Đánh giá chất lượng tín dụng cho hộ nông dân của Chi nhánh giai đoạn 2008-2012

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao chất lượng tín dụng cho hộ nông dân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Huyện Mai Sơn Sơn La (Trang 91)

- Giới thiệu khái quát

3.3.2. Đánh giá chất lượng tín dụng cho hộ nông dân của Chi nhánh giai đoạn 2008-2012

Đơn vị: Triệu đồng,% Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Nợ quá hạn Tỷ lệ Nợ quá hạn Tỷ lệ Nợ quá hạn Tỷ lệ Nợ quá hạn Số tiền Nợ quá hạn Số tiền 1. Ngắn hạn 1.230 33% 2.361 24% 1.230 30% 12 1% 129 100% 2. Trung hạn 2.485 67% 7.306 76% 2.820 70% 987 99% 0% 3. Dài hạn 0 0% 0 0% 0 0% 0 0% 0 0% Tổng cộng 3.715 9.667 4.050 999 129

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh Mai Sơn Sơn La năm 2008 – 2012[8],[9],[10],[11],[12])

3.3.2. Đánh giá chất lượng tín dụng cho hộ nông dân của Chi nhánh giai đoạn 2008-2012.đoạn 2008-2012. đoạn 2008-2012.

3.3.2.1. Đánh giá từ phía Chi nhánh.

*) Các chỉ tiêu định tính

a. Đảm bảo nguyên tắc cho vay

Qua bảng đánh giá về phân tích nợ quá hạn đối với hộ nông dân, tỷ lệ nợ quá hạn theo nguyên nhân chủ quan về làm sai quy trình cấp tín dụng năm 2008 là 5.4%, số tiền cụ thể 200 triệu đồng, năm 2009 là 12% với số tiền 1.200 triệu đồng, năm 2010 là 3.7% với số tiền 150 triệu đồng, năm 2011 và năm 2012 không có trường hợp nào phát sinh. Nguyên nhân do khách hàng sử dụng sai mục đích, năm 2008 là 15.1% với số

tiền 560 triệu đồng, năm 2009 là 13.7% với số tiền 1.200 triệu đồng, năm 2010, 2011, 2012 không phát sinh. Từ số liệu trên cho ta thấy trong các năm từ năm 2008 đến 2010 việc thẩm định và cho vay Chi nhánh vẫn còn để xảy ra các trường hợp thực hiện cho vay sai định không tuân thủ đúng Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, ban hành kèm theo quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước.

Nguyên nhân của việc cấp tín dụng sai nguyên tắc là do trong quá trình thẩm định cho vay cán bộ tín dụng thẩm định không nắm rõ quy trình nghiệp vụ hoặc cố tình làm sai nguyên tắc nên đã cho vay ẩu, thậm chí thông đồng với khách hàng để lái mục đích sử dụng vốn vay, không ít khách hàng, khi được kiểm tra về việc sử dụng vốn sau khi vay cho biết một phần vốn vay thực sự vào sản xuất kinh doanh, phần còn lại dùng cho mục đích khác, thậm chí là tiêu xài cá nhân...đến khi phần vốn sản xuất kinh doanh thua lỗ, không có nguồn khác để trả nợ ngân hàng, hệ quả là phát sinh nợ xấu. Đối với những hộ nông dân người dân tộc thiểu số, nhận thức của họ còn rất hạn chế do vậy nếu việc cho vay không đúng thời vụ mùa màng thì rất dễ xảy ra trường hợp vay tiền về là sẽ tiêu sài hết, đến khi tới mùa vụ không có tiền để mua vật tư, giống để đầu tư cho mùa màng.

b. Cho vay thực hiện đúng quy trình thẩm định và đảm bảo đủ điều kiện.

Chỉ tiêu định tính để đánh giá một khoản cấp tín dụng không chỉ bảo đảm 2 nguyên tắc cho vay quy định tại điều 6 của Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước, mà khách hàng phải bảo đảm 5 điều kiện vay vốn được quy định tại điều 7 của Quyết định, tuy nhiên trên thực tế tại Chi nhánh vẫn có rất nhiều khoản vay mà cán bộ để nợ quá hạn do một phần nguyên nhân do trong quá trình thẩm định nhân viên tín dụng thiếu năng lực thẩm định, lười biếng thu thập thông tin khách hàng và đôi khi hoàn toàn dựa trên tài liệu khách hàng cung cấp, thiếu xác minh lại thông tin hoặc thiếu sự phân tích hợp lý của các thông tin. Như trong gia đình hộ vay có người nghiện, hoặc bản thân người vay không đủ năng lực pháp luật dân sự cán bộ tín dụng vẫn nhận xét đầy đủ năng lực để quyết định cho vay, hay nhiều trường hợp khách hàng đang có nợ nần rất

nhiều ở bên ngoài nhưng cán bộ không nắm được vẫn kết luận là khách hàng có tài chính lành mạnh để sản xuất, kinh doanh nhưng thực tế khách hàng vay là để trả nợ bên ngoài. Đặc biệt hơn nữa là việc thẩm định về tài sản bảo đảm tại khu vực nông thôn của cán bộ tín dụng rất sơ sài, nhiều trường hợp không thẩm định thực tế mà chỉ ở nhà gõ hồ sơ dựa trên các thông tin mà khách hàng cung cấp, do vậy khi xảy ra rủi ro hoặc đối chiếu trực tiếp mới phát hiện ra có sự chênh lệch giữa hồ sơ và trên thực tế rất nhiều.

Về phía người xét duyệt cho vay như Trưởng phòng tín dụng, Giám đốc hoặc phó giám đốc phụ trách tín dụng, do khối lượng hồ sơ cho vay phải xét duyệt nhiều và không có thời gian đi thực tế cơ sở cũng như đọc kỹ thẩm định của cán bộ tín dụng trình lên nên dễ bị đi theo những điều kiện nhân viên tín dụng đã chỉ ra mà quyết định xét duyệt cho vay. Mặt khác người xét duyệt cũng dễ rơi vào sai lầm do cảm thấy yên tâm sau khi đọc các thông tin về tài sản thế chấp hoặc quá tin tưởng vào các thông tin do nhân viên tín dụng đưa ra và sự kiểm tra trước đó của cấp dưới.

*) Các chỉ tiêu định lượng

Để hoạt động tại Agribank Chi nhánh Mai Sơn Sơn La ngày càng đạt hiệu quả cao, Ban giám đốc cùng toàn thể cán bộ viên chức trong những năm qua đã không ngừng nghiên cứu và đưa ra nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh đặc biệt là chỉ tiêu về chất lượng tín dụng trong đó có giải pháp đánh giá chất lượng tín dụng để trả lương đối với cán bộ tín dụng do vậy chất lượng tín dụng tại Chi nhánh trong những năm trở lại đây không ngừng được nâng lên cụ thể được thể hiện qua các chỉ tiêu sau

a. Doanh số thu nợ hộ nông dân

Bảng 3. 10 Tỷ lệ thu nợ, cho vay hộ nông dân tại Chi nhánh giai đoạn 2008-2012

Đơn vị: Triệu đồng,%

Nội dung Cuối năm 2008 Cuối năm 2009 Cuối năm 2010 Cuối năm 2011 Cuối năm 2012 Số tiền Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền Số hộ Thu nợ hộ nông dân 153.258 1.525 242.549 1.620 240.212 1.315 349.288 1.420 306.952 1.525 Cho vay hộ nông dân 152.475 1.665 293.332 1.528 328.970 1.411 401.530 1.266 338.165 1.972 Dư nợ hộ nông dân 189.217 2.455 240.000 2.363 328.758 2.459 381.000 2.305 412.213 2.752 Tỷ lệ thu nợ hộ nông dân/Tổng dư nợ HNĐ 81% 62% 101% 69% 73% 53% 92% 62% 74% 55%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh Mai Sơn Sơn La năm 2008 – 2012[8],[9],[10],[11],[12])

Tỷ lệ thu nợ hộ nông dân so với tổng dư nợ hộ nông dân năm 2008 là 81%, sang năm 2009 là 69% giảm 12%, năm 2010 73%, năm 2011 là 62%, năm 2012 là 74%

Tuy hoạt động tín dụng tại Chi nhánh từ năm 2008 tới nay đối với lĩnh vực đầu tư cho nông nghiệp nông thôn và nông dân, chi nhánh chưa phải cơ cấu nợ cho bất cứ khách hàng nào là hộ nông dân, nhưng tỷ lệ này không đều giữa các năm thậm chỉ có những năm, năm sau lại thấp hơn năm trước, đặc biệt là năm 2012 so với năm 2011 giảm 18%, nguyên nhân do định hướng kinh doanh của Chi nhánh trong năm 2011 và 2012 đẩy mạnh cho vay khu vực nông thôn do vậy số hộ, cũng như dư nợ trong năm 2011 và 2012 tăng mạnh trong khi đó dư nợ đến hạn trả nợ của khách hàng là hộ nông dân trong năm 2012 là không nhiều do vậy dẫn tới tỷ lệ của năm 2012 đạt thấp.

b. Dư nợ quá hạn đối với hộ nông dân

Đây là chỉ tiêu rất quan trọng phản ánh chất lượng tín dụng cho vay đối với hộ nông dân

đoạn 2008-2012

Đơn vị: Triệu đồng, %

Chỉ tiêu Số Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ

Số

tiền Tỷ lệ

Số

tiền Tỷ lệ Theo thời gian 3.715 100,0% 9.967 100,0% 4.050 100,0% 999 100,0% 129 100,0%

1. Nợ nhóm 2 3.251 87,5% 8.704 0,0% 87,3% 13,3% 118 11,8% 48 37,2% 2. Nợ nhóm 3 450 12,1% 135 0,0% 1,4% 9,9% 0 0,0% 20 15,5% 3. Nợ nhóm 4 14 0,4% 1.117 11,2% 2.734 67,5% 255 25,5% 56 43,4% 4. Nợ nhóm 5 0 0,0% 11 0,1% 376 9,3% 626 62,7% 5 3,9%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh Mai Sơn Sơn La năm 2008 – 2012[8],[9],[10],[11],[12])

Từ số liệu trên cho thấy dư nợ quá hạn đối với hộ nông dân tại Chi nhánh là thực hiện tương đối đối, mặc dù trong những năm gần đây do ảnh hưởng của khủng hoảng của nền kinh tế trong và ngoài nước đã tác động không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân, đặc biệt là sự biến đổi khí hậu, thiên tai dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp, nằm ngoài kiểm soát của con người.

Năm 2008 tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ đối với hộ nông dân là 2,0%, năm 2009 là 4,0%, năm 2010 là 1,2%, năm,năm 2011 là 0,3%, năm 2012 là 0,03%.

Để đạt được kết quả trên không thể không kể đến việc nâng cao chất lượng thẩm định, thực hiện việc cấp tín dụng theo đúng quy định của Agribank tại Quyết định 909/QĐ-HĐQT-TDHo ngày 22 tháng 07 năm 2010 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Agribank Việt Nam, kết hợp cùng với Chính quyền địa phương trong việc thẩm định, giám sát và thu hồi nợ…hơn nữa việc Chi nhánh áp dụng việc giao khoán các chỉ số về nợ quá hạn trên tổng dư nợ quản lý, nếu để phát sinh do nguyên nhân chủ quan, không thu hồi được sẽ bị xếp loại trừ vào tiền lương và nghỉ đi thu nợ đã tác động tới cách thức làm việc nghiêm túc của cán bộ tín dụng ngay từ đầu.

Tuy nhiên đây cũng là một rào cản lớn cho sự mở rộng cho vay đối với khu vực nông thôn, nếu không có chính sách giao khoán, quản lý để mở rộng cho vay thì một số cán bộ do sợ trách nhiệm sẽ e dè trong việc cho vay hoặc thẩm định quá lâu mới quyết định cho vay thì sẽ ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh cũng như không đáp ứng được nhu cầu vay vốn của bà con nông dân. Thực trạng này tại Chi

nhánh trong những năm 2009, 2010 cũng đã từng xảy ra, nhiều cán bộ tín dụng do sợ trách nhiệm, sợ vất vả nên địa bàn tại một số xã cán bộ buông lỏng, không cho vay hoặc chỉ chọn một số khách hàng để giải quyết cho vay, nắm được nội dung trên, năm 2011 và 2012 Ban giám đốc đã chỉ đạo tới các phòng tổ, triển khai sâu rộng chính sách cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn, đặc biệt là Nghị định 41, khảo sát và nắm bắt lại nhu cầu vay vốn của bà con nhân dân trên địa bàn, từ đó lên kế hoạch triển khai thực hiện, phân công địa bàn quản lý cho từng cán bộ tín dụng, nếu cán bộ tín dụng nào để khách hàng kêu ca phàn nàn, làm việc cầm trừng sẽ phải chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc, và sẽ phải bị trừ điểm theo quy chế khoán, đồng thời có giao khoán về tăng trưởng số lượng khách hàng, hàng tháng, hàng quý tới từng cán bộ tín dụng. Kết quả trong năm 2012 số lượng khách hàng đã tăng trưởng khá tốt so với các năm trước đây cụ thể tăng 19% so với năm 2011, dự kiến trong năm 2013 tăng 40% so với năm 2012.

c. Chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động tín dụng cho hộ nông dân

Trong giai đoạn khủng hoảng nền kinh tế từ năm 2008 đến nay, hoạt động tài chính ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn, nợ xấu tăng cao, nhiều tổ chức tín dụng phải tái cơ cấu, sát nhập tuy nhiên hoạt động tại Agribank Chi nhánh huyện Mai Sơn vẫn đạt được kết quả khá, đặc biệt là lợi nhuận từ hoạt động tín dụng cho vay hộ nông dân.

Bảng 3. 12 Chênh lệch thu chi từ hoạt động tín dụng cho vay hộ nông dân tại Chi nhánh giai đoạn 2008-2012

Đơn vị: Triệu đồng

STT CHỈ TIÊU Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

1 Thu từ tín dụng cho vay hộ

nông dân 30.240 38.400 49.200 60.960 65.954

2 Tổng chi trả lãi cho vay 20.818 34.283 42.010 50.454 60.422

3 Chênh lệch thu - chi 9.422 4.117 7.190 10.506 6.532

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh Mai Sơn Sơn La năm 2008 – 2012[8],[9],[10],[11],[12])

Lợi nhuận tín dụng cho vay hộ nông dân luôn chiếm khoảng 40% trên tổng lợi nhuận từ hoạt động chung của đơn vị, điều đó khẳng định vai trò của tín dụng cho hộ nông dân tại Chi nhánh là rất quan trọng.

3.3.2.2. Đánh giá chất lượng tín dụng từ phía hộ nông dân

Để đánh chất lượng tín dụng từ phía hộ nông dân tác giả khảo sát thăm dò ý kiến những khách hàng là hộ nông dân đang có quan hệ vay vốn tại Chi nhánh. (Mẫu câu hỏi theo phụ lục 01)

Sau khi điều tra, các phiếu thăm dò khách hàng được sàng lọc, giữ lại những phiếu trả lời đầy đủ các câu hỏi, những phiếu trả lời không đủ hoặc chọn nhiều phương án trả lời cho một câu hỏi sẽ bị loại bỏ.

Tổng số phiếu điều tra 180 phiếu, thu về 165 phiếu, có 115 phiếu trả lời hợp lệ và nghiêm túc

Mã hóa các câu trả lời, thống kê trên Excel, tiến hành tổng hợp kết quả, tính toán tỷ lệ phần trăm theo công thức lấy tổng của số điểm x số phiếu theo từng tiêu chí chia cho tổng số phiếu

a) Kết quả khảo sát về những mong muốn của khách hàng đối với dịch vụ cho vay hộ nông dân tại Chi nhánh

Bảng 3. 13 Mong đợi của khách hàng là hộ nông dân đối với dịch vụ cho vay

TT Các yếu tố mong đợi

Rất không mong đợi Số phiếu Không mong đợi Số phiếu Bình thường Số phiếu Mong đợi Số phiếu Rất mong đợi Số phiếu Kết quả

1 Thủ tục vay đơn giản 1 0 2 0 3 1 4 7 5 107 4,92 2

Nhân viên Ngân hàng có chuyên môn, ân cần, lịch sự

1 0 2 0 3 1 4 8 5 106 4,91 3 Tiến độ giải quyết hồ

sơ cho vay nhanh 1 0 2 0 3 2 4 17 5 96 4,82 4 Lãi suất cho vay thấp 1 0 2 0 3 2 4 44 5 69 4,58 5 Hạn mức cho vay cao 1 0 2 0 3 16 4 43 5 56 4,35 6 Thời hạn cho vay dài 1 0 2 0 3 10 4 88 5 17 4,06 7 Chứng từ, hóa đơn 1 0 2 2 3 25 4 70 5 18 3,90

vay hợp lệ

8 Phương thức trả nợ đa

dạng 1 0 2 2 3 30 4 64 5 19 3,87 9

Thời hạn xử lý tài sản đảm bảo khi nợ quá hạn dài

1 0 2 3 3 25 4 75 5 12 3,83

10

KH vay được xét miễn, giảm lãi vay và gia hạn khi có nhu cầu

1 3 2 3 3 24 4 83 5 2 3,68

Nguồn: Kết quả tổng hợp Qua bảng “ Kết quả mong đợi của khách hàng là hộ nông dân đối với dịch vụ cho vay” ta thấy: 6 yếu tố trên tháng điểm 4 trong đó yếu tố “thủ tục vay đơn giản” là yếu đố được mong đợi nhất với số điểm là 4,92. Hiện nay thủ tục vay tại ngân hàng đôi lúc khiến khách hàng phải ngãn ngẩm, thông qua nhiều khâu, nhiều bộ phận, nếu cán bộ tín dụng không hướng dẫn cụ thể cho khách hàng thì nhiều bộ hồ sơ khách hàng phải đi lại rất nhiều lần, đặc biệt là địa bàn tại Sơn La, nhiều hộ dân ở rất xã trung tâm, đường đi không thuận tiện có khi đi nữa ngày mới đến Ngân hàng, nếu trời mưa thậm chí còn không đi được do vậy mong đợi của khách hàng là mong muốn thủ tục càng đơn giản càng tốt.

Nhân viên ngân hàng có chuyên môn, ân cần, lịch sự có số điểm 4.91: Do trình độ dân trí ở khu vực nông thôn đang còn hạn chế so với ở các vùng khác, do vậy họ rất e ngại và tự ty nếu như không được cán bộ Ngân hàng hướng dẫn tận

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao chất lượng tín dụng cho hộ nông dân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Huyện Mai Sơn Sơn La (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w