- Giới thiệu khái quát
3.3.1. Hoạt động tín dụng cho hội nông dân tại Chi nhánh giai đoạn 2008-2012
2008-2012
3.3.1.1. Dư nợ tín dụng cho hộ nông dân phân theo ngành nghề
Trong những năm, dư nợ cho vay hộ nông dân của Agribank Chi nhánh Mai Sơn Sơn La liên tục tăng, từ 189 tỷ đồng năm 2008 lên 412 tỷ đồng năm 2012 (Chiếm tỷ trọng 56% trên tổng dư nợ).
Trong tổng dư nợ cho vay hộ nông dân, theo ngành kinh tế, cho vay theo ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn và có tốc tộ tăng trưởng dư nợ cao.Cho vay tiểu thủ công nghiệp, làng nghề ở nông thôn chiếm tỷ trọng rất thấp và ngày càng có
su hướng giảm, cho vay hộ nông dân về thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng tương đối và đang có xu hướng tăng mạnh, do địa bàn huyện Mai Sơn là một trong những vùng nông sản lớn của Sơn La cũng như khu vực Tây Bắc, do vậy việc người dân ngoài đầu tư cho sản xuất nông nghiệp còn có nhu cầu về kinh doanh mặt hàng nông sản. Ngành nghề khác cũng chiếm tỷ lệ tương đối cao cho những hộ làm nghề tự do và vay tiêu dùng trên địa bàn nông thôn.
Bảng 3. 6 Dư nợ quá hạn hộ nông dân phân theo ngành nghề tại Chi nhánh giai đoạn 2008-2012 Đơn vị: Triệu đồng, % Ngành kinh tế 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng dư nợ Quá hạn Tổng dư nợ Quá hạn Tổng dư nợ Quá hạn Tổng dư nợ Quá hạn Tổng dư nợ Quá hạn Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1 2 3 4=3/2 5 6 7=6/5 8 9 10=9/8 11 12 13=12/ 11 14 15 16=15/ 14 Nông nghiệp 95.217 3.515 3,7% 142.214 6.217 4,4% 210.258 3.150 1,5% 228.600 549 0,2% 272.000 129 0,0% Tiểu thủ CN 3.000 0 0,0% 2.500 0 0,0% 1.500 0 0,0% 0 0 0,0% 0 0 0,0% -TM dịch vụ 45.000 0 0,0% 61.000 950 1,6% 75.000 650 0,9% 78.000 450 0,6% 86.000 0 0,0% - Khác 46.000 200 0,4% 34.286 2.500 7,3% 42.000 250 0,6% 62.000 0 0,0% 54.213 0 0,0% Tổng cộng: 189.217 3.715 2,0% 240.000 9.667 4,0% 328.758 4.050 1,2% 381.000 999 0,3% 412.213 129 0,0%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh Mai Sơn Sơn La năm 2008 – 2012[8],[9],[10],[11],[12])
- Đánh giá về chất lượng cho vay hộ nông dân theo ngành:
Dư nợ quá hạn hộ nông dân qua các năm từ 2008 đến 2012 tỷ lệ này giảm một cách rõ rệt từ 2,0% (năm 2008), 4,0% (năm 2009), đến năm 2012 chỉ còn có 0,03%, đây là một thành tích rất tốt thể hiện các giải pháp của BGĐ trong việc thực hiện quản lý chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng tín dụng đối với hộ nông dân.
Trong các ngành nghề thì đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp vẫn là lĩnh vực gặp nhiều khó khăn. Đầu tư chủ yếu vào chi phí sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, do biến đổi khí hậu cũng như dịch bệnh trong những năm gần đây diễn biến rất phức tạp, khó lường do vậy đã ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng tín dụng cũng như
tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.
Đối với lĩnh vực khác thì dư nợ quá hạn năm 2009 có tăng cao so với các năm, lĩnh vực này chủ yếu là các hộ nông dân có tham gia vào quá trình kinh doanh hàng hóa nông sản (Ngô, sắn) do không nắm bắt được diễn biến của giá cả của thị trường, độ nhạy bén trong kinh doanh dẫn tới làm ăn bị thua lỗ.
- Về nguyên nhân gây ra nợ quá hạn cho vay hộ nông dân
Bảng 3. 7 Phân tích nợ quá hạn cho vay hộ nông dân tại Chi nhánh giai đoạn 2008-2012
Đơn vị: Triệu đồng, %
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số
tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ tiềnSố Tỷ lệ tiềnSố Tỷ lệ A. Theo nguyên nhân 3.715 100,0% 9.967 100,0% 4.050 100,0% 999 100,0% 999 100,0%
I. Chủ quan 200 5,4% 1.200 12,0% 150 3,7% 0 0,0% 0 0,0% 1. Quản trị điều hành 0 0,0% 0 0,0% 0 0,0% 0 0,0% 0 0,0% 2. Làm sai quy trình chế độ 200 5,4% 1.200 12,0% 150 3,7% 0 0,0% 0 0,0% 3.Cán bộ tín dụng tham ô 0 0,0% 0 0,0% 0 0,0% 0 0,0% 0 0,0% II. Nguyên nhân khách quan 3.515 94,6% 8.767 88,0% 5.050 124,7% 999 100,0% 129 12,9% 1. Thiên tai bất khả kháng 2.055 55,3% 1.780 20,3% 3.924 44,8% 626 7,1% 0 0,0% 2. Cơ chế 0 0,0% 0 0,0% 0 0,0% 0 0,0% 0 0,0% 3. KH thua lỗ, trốn, chết, mất tích 550 14,8% 4.702 53,6% 376 4,3% 373 4,3% 129 1,5% 4.Sử dụng vốn sai mục đích 560 15,1% 1.200 13,7% 0 0,0% 0 0,0% 0 0,0% 5. Khác 350 9,4% 1.085 12,4% 750 8,6% 0 0,0% 0 0,0%
B. Theo thời gian 3.715 100,0% 9.967 100,0% 4.050 100,0% 999 100,0% 129 100,0%
1. Nợ quá hạn đến 90 ngày 3.251 87,5% 8.704 0,0% 87,3% 13,3% 118 11,8% 48 37,2% 2. NQH từ 91 -180 ngày 450 12,1% 135 0,0% 1,4% 9,9% 0 0,0% 20 15,5% 3. NQH từ 181-360 ngày 14 0,4% 1.117 11,2% 2.734 67,5% 255 25,5% 56 43,4% 4. Nợ quá hạn trên 360 ngày 0 0,0% 11 0,1% 376 9,3% 626 62,7% 5 3,9%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh Mai Sơn Sơn La năm 2008 – 2012[8],[9],[10],[11],[12])
Phân tích nợ quá hạn đối với hộ nông dân theo ngành cho thấy nguyên nhân chủ quan gây nợ quá hạn cao, đặc biệt là trong các năm 2008 (Chiếm 5,4%/ tổng nợ quá hạn), năm 2009 (Chiếm 12%/tổng nợ quá hạn), năm 2010 (Chiếm 3.7%/nợ quá hạn) nguyên nhân chủ quan này chủ yếu là do cán bộ thực hiện sai quy trình nghiệp vụ tín dụng, nếu xét từ góc độ con người đây được coi là vấn đề đáng báo động, tuy nhiên xét
từ vấn đề thực tiễn tại đơn vị trong những năm 2008 – 2009 Chi nhánh triển khai dự án tin học hóa, kết nối dữ liệu tập chung, do vậy trình độ tiếp cận về công nghệ của cán bộ còn nhiều hạn chế dẫn tới việc thực hiện tác nghiệp sai trên chương trình.
Trong các nguyên nhân gây ra nợ quá hạn tín dụng đối với hộ nông dân thì nguyên nhân khách quan: Do thiên tai bất khả kháng, bão lũ, hạn hán, dịch bệnh là chủ yếu, các nguyên nhân khách hàng thua lỗ, sử dụng sai mục đích và nguyên nhân khác cũng chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong các năm 2008, 2009 và năm 2010 đây là nguyên nhân khách quan nhưng cũng có một phần chủ quan do năng lực thẩm định của cán bộ tín dụng còn hạn chế, quá trình kiểm tra giám sát khoản vay còn buông lỏng dẫn tới việc khách hàng sử dụng sai mục đích hoặc bỏ trốn khỏi địa phương nhưng không phát hiện để ngăn chặn kịp thời
Xét theo thời gian, nợ quá hạn ở giai đoạn dưới 90 ngày chiếm tỷ lệ lớn trong các năm 2008, 2009 chiếm trên 87%, các năm từ 2010 đến hết năm 2012 thì nợ quá hạn ở nhóm nợ xấu có xu hướng tăng cao, riêng năm 2010 chiếm tỷ lệ 67% trên tổng nợ quá hạn.
3.3.1.2. Dư nợ tín dụng cho hộ nông dân phân theo thời gian
Qua thực tiễn cũng như qua kết quả hoạt động tín dụng tại Agribank Chi nhánh Mai Sơn Sơn La cho thấy rằng, việc xác định đúng việc đầu tư tín dụng vô cùng quan trọng, giúp chi nhánh vẫn duy trì hoạt động, nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn, mặt khác vẫn góp phần thực hiện tốt mục tiêu phát triển kinh tế, chính trị tại địa phương. Tỷ trọng dư nợ trung hạn cho hộ nông dân tăng dần qua các năm ,năm 2008 là 42 tỷ đồng, đến năm 2012 đạt 87 tỷ đồng, vốn trung hạn đầu tư vào khu vực nông thôn chủ yếu để mua tài sản cố định, thiết bị máy móc, xây dựng cơ sở hạ tầng sản xuất, chăn nuôi trâu bò và trồng trọt cây công nghiệp như cà phê, mía…Vốn ngắn hạn chủ yếu đầu tư cho bà con nông dân về chi phí lưu động sản xuất nông nghiệp như mua giống, phân bón, thức ăn chăn nuôi…
Bảng 3.8 Dư nợ hộ nông dân tại Chi nhánh phân theo thời gian vay vốn giai đoạn 2008-2012
Đơn vị: Hộ, triệu đồng
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012
1. Ngắn hạn 1.505 147.217 1.431 198.787 1.236 252.558 1.248 318.47 0 1.377 324.979 2. Trung hạn 950 42.000 932 41.213 1.223 76.200 1.057 62.530 1.375 87.234 3. Dài hạn 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Tổng cộng 2.455 189.217 2.363 240.000 2.459 328.758 2.305 381.000 2.752 412.213
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh Mai Sơn Sơn La năm 2008 – 2012[8],[9],[10],[11],[12])
- Thực trạng nợ quá hạn hộ nông dân phân theo thời gian vay vốn
Bảng 3.9 Dư nợ quá hạn hộ nông dân tại Chi nhánh phân theo thời gian vay vốn