Hình dưới đây phản ánh tiềm năng phát triển, cơ hội thị trường và tỷ trọng giá trị của một số ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp cơ bản khu vực đồng bằng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế. Theo đồ thị này, ngành chế biến thuỷ sản là ngành có cơ hội và tiềm năng phát triển tốt nhất. Ngành sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ cũng có triển vọng tốt, tuy nhiên tỷ trọng đóng góp của ngành này trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên khu vực còn rất khiêm tốn. Vì vậy, trong thời gian tới, hai ngành này sẽ đóng góp tỷ trọng cao hơn cho giá trị sản xuất ngành công nghiệp trên địa bàn. Tỷ trọng đóng góp của ngành khai thác quặng và đóng tàu thuyền sẽ giữ
nguyên do quy mô của các ngành này tương đối nhỏ và triển vọng phát triển không tốt. Các ngành chế biến nông sản, sản xuất đồ gỗ và sản xuất các mặt hàng gia dụng có ít có lợi thế hơn, vì vậy đóng góp của các ngành này vào giá trị sản xuất của khu vực sẽ giảm, đặc biệt là ngành chế biến nông sản.
Biểu đồ 3.1:Tiềm năng, cơ hội và tỷ trọng đóng góp của các ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp khu vực đồng bằng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế
Nguồn: Kết quả điều tra, Viện nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, năm 2010
Phương án điều chỉnh cơ cấu các ngành công nghiệp khu vực đồng bằng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế được thể hiện ở Bảng 3.4. Theo phương án này tỷ trọng của ngành chế biến thuỷ hải sản trong giá trị công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn sẽ tăng từ mức 19% năm 2010 lên 24% năm 2015, và 29% năm 2020. Tỷ trọng ngành sản xuất đồ thủ công, mỹ nghệ sẽ tăng từ 11,55% năm 2010 lên 12,55% năm 2015 và 13,55% năm 2020. Tỷ trọng của các ngành khai khoáng và đóng tàu sẽ không đổi ở mức 0,08% và 2% . Tỷ trọng ngành chế biến nông sản sẽ giảm từ 19% năm 2010 xuống 16% năm 2015 và 13% năm 2020. Tỷ trọng ngành sản xuất đồ gỗ sẽ giảm từ 24,5% năm 2010 xuống 23,5% năm 2015 và 22,5% năm 2020. Tỷ trọng ngành sản hàng gia dụng sẽ giảm từ 23,75% năm 2010 xuống 21,75% năm 2015 và 19,75% năm 2020.
ngành sản xuất đồ gỗ để trở thành ngành công nghiệp quan trọng nhất khu vực đồng bằng ven biển. Ngành này sẽ trở nên quan trọng hơn đối với lĩnh vực công nghiệp vào năm 2020 với tỷ trọng đóng góp vào giá trị sản xuất công nghiệp khu vực lên 29%. Các ngành sản xuất đồ gỗ và hàng gia dụng sẽ là ngành công nghiệp quan trọng thứ hai và thứ ba của khu vực.
Bảng 3.4: Phương án điều chỉnh cơ cấu các ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
2005 2010 2015 2020 2010- 2005 2015- 2010 2020- 2010 - Chế biến thuỷ, hải sản 18,45% 19,02% 24,02% 29,02% 0,57% 5,00% 5,00% - Chế biến nông sản 22,29% 19,08% 16,08% 13,08% -3,22% -3,00% -3,00% - Sản xuất đồ gỗ 23,98% 24,52% 23,52% 22,52% 0,54% -1,00% -1,00% - Sản xuất đồ thủ công, mỹ nghệ 11,38% 11,55% 12,55% 13,55% 0,17% 1,00% 1,00% - Sản xuất các mặt hàng dân dụng 21,97% 23,75% 21,75% 19,75% 1,78% -2,00% -2,00% - Khai thác quặng, khoáng 0,08% 0,08% 0,08% 0,08% 0,00% 0,00% 0,00% - Đóng tàu, thuyền 1,85% 2,00% 2,00% 2,00% 0,15% 0,00% 0,00%
Nguồn: Kết quả điều tra, Viện nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, năm 2010