward spatial planning in European Union, European Planing Studies, Vol. 7(1), pp. 81 - 98.

10. LIU S.U, YAO H.Y. (2007) Present situation and countermeasure research of economic structure of Shaanxi Province (Thực trạng và các biện pháp điều chỉnh cơ cấu kinh tế ở tỉnh Shaanxi), Chinese Business Review, Vol.6(5), pp.17 - 23.

11. Roberts, B & Stimson, R.J. (1998) Multi-sectoral qualitative analysis: a tool for assessing the competitiveness of regions and formulating strategies for economic development (Phương pháp phân tích định tính đa ngành: công cụ để đánh giá năng lực cạnh tranh của các khu vực và xây dựng chiến lược phát triển kinh tế), Regional Science, 32, pp. 469 - 494.

12. Verspagen B (2004) Structural change and technology. A long view. Rev Econ 55(6):1099 – 1126.

13. LIU Wei & LI Shao-rong. (2005). Regional economy structure and balanced development in China. Industrial Economy of China, (4), 61 - 68. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

14. CANFEI, H. & SHENGJUN, Z. (2007) Economic Transition and Industrial Restructuring in China: Structural Convergence or Divergence? Post- Communist Economies, Vol. 19, No. 3, pp.317 – 342.

15. Fan, C. & Scott, A. (2003) ‘Industrial Agglomeration and Development: A Survey of Spatial Economic Issues in East Asia and a Statistical Analysis of Chinese Regions’, Economic Geography, 79, pp. 295 - 319.

16. He, C-F. (2006) ‘Regional Decentralization and the Location of Foreign Direct Investment in China’, Post-Communist Economies, 18, 1, pp. 33 - 50.

17. BRAUNERHJELM P. and JOHANSSON D. (2003) The determinants of spatial concentration, Industry and Innovation 10, 41 - 63.

18. BRAKMAN S. and GARRETSEN H. (2003) Rethinking the 'new' geographical economics. Regional Studies 37, 637 - 648.

19. DuRANTON G. and PUGA D. (2000) Diversity and specialisation in cities: why, where and when does it matter. Urban Studies 37, 533 – 555.

20. Mallick R, Carayannis EG (1994) Regional economic convergence in Mexico: An analysis by industry. Growth and Change (25): 325 - 334.

A Survey of Evidence, Oxford Review of Economic Policy. 14: 45 - 53.

22. Baldwin, John R. andW. Mark Brown (2004). RegionalManufacturing Employment Volatility in Canada: The Effects of Specialisation and Trade, Papers in Regional Science. 83: 519 - 541.

23. Wang, Z. (2004). ‘Regional divergence of per capita GDP in China: 1991 - 99’, Journal of Chinese Economic and Business Studies, 2(1), pp. 39 - 53.

24. Narula, R. and Dunning, J. H. (2000). ‘Industrial development, globalization and multinational enterprises: New realities for developing countries’, Oxford Development Studies, 28(2), pp. 141 - 167.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và xác định cơ cấu kinh tế vùng đồng bằng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011- 2015 và tầm nhìn 2020 (Trang 149)