3.6.1.Những thuận lợi khó khăn trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế
3.6.1.1. Những thuận lợi
Phương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế được đề xuất là phù hợp với tiềm năng và cơ hội phát triển của khu vực đồng bằng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế. Sự phù hợp này nếu nhận được sự đồng thuận cao từ các cấp ủy Đảng, cơ quan Chính quyền và người dân địa phương sẽ là thuận lợi lớn trong quá trình thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế.
3.6.1.2. Những khó khăn
Tuy nhiên quá trình thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế sẽ gặp không ít khó khăn, cản trở. Những khó khăn, cản trở chính bao gồm:
- Cơ chế chính sách: vùng đồng bằng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế bao gồm nhiều xã nằm trên 5 huyện khác nhau, vì vậy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở khu vực này đòi hỏi sự hợp tác cao của chính quyền địa phương và nhân dân các huyện liên quan.
- Quy hoạch: quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn các xã ven biển ở tỉnh Thừa Thiên Huế có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế xã hội ở các huyện liên quan.
- Thị trường: việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế trên địa bàn đòi hỏi các doanh nghiệp phải tiếp cận những thị trường mới cho các cơ sở kinh tế. Đây là công việc tương đối khó và tốn kém đối với các hộ gia đình, các hợp tác xã, cũng như các hộ kinh doanh nhỏ ở khu vực đồng bằng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Vốn: Chuyển đổi cơ cấu kinh tế đỏi hỏi nguồn vốn lớn để các cơ sở kinh tế đầu tư lại và đầu tư mới thiết bị, công cụ sản xuất, các địa phương đầu tư lại cơ sở hạ tầng phù hợp.
- Công nghệ: Chuyển đổi cơ cấu kinh tế đòi hỏi các doanh nghiệp - các hộ gia đình phải tiếp cận và áp dụng những công nghệ mới vào sản xuất nhằm tạo ra sự phát triển bền vững cho nền kinh tế khu vực.
- Nhân lực: Chuyển đổi cơ cấu kinh tế đòi hỏi các địa phương phải đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với cơ cấu kinh tế mới.